Cãi nhau để hạnh phúc hơn?
Những mối quan hệ bền chặt sẽ gắn liền với những trận cãi vã. Không có chuyện tình nào mà không trải qua những mâu thuẫn dẫu lớn hay nhỏ. Người yêu của bạn có thể có suy nghĩ và cái nhìn hoàn toàn khác với bạn. Bởi vì thế nên hai bạn có thể sẽ phải cãi nhau thường xuyên.
Những mâu thuẫn có thể gieo mầm cho sự đam mê. Từ đam mê sẽ phát triển thành tình yêu. Một tình yêu vô cùng sâu đậm. Sâu đậm đến nỗi sông có cạn, núi có lở, đá có mòn, hai người cũng không thể sống thiếu nhau.=
Khi nói đến “mâu thuẫn”, tôi không mong bạn sẽ giải quyết nó bằng những phương pháp “tay chân”. Chẳng ai muốn thấy bát dĩa trong nhà bị vỡ, hay ai đó sẽ bị thương cả. Hãy giải quyết bằng cách “tranh luận”; tức là hai người cùng nhau bày tỏ quan điểm một cách có tri thức và cả sự thông cảm cho nhau nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng trong một mối quan hệ. Việc “khai thông tư tưởng” của nhau bằng cách tranh luận sẽ giúp hiểu nhau và gia tăng tình cảm cho nhau hơn khi vấn đề được giải quyết.
Tôn trọng quan điểm của nhau
Quan điểm của bạn và người yêu có thể hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng đó không có nghĩa là cả hai bạn không tôn trọng nhau. Sự tôn trọng qua lại lẫn nhau sẽ là chìa khóa cho một mối quan hệ gắn kết lâu dài.
Bạn có thể không đồng ý với người yêu về nhiều vấn đề khác nhau. Nhưng dù sao đi nữa bạn cũng đã thể hiện quan điểm của mình, đồng thời nhìn nhận sự khác biệt giữa hai người trong mối quan hệ. Như vậy cả hai sẽ tìm ra cách để hòa hợp với nhau hơn bất kể những sự bất đồng kia. Đây chính là cách để bày tỏ những suy nghĩ của mỗi người và thể hiện sự thông cảm lẫn nhau.
Thể hiện sự tự tin với đối phương
Bạn có thể đứng lên bảo vệ quan điểm của mình, chứng tỏ bạn không e dè hay sợ sệt đối phương. Bạn không thể có một mối quan hệ vững chắc với một người lúc nào cũng “sao cũng được”.
Có sự khác biệt giữa tình yêu thực sự và những thứ tình cảm thoáng qua khác. Và việc tranh cãi có thể là một bài trắc nghiệm sức chịu đựng dành cho cả hai người. Nếu hai bên có thể cùng nhau kiên trì giải quyết những mâu thuẫn cùng nhau, chứng tỏ cả hai đã cùng nhau vươt qua những thử thách trong tình yêu, và điều này sẽ giúp hai người hoa hợp với nhau hơn.
Video đang HOT
Thể hiện đam mê với nhau
Tranh cãi là môt tín hiệu cho thấy đối phương quan trọng với bạn, và bạn lúc nào cũng có một sự quan tâm mãnh liệt đến đối phương cũng như mọi vấn đề xung quanh họ. Đấy chính là biểu hiện của đam mê. Bạn sẽ không thèm cãi nhau với một người khi mà bạn cảm thấy chẳng có tình cảm gì với họ. Hãy để cho niềm đam mê ấy phát triển và tạo mối liên kết vô hình giữa hai người.
Học hỏi lẫn nhau
Điều nhiều người muốn ở người yêu của mình, đó chính là những trải nghiệm có thể học được từ họ. Những quan điểm khi tranh luận của người yêu có thể sẽ làm bạn mở rộng tầm hiểu biết hay cách nhìn một vấn đề. Một người hay tranh luận cũng bạn, chắc chắn sẽ có nhiều điều để truyền đạt lại cho bạn.
Giúp cho mối quan hệ không bị nhàm chán
Khi bạn tranh cãi với người yêu mình, mối quan hệ ấy chắc chắn sẽ không trở nên nhàm chán. Tất nhiên cả hai không cần phải la hét vào mặt nhau mỗi ngày. Nhưng hãy ngồi vào bàn và nói về những điều cả hai không vừa lòng ở nhau, điều này sẽ gia tăng hứng thú ở nhau sau mỗi cuộc nói chuyện. Và bạn sẽ dần dần bị cuốn vào những cuộc tranh cãi ấy.
Hãy thử thách lẫn nhau. Những thử thách sẽ làm cho tình yêu trở nên bền chặt hơn.
Thoải mái với nhau trong mọi vấn đề
Bạn chỉ có thể cãi nhau chí chóe với một người tạo cho bạn cảm giác thoải mái, thân thiết. Khi bạn “xả” hết mọi nỗi niềm vào người yêu chứng tỏ rằng đối phương phải là một người vô cùng thân thiết với bạn.
Khi bạn cùng người yêu phá bỏ mọi giới hạn và thử thách lẫn nhau, bạn sẽ biết chắc được rằng bạn có thể tin tưởng bản thân cũng như đối phương trong mối quan hệ của hai người. Đừng e ngại rằng việc cãi vả sẽ hủy hoại mối quan hệ của cả hai. Nếu tình yêu của hai người là đủ lớn, thì chuyện cãi nhau vặt vãnh chắc chắn sẽ không gây tổn hại gì cho mối quan hệ ấy cả.
Những cặp đôi có một mối quan hệ lâu dài và khắng khít với nhau thường xem nhau như “cục nợ” của đời mình. Và đó cũng là món nợ tuyệt vời nhất mà một người có thể có được.
Thep Phunuvagiadinh
Tôi đang phải tránh mặt bố chồng vì sợ bị gạ gẫm
Đã 3 ngày trôi qua nhưng tôi vẫn chưa dám về nhà, tôi sợ về rồi bố chồng tôi lại "gạ gẫm" hay giở trò. Liệu tôi có nên nói với chồng, hay mẹ chồng không?
Tôi kết hôn được hơn 2 năm, chồng tôi là phóng viên của một tạp chí, còn tôi làm thợ chụp ảnh. Trước kia tôi làm thuê cho một studio ảnh cưới, sau này khi đi làm dâu nhà chồng mở cho tôi một tiệm chụp ảnh cưới nhỏ tại nhà, vì thế tôi không còn phải tất bật như trước kia nữa. Do tính chất công việc của hai vợ chồng khá bận rộn nên cả tôi và chồng đều quyết định tạm thời kế hoạch con cái, đợi kinh tế ổn định, công việc nhẹ nhàng hơn thì mới sinh con.
Trước khi quen biết, rồi hẹn hò, yêu đương với chồng thì cha mẹ hai bên gia đình tôi đã quen biết nhau từ trước. Vì thế, kể từ khi trở thành thông gia bố mẹ tôi và bố mẹ chồng tôi thân lại càng thân. Nhưng vì nhà chồng tôi cách nhà đẻ gần 300km nên rất ít khi tôi có cơ hội được về quê thăm bố mẹ. Chính vì thế tôi luôn coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, yêu thương gia đình chồng như gia đình mình vậy. Tôi không thích cách sống quá rạch ròi "nhà anh nhà tôi, bố mẹ chồng bố mẹ đẻ...".
Những ngày tháng đầu về làm dâu tôi được gia đình chồng quý mến hết mực, mẹ chồng luôn ân cần chỉ bảo, quan tâm tôi. Đặc biệt là bố chồng tôi, ông luôn tỏ ra là người bố hiền từ, không soi mói con dâu, đối dãi với con dâu như con gái vậy. Nói về giàu nghèo thì tôi không giám khẳng định gia đình chồng tôi giàu có, nhưng tôi luôn tự hào với bạn bè, làng xóm là tôi được gả vào một gia đình nề nếp, được sống thoải mái ở nhà chồng không khác gì nhà đẻ, đi làm dâu mà được đối xử như thế này thì chẳng ai còn sợ cảnh làm dâu nữa.
Ai ngờ chính sự vô ý này của tôi khiến bố tôi "nổi máu dê" trong người. Đã 3 ngày trôi qua nhưng tôi vẫn chưa dám về nhà, tôi sợ về rồi bố chồng tôi lại "gạ gẫm" hay giở trò. (Ảnh minh họa).
Thế rồi mọi chuyện trở nên tồi tệ kể từ ngày chồng tôi thường xuyên phải đi tác nghiệp xa, có tuần đi biền biệt không về nhà. Những ngày đầu tôi cũng buồn bã vì đang quen có chồng tối tối kề bên nay đêm nào cũng phòng đơn gối chiếc nhưng lâu dần tôi cũng quen.
Công việc thường ngày của tôi là đi chụp ảnh cưới cho khách, chỉ đạo thợ trang điểm cho khách... mọi việc quanh quẩn chuyện cưới xin. Nhưng hôm đó vì tôi bị mệt nên nghỉ làm, đóng cửa hàng trong khi mẹ chồng tôi lại về nhà con rể chăm con gái ốm nên trong nhà lúc đó chỉ còn lại tôi và bố chồng. Đáng ra sẽ chẳng có gì để nói vì bố chồng tôi trước nay vẫn thường xuyên quan tâm con dâu như con gái nhưng chính hôm đó tôi phát hiện ra những biểu hiện bất thường của ông.
Cả ngày hôm đó bố tôi cứ đi ra đi vào, lúc lúc lại vào phòng tôi gõ cửa hỏi tôi có ăn gì không để bố mua, bố nấu. Kỳ thực khi đó tôi cảm động vô cùng, vì bố chồng thương con dâu còn hơn con gái mình. Nhưng vì ốm nên tôi cũng không có cảm giác thèm ăn gì, đã thế vì ở nhà nên tôi mặc váy ngủ khá mát mẻ, vả lại lúc đó tôi nghĩ bản thân mình ở trong phòng không ra ngoài nên không cần thiết phải ăn mặc chỉn chu, nếu có việc cần ra phòng khách thì tôi khoác tạm chiếc áo vào là được. Ai ngờ chính sự vô ý này của tôi khiến bố tôi "nổi máu dê" trong người.
Sau nhiều lần gõ cửa nhắc nhỏ tôi ăn uống không được bố chồng tôi nói "Con ốm thế này không nên chốt cửa, cứ để cửa phòng đó nhỡ có chuyện gì bố còn biết.". Nghĩ bố chồng quan tâm nên tôi để cửa phòng đó luôn mà không chốt, sau đó bố tôi mang thuốc hạ sốt vào cho tôi và "ép" tôi uống "Phải uống thuốc mới đỡ sốt được chứ, cứ thế này bệnh nặng ra đó khổ thằng Vinh nó lại lo lắng thì làm gì còn tâm chí đi làm việc bên ngoài". Vốn sợ uống thuốc nhưng vì bố chồng đã nói vậy tôi đành miễn cưỡng uống thuốc.
Có lẽ vì uống thuốc trong khi bụng đói nên trong người tôi nôn nao khó chịu, rồi lịm lịm ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Không hiểu khi tôi ngủ đã xảy ra chuyện gì, nhưng lúc tỉnh dậy đã là 7h tối, do cảm thấy có cái gì buồn buồn mặt khiến tôi giật mình tỉnh. Lúc đó trước mặt tôi là gương mặt bố chồng tôi đang dí sát xuống mặt tôi, tôi có thể chắc chắn là đã có cái gì đó chạm vào môi tôi như thể có ai đó hôn mình. Nhưng khi tôi vội giật mình lại, nằm sát vào phía tường và hỏi "Bố làm gì đấy" thì ông lắp bắp nói "Bố chỉ đang sờ xem trán con còn sốt không thôi, sao phải giật mình vậy...?.
Rồi cứ thế bố tôi bước ra khỏi phòng tôi. Thật sự là tôi không tin những gì bố tôi nói, bởi cảm giác lúc đó tôi cảm nhận hệt như thật. Chắc chắn có ai đó sờ soạng cơ thể tôi. Lúc đó chỉ có tôi và bố chồng chứ không hề có ai khác. Tôi bật dậy khoác chiếc áo choàng lên người rồi chạy ra phòng khách hỏi bố chồng tôi mọi chuyện. Lúc đầu ông vẫn một mực phủ nhận và nói chỉ là quan tâm con dâu. Nhưng sau một hồi cãi vã ông thành thật là ông thích tôi, muốn tôi, và vì chiếc váy tôi mặc khiến ông không thể kiềm chế... Lúc đó trước mắt tôi không phải là người bố chồng đáng kính nữa mà là một kẻ biến thái, bệnh hoạn.
Tối đó tôi sắp xếp vài bộ quần áo và nói muốn về nhà mẹ đẻ một thời gian để dưỡng bệnh nhưng bố chồng tôi khuyên nên ở lại một đêm để sáng mai về vì 300km đi lại đêm hôm không an toàn.
Nhưng làm sao tôi có thể ở lại với người bố chồng "biến thái" được. Nhỡ đâu bố tôi giở trồ trong đêm thì tôi biết kêu ai. Nhưng ông khẳng định sẽ không làm gì tôi, nói tôi yên tâm ở lại... Đời nào tôi tin.
Sự thật thì tôi chưa về quê mà ghé qua nhà người bạn ở. Đã 3 ngày trôi qua nhưng tôi vẫn chưa dám về nhà, tôi sợ về rồi bố chồng tôi lại "gạ gẫm" hay giở trò. Liệu tôi có nên nói với chồng, hay mẹ chồng không? Tôi rất hoang mang, xin mọi người cho tôi một gợi ý.
Theo Ylien/Doisongphapluat
Chị đừng tưởng đẻ được đứa con trai mà đã chắc chân "Chị tưởng chồng chị còn yêu chị ah? Anh ấy chán chị lâu rồi! Mà điều đó chắc chị phải biết hơn tôi chứ? Đàn bà như chị vô dụng lắm, tưởng đẻ được đứa con trai mà đã chắc chân à?". Không hiểu cô ta có cái ma lực gì mà lại làm ông chồng tôi điên đảo đến quên hết vợ...