“Cái khó ló cái khôn” là đây: Cặp đôi Việt – Nhật tổ chức đám cưới theo cách có 1-0-2, khách mời đông đủ ai cũng vui tươi, phấn khởi
Chỉ cần người trong cuộc và thân nhân của họ cảm thấy hạnh phúc thì cách thức tổ chức hôn lễ thế nào chắc hẳn cũng không thành vấn đề.
Vài tháng nay, câu chuyện về Covid-19 vẫn gây nhiều sự chú ý trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Vì dịch, hàng loạt đám cưới phải hoãn ngày. Hình ảnh các cô dâu chú rể nhắn tin hay thậm chí lái xe đến từng khách mời báo chuyện đám cưới bị dời lại đã được chia sẻ. Nhiều hoạt động tổ chức cần phải tụ tập đông người cũng không thể thực hiện được.
Thế nhưng, mới đây một cặp đôi lại có cách tổ chức hôn lễ rất khác biệt. Được biết, sự kiện diễn ra tại hội trường đám cưới Monjuic ở Nanko, Osaka vào ngày 18/4 vừa qua.
Cô dâu người Việt Nam có tên là Lương Thị Li Li. Chú rể người Nhật Bản tên Yutoki Fukudome.
Hai người quen nhau vào năm 2014 khi anh Fukudome đến Việt Nam trong một chuyến tham quan. Khi ấy, anh đã tham gia khóa học tiếng Việt của Li Li. Hai người dần dần cảm mến và bắt đầu tìm hiểu, yêu đương.
Cặp đôi Việt – Nhật tổ chức hôn lễ trực tuyến.
Năm 2017, Li cũng đến Nhật Bản để học tiếng và nhận chứng chỉ “Nhân viên chăm sóc”. Vào ngày Valentine Trắng năm ngoái, anh Fukudome đã cầu hôn bạn gái. Cả hai dự định tổ chức đám cưới vào năm nay. Tuy nhiên, vì tình hình dịch bệnh nên kế hoạch không diễn ra như ý muốn.
“Ban đầu, chúng tôi dự định tổ chức tiệc chiêu đãi bình thường với những vị khách được mời đến dự. Thế nhưng vì dịch bệnh nên đám cưới bị hủy. Đến lúc này, ông Ryuta Ishitani, Chủ tịch của Moo Weedding, đơn vị tổ chức đám cưới đã đề xuất việc thực hiện lễ kết hôn trực tuyến bằng khoản tiền đền bù khi bị hoãn hôn lễ. Tôi nghĩ rằng đó là ý tường không tồi chút nào”, anh Fukudome chia sẻ.
Video đang HOT
Và rồi, họ sử dụng ứng dụng Zoom để tổ chức đám cưới của mình. Các khách mời từ Nhật Bản và Việt Nam đều có mặt đúng giờ. 16 giờ, cô dâu và chú rể bước vào sảnh cưới. Họ vẫy tay qua camera để chào họ hàng và bạn bè. Lời thề, trao đổi nhẫn… các bước đều diễn ra như một lễ cưới thực thụ. Hai máy quay đã thực hiện nhiệm vụ truyền tải hình ảnh chân thực nhất đến những quan khách ở xa.
Chú rể vui vẻ chia sẻ: “ Tôi đã tự hỏi điều gì sẽ xảy đến với hôn lễ của mình vì dịch bệnh nhưng tôi thật sự biết ơn về buổi lễ đặc biệt này”. Khi ấy, micro đang được bật và nhiều người đã hò reo, cổ vũ chú rể qua camera. Được biết có đến 100 người thân ở cả Nhật Bản và Việt Nam đã tham gia hôn lễ này.
Đôi khi, “cái khó ló cái khôn” là vậy, đám cưới khiến cho dâu rể và hai họ hài lòng thì đã đủ hạnh phúc.
Tại Mỹ, cũng có một cặp đôi quyết định tổ chức hôn lễ trực tuyến. Valeska Pretelt và Joshua Board đã lên kế hoạch cho một bữa tiệc cưới 55 người tại nhà hàng Brooklyn L’antagoniste (Mỹ). Vì dịch bệnh, họ phải thay đổi phương án bởi những người thân, bạn bè từ khắp mọi nơi không thể bay về được.
Hôn lễ được thực hiện trên ban công.
Những người thân cũng theo dõi qua phần mềm Zoom.
Dâu rể và các vị khách đứng một khoảng cách xa nhau.
Bởi thế, cặp “nhân vật chính” quyết định tổ chức lễ thành hôn trên ban công căn hộ ở Brooklyn của anh họ cô dâu. Anh họ này cũng đảm nhận nhiệm vụ người làm chứng và bạn thân Jason của cặp đôi lãnh trách nhiệm cử hành hôn lễ. Đám cưới này chỉ có đúng 6 người tham dự. Những người thân của cặp đôi đã theo dõi qua phần mềm Zoom.
Sau khi xong xuôi phần lễ, họ bật Champagne và nói chuyện, nhận những lời chúc phúc từ bạn bè qua Zoom và Facetime. Tối hôm đó, chú rể đã làm cho cô dâu món ăn mà trong buổi hẹn hò đầu tiên, họ thưởng thức cùng nhau.
Những đám cưới mùa dịch đã diễn ra đặc biệt và thú vị như thế đấy!
Rena
Chồng luôn giương oai để che sự mặc cảm, tự ti
Chấp nhận lấy chồng thua kém mình về mọi mặt, chị luôn cư xử tinh tế để chồng không cảm thấy mặc cảm. Thế nhưng, lúc nào chồng cũng giương oai bằng sự gia trưởng để che sự tự ti của mình.
Chị nổi tiếng học giỏi, học trường chuyên của tỉnh, học trường đại học danh tiếng. Trong công việc, chị rất có uy tín vì chuyên môn vững vàng, xử lý tình huống tốt. Ai cũng nghĩ, người chồng mà chị lấy ít nhất cũng phải "ngang tài ngang sức", không thì cũng tài giỏi hơn chị cái đầu. Không nhiều người biết, anh học hành vô cùng làng nhàng. Hơn 30 tuổi, cố gắng lắm anh mới hoàn thành bằng đại học tại chức.
Không biết có phải vì chị hạ thấp quá hay sao mà anh "được đằng chân lân đằng đầu". Ảnh minh họa
Chị biết rõ mình đến với anh không phải vì tình yêu sâu nặng. Ở tuổi 30, áp lực lấy chồng từ bố mẹ, người thân, chị gật đầu làm đám cưới với anh qua một người quen mai mối. Lấy người kém mình về học vấn, về trình độ, chị xác định sẽ hạ thấp mình xuống, tôn cao anh lên để anh luôn tự tin với mọi người nhà vợ.
Thế nhưng, không biết có phải vì chị hạ thấp quá hay sao mà anh "được đằng chân lân đằng đầu". Anh luôn tỏ ra coi thường vợ, hống hách với vợ bằng thói gia trưởng, độc đoán. Chỉ cần vợ về nhà ngoại, thói gia trưởng ấy lại được anh sử dụng "đậm đặc".
Biết mọi người trong gia đình vợ và vợ muốn trò chuyện lâu, vừa ăn cơm xong, anh liền bắt vợ về nhà. Anh biết mọi người nhà vợ rất chưng hửng vì chẳng mấy khi con gái mới về chơi nhưng anh cố tình làm thế. Anh muốn thể hiện rằng, dù anh kém cỏi ở ngoài xã hội, dù vợ anh ở ngoài có tài giỏi thế nào nhưng vẫn bị chồng "cưỡi lên đầu lên cổ", vẫn phải phục dịch và nghe chồng răm rắp.
Ra ngoài là vậy, về nhà chỉ có 2 vợ chồng, anh cũng quát tháo, cấm đoán vợ đủ kiểu. Anh không bao giờ cho vợ đi họp lớp, đi gặp gỡ, giao lưu bạn bè. Chỉ cần vợ đi làm về muộn, anh vặn vẹo không để yên. Chị vốn là lớp trưởng nên các bạn tha thiết mong chị tham gia buổi họp lớp. Vậy mà anh tận nhà hàng nơi cả lớp chị đang liên hoan và lôi vợ về. Chị vô cùng mất mặt và từ đó mất hết bạn bè.
Ở với anh nên chị hiểu, dù anh luôn thể hiện sự gia trưởng nhưng bên trong anh là sự mặc cảm không hề nhỏ. Chị cố gắng tôn anh lên cao nhưng mãi mãi không hóa giải được sự mặc cảm ấy. Bởi đi đâu, ai cũng khen chị trước mặt anh. Họ khen chị tài giỏi, khen anh tốt phước, may mắn khi có người vợ như chị. Thế nhưng, họ không biết rằng những lời khen ấy chỉ khiến anh thêm mặc cảm và luôn giương oai với vợ. Chồng còn mặc cảm thì chị còn khổ.
Linh Đan
Theo kienthuc.net.vn
Nhà trai thẳng thừng thông báo chỉ mời 5 mâm khách đến dự cưới, mẹ em đập bàn phản đối nhưng sau khi nghe lý do lại gật đầu lia lịa Em tưởng mẹ sẽ gay gắt lắm. Ai ngờ càng nghe, bà càng thấy đúng. Em chuẩn bị kết hôn, nhưng đến thời điểm hiện tại, mọi chuyện vẫn chưa được ngã ngũ. Người lớn thì muốn làm theo ý mình, còn em và người yêu cảm thấy đó vẫn không phải là lựa chọn tốt nhất. Trải qua 6 năm yêu nhau,...