Cãi lời cha mẹ để lấy chồng nghèo, giờ đây sướng khổ cũng chẳng dám hé răng
Cho đến một ngày, tôi gặp lại một người bạn đã lâu không gặp. Cô ấy nói suýt không nhận ra tôi vì lấy chồng xong nhìn tôi khác quá, rồi bảo giá như ngày ấy tôi đến với người khác thì giờ cuộc sống đâu như này.
Tôi quen anh khi vừa trải qua những đau khổ vì bị người yêu cũ phản bội. Anh hơn tôi một tuổi và trọ gần khu với tôi.
Ngày ấy, trái tim đang tổn thương của tôi như được sưởi ấm khi gặp anh. Anh chân thành và chu đáo. Cảm nhận được tình yêu to lớn anh dành cho tôi, tôi đã từng nghĩ, kiếp này gặp được anh là phúc phận mà tôi được nhận.
Biết chuyện chúng tôi yêu nhau, bố mẹ tôi một mực không đồng ý. Ban đầu mẹ tôi nói đi xem hai đứa không hợp tuổi, cưới nhau về sẽ khó khăn con cái rồi lại khổ nhau ra. Nhưng tôi thì chẳng tin vào những chuyện bói toán đó. Ngăn không được, mẹ tôi mới nói tiếp, không muốn chúng tôi đến với nhau vì gia đình anh nghèo quá.
“Bố mẹ chỉ có hai chị em con. Dù bố mẹ không giàu nhưng trước giờ cũng chưa từng để chị em con thua kém ai khác. Giờ đến lúc gả con về nhà người ta, bố mẹ cũng mong tìm được người có thể lo lắng được cuộc sống cho con, che chở cho con và là chỗ dựa cho cả gia đình”. Nghe bố mẹ nói mà hai hàng nước mắt cứ thế tuôn ra.
Nhưng tình yêu mà, biết nói sao khi lúc đó tôi chỉ muốn làm theo những gì con tim mách bảo. Tôi cãi lời bố mẹ, giận dỗi, rồi làm đủ mọi thứ chỉ để bố mẹ đồng ý cho tôi cưới anh.
Anh chân thành và chu đáo. Cảm nhận được tình yêu to lớn anh dành cho tôi, tôi đã từng nghĩ, kiếp này gặp được anh là phúc phận mà tôi được nhận. (Ảnh minh hoạ)
Cưới nhau xong, chúng tôi dọn đến một căn phòng thuê khác. Trước đây, dù là thời sinh viên ở thuê nhưng được bố mẹ chu cấp nên cuộc sống của tôi khá sung túc. Tiền bố mẹ gửi hàng tháng cũng đủ cho tôi thuê một căn hộ chung cư mini với đầy đủ tiện nghi.
Sau đấy tôi đi làm lương cũng khá, bố mẹ lại vẫn hỗ trợ ít nhiều nên cuộc sống cũng tươm tất. Thế nhưng, giờ điều kiện kinh tế đã khác, chúng tôi phải dọn ra một căn phòng chật chội hơi, nhưng được cái tiền thuê rẻ.
Video đang HOT
Tôi bắt đầu cảm nhận được sự khó khăn của cái nghèo. Vừa cưới xong, chúng tôi đã “được” nhận một khoản nợ từ bố mẹ chồng “gửi tặng”. Bố mẹ chồng tôi nói đây là số tiền bố mẹ vay để nuôi chồng tôi ăn học nên bây giờ, anh đã có gia đình riêng rồi thì phải có trách nhiệm. Tôi vâng lời và nhận lấy món nợ.
Rồi tiền mừng cưới của hai vợ chồng, phía bên gia đình tôi, bố mẹ đều cho tất để hai đứa lấy vốn làm ăn, thậm chí bố mẹ còn thêm vào cho tròn cục. Thế nhưng tiền mừng bên nhà chồng tôi lại hoàn toàn do bố mẹ cầm hết. Anh nói vì nhà không có nên nếu đưa vợ chồng tôi thì bố mẹ biết lấy tiền đâu trả tiền cỗ bàn rồi chi phí các thứ. Lại một lần nữa, tôi vâng lời không một câu ca thán.
Công việc của tôi có đặc thù phải làm việc với đối tác nhiều nên ngoại hình rất quan trọng. Thu nhập cũng khá nên trước giờ tôi đều tự cho phép bản thân trích một khoản hàng tháng để sắm sửa quần áo. Thế nhưng từ ngày lấy chồng, mỗi lần định mua cái áo, cái quần, chồng tôi đều gàn lại và lấy lý do, những đồ cũ vẫn còn mặc được, hai vợ chồng còn nhiều thứ cần tiêu nên phải tiết kiệm. Thấy chồng nói cũng có lý, tôi lại vâng.
Bố mẹ chồng tôi nói đây là số tiền bố mẹ vay để nuôi chồng tôi ăn học nên bây giờ, anh đã có gia đình riêng rồi thì phải có trách nhiệm. (Ảnh minh hoạ)
Trước đây, vừa đi làm có lương, vừa được gia đình hỗ trợ, cuộc sống của tôi rất thoải mái. Vậy mà cưới xong, mọi thứ quay ngoắt 180 độ. Vì từng cãi lời cha mẹ, nhất quyết phải lấy anh bằng được nên tôi cũng quyết không xin sự trợ giúp tài chính từ phía bố mẹ.
Lấy nhau rồi, đủ thứ tiền sinh hoạt trong một tháng, rồi các khoản ma chay hiếu hỷ, đối nội đối ngoại. Chưa hết, mỗi tháng chúng tôi đều phải trích ra 4 triệu để trả nợ khoản vừa “được” bố mẹ chồng giao.
Ấy thế nhưng, từ ngày cưới xong, đồ đạc nhà bố mẹ chồng tôi lại tươm tất lên trông thấy. Thỉnh thoảng anh lại đặt cái nọ cái kia, bảo gửi về cho bố mẹ. Ban đầu tôi cũng nghĩ, thương bố mẹ chồng khổ, ở quê không có điều kiện nên cũng vui vẻ đồng ý. Thế nhưng về sau, thấy anh chỉ chăm chăm sắm đồ mang về bên nội chứ chẳng bao giờ đả động gì đến bên ngoại, tôi cũng sinh bực.
Phải nói thêm, trong gia đình tôi là người kiếm chính. Công việc tại công ty nước ngoài cho tôi thu nhập cao hơn gấp đôi anh. Thế nhưng, từ khi cưới xong tôi lại phải bủn xỉn với bản thân một cách thảm hại.
Tôi không dám chi tiền vào những việc cho bản thân dù là phụ nữ ai chẳng muốn mua sắm, làm đẹp. Những buổi đi ăn cùng công ty hay đi chơi dã ngoại đâu đó, tôi cũng hạn chế tối đa tham gia vì nghĩ rằng bớt được đồng nào hay đồng đấy.
Từ khi cưới xong tôi lại phải bủn xỉn với bản thân một cách thảm hại. (Ảnh minh hoạ)
Cho đến một ngày, gặp lại một người bạn đã lâu không gặp, cô ấy nói suýt không nhận ra tôi vì lấy chồng xong nhìn tôi khác quá, rồi bảo giá như ngày ấy tôi đến với người khác thì giờ cuộc sống đâu như này.
Dù chồng không làm điều gì có lỗi với tôi, nhưng tôi thấy mệt mỏi và chán ngán cuộc sống này. Chỉ vì tiền mà con người tự tin của tôi năm xưa bỗng trở thành định mua gì cũng phải nghĩ xem có cần thiết hay không, nếu không mua thì cũng tiết kiệm được một khoản.
Tôi thấy hối hận vì năm xưa đã nằng nặc phải cưới anh cho bằng được. Nếu ngày ấy, tôi nghe lời bố mẹ thì chắc giờ đây, tôi đã không phải sống cuộc sống vất vả thế này.
Theo Eva
Cười rối ruột với khác biệt "nói 1 đằng, hiểu 1 nẻo" của chồng Bắc - vợ Nam khi về chung nhà
Phượng chẳng bao giờ ngờ được, cuộc sống của cô khi lấy chồng Bắc lại có nhiều khác biệt thú vị và nhiều khi dở khóc dở cười đến thế này.
Ngày còn yêu nhau, Phượng cũng đã từng hình dung, cuộc sống của cô sẽ nhiều khác biệt khi là gái miền Nam lấy chồng miền Bắc. Nhưng cô chẳng bao giờ ngờ được, cuộc sống của cô lại có nhiều khác biệt thú vị và nhiều khi dở khóc dở cười đến thế này.
Khác biệt đầu tiên theo cô gái miền Nam làm dâu đất Bắc này phải kể đến là ngôn ngữ. Giờ dù sao Phượng cũng ở Hà Nội được 2 năm rồi nên còn đỡ. Chứ lúc mới về Hà Nội, về nhà chồng làm dâu, ai nói câu gì Phượng cũng hử với hả. Nhiều lúc nhìn mọi người khác nói chuyện, do không hiểu ngôn ngữ của nhau nên Phượng thấy như cãi nhau.
"Nhiều khi cũng thấy thú vị lắm ấy. Lắm lúc nói chuyện với mẹ chồng, con dâu nói một đằng, mẹ chhồng hiểu 1 nẻo. Và đương nhiên, chồng phải làm phiên dịch rồi. Đi ra đường thì gặp cái gì mình cũng hỏi, giống như người nước ngoài ấy. Buồn cười nhất là mỗi lúc luyện giọng thì Bắc Nam lẫn lộn,1 câu nói thành ra 2 miền", Phượng cười hớn hở kể lại.
Tuy nhiên, điều này cũng không có nhiều khác biệt. Chỉ thỉnh thoảng trong cuộc sống hàng ngày, lúc thì chồng nói cái "môi", Phượng lại bảo cái "vá". Hay khi chồng Phượng nói "mắc màn" thì vợ lại bảo "giăng mùng". Nhiều lúc Phượng nghĩ về sự khác biệt mà cứ tự cười một mình.
Cái khác biệt thứ 2 của những cô gái Nam làm dâu Bắc như Phượng chính là cô luôn thấy sốc nhất trong khoản ăn uống. Ở miền Nam, đồ gì cũng cho đường vào và ăn ngọt. Còn ở ngoài Bắc thì phụ nữ Bắc không nấu như vậy. Vì thế những ngày đầu, nấu ăn quen tay, Phượng thường cho đường vào ăn. Những hôm đó, coi như cả nhà nhịn vì ai cũng bảo khó ăn, ngang ngang không nuốt được.
"Mình quen ở Nam, nấu món gì cũng cho đường vào. Vì thế nhiều hôm quen tay khi nấu ăn, mình cho đường vào tiếp. Cả nhà chồng từ lớn đến bé đều nhịn ăn hôm đó. Mình thấy ở ngoài này, ngoài trừ cái món sườn xào chua ngọt ra là cho đường vào còn không món gì là có đường. Ngoài ra, sáng người Bắc không ăn sáng bằng hủ tiếu, cơm sườn, bánh canh... như nhà mẹ đẻ mình là họ chỉ ăn bún riêu, phở bò, xôi, trứng vịt lộn... mà thôi. Chính vì không quen ăn uống như vậy nên phải mất nữa năm đầu làm dâu, mình toàn đói", người vợ trẻ này thú nhận.
Có nhiều khi nhớ món Nam quá, Phượng phải tự giải quyết bằng cách tự đi ra ngoài ăn khi thèm quá hoặc là nấu cho cả nhà chồng ăn luôn. Tuy nhiên, tình trạng này cũng chỉ giúp Phượng giải quyết phần nào. Có nhiều khi, Phượng cho biết, còn rủ rê chồng chạy xe đi cả gần trăm cây số chỉ để đến nơi nào mà giúp cô thưởng thức đầy đủ các món Trung Nam để thỏa cái bao tử cho đỡ thèm.
Không chỉ ăn uống và nói năng khác biệt, cũng như nhiều cô gái khác khi làm dâu, Phượng còn thấy cực thú vị và nhiều bi hài mỗi khi xách làn đi chợ. Đi chợ trong Sài Gòn, Phượng không phải mặc cả nhiều như ở Hà Nội. Rau ở Sài Gòn cũng không phải là mớ mà ăn bao nhiêu bốc bấy nhiêu.
"Nhớ nhất là đi uống cà phê. Đi uống cà phê thì ít đá, chờ lâu la mới có mà uống. Sau đó, uống xong mình đã về nhà nằm luôn vì say cà phê ngất ngưởng. Chưa kể, mình còn nhiều khi thấy sốc nặng về cách phục vụ của các quán ăn ngoài này. Nhiều quán từ sang trọng đến bình dân đều dường như có tiêu chí không cần khách mà khách phải cần quán hay sao ấy. Những lúc đó, sao mà nhớ Sài Gòn bình dân lắm. Vì Sài Gòn các dịch vụ rất thích", Phượng công nhận.
Khác biệt thú vị thứ 4 của một cô dâu miền Nam làm dâu, làm vợ đất Bắc như Phượng còn ở người chồng của chính mình. Theo Phượng chia sẻ, người Hà Nội vẫn còn quan niệm trọng nam khinh nữ. Vì thế, trong gia đình, chồng Phượng luôn được cưng chiều nhất nhà. Từ bé đến lớn mọi việc có 3 chị và bố mẹ lo cho nên chồng Phượng sống vô tâm kinh khủng. Thế nên nhiều khi Phượng phải nói mãi, chồng cô mới đỡ hơn.
Nói về người chồng Bắc của mình, người vợ trẻ hạnh phúc chia sẻ: "Chê bai thế thôi nhưng chồng mình được cái sống rất hướng nội. Đi đâu cũng thích về với gia đình và quan tâm cuộc sống của gia đình nhiều hơn, sống cũng tình cảm hơn rất nhiều mấy ông chồng Nam. Mình chẳng cần so sánh đâu xa, cứ so sánh chồng với mấy ông anh mình là đã thấy khác biệt liền. Trong khi chồng khó tính, cầu toàn không thích nhậu nhẹt, la cà thì mình lại thích tụ tập bạn bè, cà phê cà pháo".
Ngoài những tính cách trên ra, Phượng còn công nhận một điều, chồng Bắc rất chú ý đến hình thức: "Không hiểu có phải do phát sinh từ môi trường làm việc không nhưng chồng mình đi làm luôn chỉn chu, chẳng bao giờ quên xịt nước hoa trước khi đi cả. Nói chung dù có nhiều khác biệt nhưng mình rất hạnh phúc khi làm dâu đất Bắc và lấy chồng Bắc".
Theo Emdep
Chồng không xem tôi là vợ, chỉ coi trọng chị dâu Tôi lây chông đươc 8 thang, gia đinh anh ơ tân miên Nam, còn tôi la môt cô gai nông thôn miên Trung. Chung tôi đa trai qua biêt bao thư thach, nhưng chuyên không vui cua hai bên gia đinh đê quyêt đinh cươi cho băng đươc. Tôi la giao viên ơ miên nui, con anh suôt ngay đi công trinh, có...