Cai nghiện ma túy bắt buộc: Các trung tâm ở Hà Nội không hề quá tải
Vướng mắc trong việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã được tháo gỡ tại Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2015 của Quốc hội. Vấn đề đặt ra, liệu Hà Nội có gặp khó khăn sau gần một năm hầu như không giải quyết trường hợp cai nghiện bắt buộc nào.
Học viên được hướng dẫn học nghề tại các trung tâm
Khó chạm đến công suất tối đa
Hiện Hà Nội có 10 trung tâm cai nghiện và sau cai, trong đó 7 trung tâm cai nghiện bắt buộc và tự nguyện, 3 trung tâm quản lý sau cai và tất cả vẫn đang hoạt động. Công suất của toàn bộ hệ thống này, theo ông Nguyễn Kim Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, có thể điều trị cắt cơn, quản lý sau cai cho 8.050 đối tượng.
Video đang HOT
“Hiện các trung tâm đang quản lý 6.800 học viên chứ không rỗng như mọi người vẫn tưởng. Năm 2014, kế hoạch đặt ra là đưa 1.900 học viên vào các trung tâm, nhưng từ đầu năm đến nay chúng tôi chưa thực hiện được chỉ tiêu nào do vướng mắc về quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính mới có hiệu lực từ tháng 1-2014 và Nghị định 221 có hiệu lực từ ngày 15-2-2014″. Đặt vấn đề liệu hệ thống có quá tải khi áp dụng trở lại việc đưa đối tượng nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định cai nghiện bắt buộc, ông Nguyễn Kim Hùng cho rằng sẽ không có chuyện đó, vì trước đây, hệ thống cơ sở có chức năng cai nghiện ma túy có thể đạt đến công suất hơn 10.000 người nhưng đã điều chỉnh xuống để đảm bảo yêu cầu về diện tích 2,5m2 với một giường bệnh, trong khi đó cơ sở vật chất và nhân viên vẫn đảm bảo.
Cũng theo ông Nguyễn Kim Hùng, đối tượng sử dụng ma túy trái phép, lang thang không có nơi cư trú ổn định hiện đang được quản lý ở các trung tâm vào khoảng 1.400 người và thời điểm cao nhất cũng chỉ lên đến 2.000 người. “Cùng với việc triển khai điều trị bằng Methadone, cai nghiện tự nguyện… việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng khó có thể chạm đến công suất 8.050 người” – ông Nguyễn Kim Hùng phân tích.
Về việc có thành lập trung tâm mới chuyên tiếp nhận những người nghiện ma túy để cắt cơn, giải độc tạm thời như ở TP.HCM hay không, ông Nguyễn Kim Hùng cho biết, các trung tâm cai nghiện ở Hà Nội từ trước đến nay vẫn đảm bảo đầy đủ các quy trình tiếp nhận học viên. Các trung tâm vẫn thực hiện khám chữa bệnh, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho đối tượng nghiện ma túy lang thang, không nơi cư trú ổn định tại các khu cách ly trong khi chờ các bên công an, viện kiểm sát, tòa án… tiến hành thẩm tra hồ sơ theo quy định và ra quyết định.
Nâng chất lượng chăm sóc học viên
Vấn đề an toàn sức khỏe cho học viên trong quá trình cai nghiện bắt buộc cũng là điều còn nhiều người lo lắng dẫn tới né tránh không muốn đưa người thân vào các trung tâm cai nghiện. “Thực tế Hà Nội đã chứng minh, từ nhiều năm nay tỷ lệ học viên tử vong không rõ nguyên nhân rất thấp, hầu như không có. Còn tử vong do đánh nhau thì rất hiếm. Năm trước, có trường hợp học viên tử vong khi đang cai nghiện tại Trung tâm GDLĐXH số 3. Người nhà thì nắm rõ nguyên nhân tử vong do bệnh bẩm sinh, nhưng người dân xung quanh vẫn đồn thổi do đánh nhau. Chúng tôi đã về làm việc tại địa phương để giải thích cho người dân nơi đây rõ nguyên nhân học viên tử vong, không như dư luận đồn thổi”, ông Nguyễn Kim Hùng khẳng định.
Tại Trung tâm GDLĐXH số 5, ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, hiện trung tâm đang quản lý 300 học viên trên công suất tối đa là 400 học viên. Đây cũng là một trong những cơ sở đang tiến hành thí điểm mô hình cai nghiện tự nguyện theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng đa dạng yêu cầu của người dân, bao gồm cả điều trị nội trú, ngoại trú và bán trú, điều trị bằng Methadone…Với mục tiêu thu hút học viên đến cai nguyện tự nguyện, ông Nguyễn Văn Lập cho biết, trung tâm đang định hướng điều trị, quản lý theo hướng từng cán bộ bám sát học viên, nắm rõ tâm lý, kịp thời động viên, tư vấn thay vì quản lý một cách cứng nhắc. “Học viên được tôn trọng, chia sẻ, được hỗ trợ tài chính… sẽ sớm có động lực để cai nghiện” – ông Nguyễn Văn Lập cho biết.
Ông Nguyễn Kim Hùng cũng cho rằng, việc tháo gỡ khó khăn về thủ tục cai nghiện bắt buộc sẽ tác động đến những đối tượng sử dụng ma túy chưa đến mức độ nghiện hoặc đã nghiện nhưng chưa đi cai nghiện bắt buộc để họ tự động đến các trung tâm cai nghiện tự nguyện. “Chữa bệnh sớm sẽ hiệu quả hơn. Chúng tôi cũng sẽ yêu cầu cán bộ, nhân viên của các trung tâm phải xuống địa phương, kết hợp với công an, các đoàn thể để tiếp cận, động viên đối tượng đi cai nghiện thay vì cứ ngồi chờ họ đến với trung tâm” – ông Nguyễn Kim Hùng khẳng định.
Theo_An ninh thủ đô
Học viên trung tâm cai nghiện phá cổng thoát ra ngoài
Đến 16g30 ngày 6-11, vẫn còn 32 học viên cai nghiện tại Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội Gia Lai chưa trở lại trung tâm.
Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội Gia Lai - Ảnh: B.D.
Đến 16g30 ngày 6-11, Công an TP Pleiku phối hợp Công an xã Trà Đa đã bắt được 8 trong tổng số 40 học viên cai nghiện tại Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội (xã Biển Hồ, TP Pleiku, Gia Lai).
Số học viên này đã cùng nhau bỏ trốn vào sáng cùng ngày.
Báo cáo của Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội tỉnh Gia Lai cho biết 10g25, sau giờ ăn trưa, học viên Nguyễn Văn Bình (21 tuổi, trú TP Kon Tum) hô hào, lôi kéo các học viên khác cùng nhau bỏ nơi cai nghiện.
Ngay lập tức 39/93 học viên đang điều trị tại đây đã cùng Bình phá cổng, dùng cuốc kéo đổ 20m kẽm gai trên tường rào bảo vệ trung tâm và thoát ra ngoài.
Ngay khi xảy ra sự việc, trung tâm đã huy động cán bộ nhân viên ngăn chặn và bắt được 4 học viên. Số còn lại Công an TP Pleiku cùng các lực lượng đang truy tìm để đưa về trung tâm.
Theo Tuổi Trẻ
Học viên cai nghiện đánh nhau trước khi trốn trại Trước thời điểm xảy ra vụ trốn trại, giữa các học viên cai nghiện đã nhiều lần xảy ra xô xát, đánh nhau... UBND TP Hải Phòng đã tổ chức cuộc họp báo khẩn cấp để thông tin về vụ việc các học viên Trung tâm cai nghiện Gia Minh bỏ trốn. Ông Phạm Hữu Thư - chánh văn phòng kiêm người phát...