‘Cái khó ló cái khôn’ thời COVID-19
Nhiều VĐV đã tìm cách vượt khó mùa COVID-19 để duy trì phong độ.
Đoàn thể thao Malaysia với nhiều VĐV đã có suất dự Olympic vẫn tiếp tục duy trì tập trong điều kiện không tập trung.
Các cung thủ Malaysia đã có suất Olympic tiếp tục ở nhà tập luyện, họ lấy chai nước suối dùng làm mục tiêu… tìm một nơi rộng trong nhà để rèn đường cung, mũi tên. Các VĐV bắn súng tổ chúc từng nhóm riêng nhỏ vào rừng giăng dây và giăng mục tiêu, làm ròng rọc kéo mục tiêu di động để rèn và duy trì quỹ đạo bay của đường đạn, duy trì cảm giác bóp cò.
Các cung thủ Malaysia lùi về nhà hoặc vườn nhà an toàn tập luyện.
Các VĐV điền kinh tự mình đi nhặt các lốp xe tải cũ hạng nặng mang về sân vườn, bãi đất trống gần nhà, móc dây đai thun vào người để tập sức mạnh, sức bật.
Nói chung “vạn sự khởi đầu nan” trong điều kiện khó khăn nhưng… rất ổn.
Những cách làm này của các VĐV Malaysia được Ủy ban Olympic quốc gia và liên đoàn bộ môn khen hết lời về tinh thần tập luyện mùa dịch.
Video đang HOT
Các VĐV bắn súng Malaysia lập nhóm nhỏ vào rừng tập luyện.
Các VĐV bắn cung tập ngay ở nhà trong không gian an toàn có thể, họ tận dụng những vỏ chai nước suối, dùng bìa thùng carton vứt đi để vẽ mục tiêu và rèn luyện. Theo suy nghĩ của các cung thủ này, nó chẳng khác nào những buổi tập ở nơi tập trung chính quy.
Tương tự, các VĐV bắn súng tổ chức từng nhóm nhỏ vào rừng tự tạo mục tiêu cố định và di động để rèn luyện các loại súng ngắn, súng trường…
Thời dịch COVID-19 không thể tập trong môi trường kín thế này được.
Thời COVID-19, các VĐV khó tập nhất lại là bơi lội, một hồ bơi không thể tổ chức cho vài người tập, môi trường nước lại bị khuyến cáo nên ít gần vì dễ lây lan virus… Có nhiều nơi để VĐV luyện tập được nhưng tập với số lượng nhiều người thì không thể được, đó mới là vấn đề.
Trong khi đó, ở nhiều môn kể trên thì các VĐV Malaysia đã tìm được cách tập luyện, đúng là trong “cái khó ló cái khôn”.
THANH PHƯƠNG
Giới cầu thủ duy trì phong độ trong mùa dịch Covid-19 như thế nào?
Cầu thủ Việt Nam gặp trở ngại trong việc duy trì phong độ. Nhưng nhìn rộng ra, cả thế giới bóng đá hiện đều như thế, nên khi quay trở lại, các đội nước ngoài cũng chưa chắc có lợi hơn chúng ta.
Và thời điểm bóng đá toàn cầu quay trở lại rất khó nói trước, bởi chưa rõ bao giờ dịch Covid-19 mới được dập tắt hoàn toàn? Và khi dịch bệnh được khống chế hoàn toàn, làng cầu toàn thế giới mới yên tâm quay lại với công tác tổ chức các giải đấu, còn giới cầu thủ mới an tâm quay lại với cuộc chơi.
Bởi vì chưa an tâm nên các giải bóng đá tại châu Âu và cả châu Á cứ dời tới dời lui, chờ cho đến khi hết dịch, vì không dám mạo hiểm với sức khoẻ, thậm chí tính mạng của những người tham gia cuộc chơi và các lực lượng làm nhiệm vụ để duy trì cuộc chơi.
Điều đó cũng có nghĩa là các cầu thủ toàn thế giới hiện không có bất kỳ trận đấu chính thức nào trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng qua.
Cả thế giới bóng đá hiện đều tạm ngưng các hoạt động, nên việc giữ phong độ là việc chung của giới cầu thủ toàn cầu, chứ không riêng cầu thủ Việt Nam gặp khó vì thiếu giải đấu trong nước
Chí ít là các đối thủ của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á, gồm Thái Lan, Malaysia, UAE và Indonesia cũng không được thi đấu, và tự tập để duy trì phong độ là chuyện của cầu thủ toàn cầu, chứ không riêng gì cầu thủ Việt Nam.
Dĩ nhiên, cầu thủ của chúng ta sẽ gặp vấn đề về phong độ khi quay lại đội tuyển quốc gia ở các giải đấu quốc tế, do thiếu các trận đấu ở giải trong nước để duy trì. Nhưng chắc chắn cầu thủ toàn thế giới nói chung, và cầu thủ của các đội là đối thủ của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup nói riêng, cũng rơi vào cảnh tương tự.
Nên lo lắng về việc chúng ta thiệt thòi hơn họ, cầu thủ Việt Nam mất phong độ, sẽ... tăng cân vì thiếu giải đấu để cọ xát là lo lắng có vẻ... hơi thừa. Bởi, khó khăn là khó khăn chung, cầu thủ Việt Nam gặp khó như thế nào trong giai đoạn hiện nay, thì cầu thủ toàn thế giới cũng gặp khó khăn tương tự.
Riêng chuyện giữ phong độ, thể lực và giữ "phom" lý tưởng để có thể trở lại thi đấu chuyên nghiệp ngay khi cần, là việc mà có lẽ giới cầu thủ hiểu hơn ai hết.
Vả lại, việc giữ được phong độ và giữ được thể lực trong giai đoạn không thi đấu hiện tại, cũng là cách thể hiện sự chuyên nghiệp của giới cầu thủ, là thước đo để đánh giá tính chuyên cần và mức độ chuyên nghiệp cầu thủ thuộc nền bóng đá này so với cầu thủ thuộc nền bóng đá khác.
Giới cầu thủ Việt Nam trong những năm gần đây được đào tạo bởi các học viện bóng đá có tiếng tăm, có chất lượng, ý thức và khả năng tự rèn luyện của họ chuyên nghiệp hơn hẳn trước.
Cầu thủ Việt Nam bây giờ, nhất là nhóm các tuyển thủ quốc gia, về lý thuyết là những người đá bóng ưu tú nhất nước, có lẽ thừa hiểu họ phải làm gì để duy trì phong độ và thể lực, ngay cả khi không được đá giải. Vì phong độ và thể lực chính là nguồn sống lâu dài của chính họ.
Họ chắc cũng thừa hiểu khó khăn hiện giờ là khó khăn chung ở phạm vi toàn thế giới, khó ta thì khó người, cầu thủ toàn thế giới hiện cũng không hề trải qua các giải đấu quốc nội y hệt như cầu thủ Việt Nam, nên đây không phải là vấn đề khiến giới bóng đá trong nước phải căng thẳng, càng không nên cường điệu hoá!
Không cường điều hoá những khó khăn chung để bình tĩnh tự tập luyện (cầu thủ chuyên nghiệp thì tự tập tại nhà cũng là rèn luyện) giữ phong độ, chờ cho dịch Covid-19 hoàn toàn được kiểm soát, rồi từ tốn quay lại với sân cỏ, chứ không có gì phải vội.
Chắc chắn một điều rằng, thế giới bóng đá nói chung cũng sẽ chờ như chúng ta, tức là chờ hết dịch mới thi đấu, chứ chẳng ai dám mạo hiểm với dịch bệnh đâu!
Thiện Nhân
Múa côn đẹp mắt, Phạm Quốc Khánh vẫn tuột vàng Wushu VĐV Phạm Quốc Khánh có bài biểu diễn côn đao kết hợp được đánh giá cao nhưng vẫn để tuột HCV đáng tiếc vào tay đối thủ Brunei. Trong ngày thi đấu thứ 2 của đoàn thể thao Việt Nam, Wushu là một trong những bộ môn mở màn. Đại diện của Việt Nam thi đấu tại bộ môn này là hai VĐV...