Cái lỗ nhỏ như đầu tăm ở tai: Dấu hiệu không được chủ quan
Theo các bác sĩ tai mũi họng, bệnh nhân bị rò luân nhĩ nếu không chăm sóc, vệ sinh cẩn thận thì bệnh có thể nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng.
PGS An khám cho bệnh nhi.
Chị Đỗ Thị Dơn – 23 tuổi, quê Hưng Yên đi khám bệnh với nửa bên mặt sưng tấy đau đớn. Theo chị Dơn, cách đây 10 ngày chị thấy đau ở vùng tai nên cố chịu sau đó vùng tai đau nhiều hơn. Chị Dơn đến khám bác sĩ kê kháng sinh nhưng uống không có hiệu quả.
Đến khi cả nửa mặt bị lệch, đau không ăn uống được gì nên chị Dơn đã tìm tới bệnh viện để khám. Bác sĩ cho biết chị Dơn bị áp xe do viêm từ ổ rò luân nhĩ. Khi nghe bác sĩ nói rò luân nhĩ, chị Dơn kể bị từ bé và thi thoảng ở lỗ rò nhỏ tý như đầu tăm chảy ra dịch xanh mùi rất hôi.
Tuy nhiên, chị Dơn chủ quan và chủ quan vì trong nhà cả hai chị em đều có lỗ li ti này. Sau khi khám, bác sĩ đã dẫn lưu ổ áp xe sau đó kê kháng sinh để chị Dơn uống.
Sau 1 tháng hết viêm, chị Dơn được chỉ định phẫu thuật cắt rò luân nhĩ để tránh biến chứng về sau.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện An Việt cho biết nhiều trẻ sinh ra đã có “cái lỗ nhỏ” ở vành tai trên. Bác sĩ An cho biết đây là dị tật rò luân nhĩ. Dị tật này xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra và có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên tai.
Tỷ lệ của dị tật này ở người da trắng là 1% và ở người châu Phi, châu Á là 1-10%. Rò luân nhĩ có thể xuất hiện độc lập, đơn giản, nhưng cũng có thể kết hợp với những dị tật khác tạo thành những hội chứng biểu hiện bệnh lý toàn thân như hội chứng khe mang – tai – thận.
Bên trong lòng ống là nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã… nên khi đường rò này hoạt động, các chất tuyến bã hoạt động tiết ra các chất bã nhờn, bã đậu trong đường rò đó, gây ra mùi khó chịu.
Video đang HOT
Nếu không vệ sinh sạch sẽ thì đây sẽ là ổ gây viêm nhiễm. Có những bệnh nhân đến bệnh viện với khuôn mặt lệch hẳn đi do viêm vùng lỗ rò. Đặc biệt là ở trẻ em. Các mẹ thấy có dịch chảy ra mùi khó chịu lại nặn rồi làm tự bôi thuốc không đúng khiến lỗ rò viêm nhiễm nặng.
Trong trường hợp rò luân nhĩ bị nhiễm trùng (khoảng 50%) thì trẻ có thể sốt, đau và lỗ rò sẽ viêm sưng đỏ. Nếu không được điều trị kịp thời với kháng sinh thích hợp thì lỗ rò luân nhĩ nhiễm trùng đó sẽ nhanh chóng trở thành một ổ áp xe ngay tại đó (khoảng 34%) hay tạo ra những ổ áp xe lan ra những vị trí khác quanh tai như áp xe ở trước tai, áp xe ở sau tai mà khiến ta có thể lầm lẫn với những bệnh lý khác cũng hay gặp ở trẻ như viêm tai xương chũm xuất ngoại, áp xe hạch, những khối u bội nhiễm.
Vi khuẩn gây nhiễm trùng thường là Staphylococcus epidermidis (31%), Staphylococcus aureus (31%), Streptococcus viridans (15%).
Phương pháp điều trị triệt để là phẫu thuật lấy trọn đường rò. Đối với trẻ em thì phẫu thuật này được thực hiện với gây mê toàn thân.
Theo infonet
Cô gái 24 tuổi không dám ngồi ở nơi đông người, phải lót giấy vệ sinh trong quần vì căn bệnh đáng sợ
Tiểu Lệ mọc khá nhiều mụn nước dưới mông và nách, mỗi khi ngồi xuống, mụn nước ở phần mông sẽ vỡ ra gây ẩm ướt thành từng mảng. Sau đo, cô phai đi kham vi thương xuyên không dam ngôi ơ nơi đông ngươi.
Bác sĩ Quách Khang Lăng, tại trung tâm y tế làm đẹp thuộc Bệnh viện Lâm Tân Ô Nhật cho biết, trung tâm vừa tiếp nhận một bệnh nhân tên Tiểu Lệ, 24 tuổi. Tiểu Lệ mọc khá nhiều mụn nước dưới mông và nách, mỗi khi ngồi xuống, mụn nước ở phần mông sẽ vỡ ra gây ẩm ướt thành từng mảng. Sau khi chẩn đoán phát hiện là bệnh viêm tuyến mồ hôi mưng mủ.
Bác sĩ Quách Khang Lăng nói: Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ là một bệnh mãn tính thường được chẩn đoán là bệnh liên quan đến nang lông. Trên thực tế, viêm tuyến mồ hôi mưng mủ thường gặp ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 20-50 tuổi, thông thường xuất hiện ở tuyến mồ hôi lớn, thứ nhất là ở vùng dưới nách, tiếp theo đến vùng háng, bộ phận sinh dục và xung quanh vùng hậu môn, phần mông, dưới vú...
Vì là ở vị trí ẩn, nên đa số bệnh nhân tự mình mua thuốc để điều trị và ngại không đến bệnh viện, nhưng nếu thời gian dài không điều trị đúng, nghiêm trọng nhất có thể biến chứng thành viêm mô tế bào hoặc nhiễm trùng máu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tiểu Lệ mọc khá nhiều mụn nước dưới mông và nách, mỗi khi ngồi xuống, mụn nước ở phần mông sẽ vỡ ra gây ẩm ướt thành từng mảng.
Bác sĩ Quách nói: "Phần mông của Tiểu Lệ mọc rất nhiều mụn, không thể tìm thấy một phần da khoe manh. Cô không dám mặc quần áo sáng màu, thậm chí lo lắng mỗi khi ngồi xuống mụn nước ở phần mông sẽ vỡ ra gây ẩm ướt, cô phải thường xuyên lót giấy vệ sinh trong quần mỗi khi ra ngoài, bệnh tình ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh".
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tuyến mồ hôi mưng mủ vì bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh không phải do vệ sinh kém, cũng không phải là một bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tuy nhiên, hút thuốc và béo phì cũng là những yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh, vì béo phì có thể dẫn đến nhiều nếp nhăn và tăng ma sát da, làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn, nếu bạn mặc quần bó sát, nó có khả năng gây viêm. Ngoài những lý do có thể nêu trên, thức ăn cay, thực phẩm nhiều đường hoặc sữa cũng sẽ làm tăng tỷ lệ viêm tuyến mồ hôi mưng mủ, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc quá nhiều với môi trường nóng ẩm.
Triệu chứng bệnh viêm tuyến mồ hôi mưng mủ, ban đầu có dấu hiệu đỏ, sưng nóng ở các khu vực bị viêm. Khi chạm vào cảm thấy khá nhạy cảm, gây khó khăn trong việc di chuyển. Tiếp theo bắt đầu xuất hiện các mụn đỏ nhỏ và đầu đen và khu vực bị sưng có mùi hôi thối và rò rỉ chất lỏng màu vàng.
Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ là một bệnh mãn tính thường được chẩn đoán là bệnh liên quan đến nang lông.
Phòng ngừa viêm tuyến mồ hôi mưng mủ
Kiểm tra sức khỏe: Duy trì một trọng lượng cơ thể ổn định, tránh thừa cân béo phì, bỏ thuốc nếu bạn mắc bệnh viêm tuyến mồ hôi mưng mủ.
Giữ vệ sinh sạch sẽ: Có thể tự làm sạch các vùng bị ảnh hưởng hàng ngày bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc sản phẩm tẩy rửa.
Chú ý đảm bảo duy trì và cân bằng độ ẩm trên da: Đừng để vùng da ở gần bị quá khô hoặc quá ướt.
Điều chỉnh cách ăn mặc: Quần áo rộng có thể giúp kiềm chế cơn đau đớn từ việc da bị cọ xát bởi mặc quần áo quá chật,
Bệnh viêm tuyến mồ hôi mưng mủ liên quan đến trầm cảm, người bệnh cần nhận được sự cảm thông, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, và các bác sĩ chuyên khoa giỏi là những yếu tố quan trọng để điều trị bệnh.
Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi. Tránh căng thẳng, stress.
(Nguồn: Ettoday)
Theo Helino
9 nguyên nhân khiến cơ thể bạn đổ nhiều mồ hôi, chớ chủ quan kẻo có ngày hối hận Dưới đây là 9 nguyên nhân khiến bạn đổ nhiều mồ hôi. 1. Tăng tiết mồ hôi cục bộ Các chuyên gia xác định 2 loại mồ hôi quá mức - cục bộ và tổng quát. Tăng tiết mồ hôi cục bộ là đổ mồ hôi liên tục tại một số khu vực cơ thể, thường xảy ra ở lòng bàn tay, lòng...