Cái khó khi kinh doanh trên sàn TMĐT: “Thượng đế” bom hàng vô tội vạ, hễ có biến xảy ra người ăn “quả tạ” chính là chủ shop
Kinh doanh trên các sàn TMĐT “hái ra tiền” thật đấy nhưng đằng sau đó cũng là nhiều khó khăn của các chủ shop online.
Sự phát triển mạnh mẽ của các sàn TMĐT đã tạo cơ hội lớn cho các đơn vị bán hàng online, đặc biệt là trong thời buổi dịch bệnh Covid-19 phức tạp nhu cầu tiêu dùng, mua sắm online của khách hàng ngày càng tăng. Tuy nhiên, đây cũng là “chướng ngại vật” của không ít người bán khi có vô vàn nhưng khó khăn trong việc phát triển kênh mua sắm trên các sàn TMĐT.
Liên hệ với 2 shop kinh doanh mặt hàng thời trang trên sàn TMĐT với 2 hình thức kinh doanh khác nhau, tuy nhiên cả 2 đều có những khó khăn riêng sau một thời gian hoạt động.
Ám ảnh “ bom hàng”, từng bị khách bùng 1700 đơn
Rô Store là một shop quần áo Unisex được thành lập từ đầu năm 2021. Đối tượng khách hàng của shop là học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 12 – 22. Các mặt hàng của shop phần lớn được gia công trong nước với mức giá phù hợp với túi tiền của các bạn trẻ. Dù lập sàn được gần 2 năm và sở hữu hơn 113k người theo dõi nhưng Rô Store cũng có nhiều nỗi lo như hầu hết các shop bán hàng online khác.
Rô Store nhập hàng trong nước và bán ra với mức giá rẻ phù hợp với học sinh, sinh viên
Áp lực lớn nhất đó chính là trải nghiệm của khách hàng bởi kinh doanh trên sàn TMĐT, khách hàng chính là “thượng đế” đích thực. Nếu các “thượng đế” không hài lòng ngay lập tức sẽ cho shop “ăn” 1 sao. Với cơ chế hiển thị của sàn TMĐT thì toàn bộ các đánh giá này sẽ được hiển thị. Bởi vậy nếu không cẩn thận trong khâu CSKH thì uy tín của shop sẽ bị hạ bệ rất nhiều.
Thu Hường – chủ shop Rô Store cho biết do các mặt hàng của shop hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên nên có giá thành rẻ. Tuy nhiên, để tìm kiếm được nguồn hàng “rẻ nhưng không ôi”, chất lượng mà vẫn mang lại hiệu quả kinh doanh là 1 bài toán rất khó. “ Đó là điều mà mình cũng phải đau đầu suy nghĩ. Vì nếu bán sản phẩm không tốt thì khách hàng chính là người đánh giá trực tiếp và sẽ ảnh hưởng lớn tới uy tín của shop” – Thu Hường, chủ shop nói.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong thời buổi dịch bệnh 2 năm gần đây, tình hình kinh doanh của shop cũng gặp nhiều khó khăn. So sánh thời điểm này với thời điểm cuối năm 2021, doanh thu Rô Store đang giảm hẳn 1 nửa. Ngoài ra, vì giao thương giữa biên giới Việt – Trung đang bị tắc nghẽn mà kho xưởng phụ thuộc vào nguồn vải bên Trung nên có nhiều mã vải phải tạm dừng do tắc biên. Có những mẫu đắt hàng nhưng mà không có vải để gia công mà bán.
Nói về nỗi lo lớn nhất trong quá trình kinh doanh trên sàn TMĐT, Hường chia sẻ thêm rằng: ” Có lẽ không chỉ shop mình mà tất cả những ai đang buôn bán online đều mang trong mình một nỗi ám ảnh mang tên “bom hàng”. Mình từng theo dõi nhiều trường hợp các shop lớn bị bom hàng với tổng giá trị lên đến hàng trăm triệu nên mình hiểu và sợ lắm chứ. So với việc bán hàng trên Facebook, thì tỷ lệ “bom hàng” trên các sàn TMĐT cao hơn nhiều. Hồi đầu mới kinh doanh, shop mình còn không thể quản lý được đơn bom. Có tháng cao điểm nhất, chúng mình bị bom lên đến 10% là khoảng 1700 đơn. Nghĩ lại giờ vẫn thấy sợ”.
Đáp ứng nhu cầu sắm đồ order nhưng mang nỗi lo nhận “sao quả tạ”
Hustle All Day là shop thời trang order được thành lập vào cuối năm 2021 nhưng shop đã có hơn 30k người theo dõi. Mặt hàng kinh doanh của shop là quần áo phong cách street style được nhập hoàn toàn từ Trung Quốc. Vì nhập hàng theo yêu cầu của khách nên shop phải đương đầu với vô vàn khó khăn trong quá trình kinh doanh, tiêu biểu là nỗi lo bùng hàng và tồn kho.
Hustle All Day nhập hàng theo yêu cầu của khách nên đối diện với nhiều nguy cơ hơn
Nguyễn Long – Chủ shop Hustle All Day nói về nỗi lo ở thời điểm hiện tại: ” Trước đây vài tháng, mình sợ bị “bom hàng” vì nhiều trường hợp đặt nhưng không nhận hàng. Còn ở thời điểm hiện tại, điều đáng lo nhất lúc này chính là không có hàng để bán cho khách và hậu quả là nhận ngay “sao quả tạ” từ sàn TMĐT. Như mọi người đã biết, vì biên giới đang ùn tắc nên hàng hóa không được lưu thông. Bình thường hạn order của shop mình chỉ trong khoảng 7 – 10 ngày, nhưng hiện giờ là kéo dài 2-3 tuần mà vẫn không có hàng trả khách. Vì vậy, mình rất lo sợ việc đơn hàng bị hủy sẽ ảnh hưởng đến uy tín của shop. Trong quý vừa rồi, vì giao hàng chậm và tỉ lệ huỷ đơn cao nên shop mình đã dính 4 điểm sao quả tạ từ sàn. Cứ tình trạng tắc biên như này thì cũng không biết đường mà lần”.
Được biết, trước tình trạng hàng hóa chôn chân ở biên giới, chỉ riêng nửa tháng này shop của Long Nguyễn đã thiệt hại khoảng 130 triệu so với thời điểm trước Tết.
Về phương hướng giải quyết, Long cho biết: ” Thực sự đây là tình huống bất khả kháng và không thể khắc phục được vì điều này phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh và các thông báo bên phía Trung Quốc. Tuy nhiên, shop mình đã xử lí việc chậm trễ giao hàng bằng việc liên lạc với từng khách hàng đã đặt hàng trước đó để xin lỗi và giải thích về lí do giao hàng chậm trễ. Đồng thời bên mình đều gửi cho những khách hàng bị trễ hàng voucher và mã giảm giá để thay cho lời xin lỗi và giúp các bạn ấy thoải mái hơn. Việc tồn đọng quá nhiều đơn hàng khiến mình phải mất 3 ngày để có thể liên lạc với toàn bộ khách hàng”.
Nguồn: Tổng hợp
Đỉnh cao "bom hàng" khiến dân mạng tăng xông: đem chuyện mẹ mất ra làm trò đùa, chủ shop bất lực từ chối đôi co
Pha "bom hàng" cực kỳ gây ức chế thu hút sự quan tâm của dân mạng, ai nấy đều cảm thấy thương thay chủ shop online khi gặp phải quả khách "ối giời ơi".
Cứ nói đến mua bán online thì lại có đủ 7749 câu chuyện "cười ra nước mắt". Trong khi các "thượng đế" lo sợ rơi vào tình cảnh "order 1 đằng hàng về tay 1 nẻo" thì các chủ shop lại sợ nhất hai chữ: bom hàng!
Mới đây, cư dân mạng lại được chứng kiến một ca "bom hàng" vô cùng ngang ngược. Bài đăng trong một hội nhóm trên Facebook đã thu hút gần 20.000 like cùng hàng ngàn bình luận và chia sẻ. Trong trường hợp này, đỉnh cao của sự lươn lẹo khi "bom hàng" đó là nhân vật đã bịa rất nhiều lý do "ngây ngô", thậm chí lôi cả chuyện sống chết của phụ huynh ra làm lý do như trò đùa!
Mở đầu với màn check giá và "chốt đơn" khá nhanh nhẹn. Dù khúc hỏi thăm "card là gì" nghe có vẻ "lấn cấn" ra phết, nhưng chủ shop online vẫn cực kỳ nhiệt tình và chiều khách.
Tuy "chốt đơn" nhanh nhẹn nhưng khi shipper giao hàng thì "thượng đế" lại lặn mất tăm. Và dĩ nhiên shop online phải inbox hỏi thăm gấp rồi. Nhân vật lấy lý do là bận học nên không để ý điện thoại - nghe cũng thuyết phục lắm!
Dặn đi dặn lại bắt máy, thế mà shipper gọi 6 cuộc nhất quyết không nghe vì "số lạ". Khi nghe máy rồi thì lại bảo shipper không lấy áo nữa???
Đến giờ "tăng xông" rồi đây! Sau khi bị chủ shop nói 1 hồi thì cô bạn này giải thích rằng: Vì không còn lạnh nữa nên chỉ lấy áo thun, số còn lại thì trả hàng nhưng shipper lại không chịu. Đã bùng hàng còn lắm lý do "buồn cười" quá.
Quá khen cho chủ shop khi kiên nhẫn đến cùng và "đàm đạo" với nhân vật nói trên. Thậm chí, trong quá trình cãi tay đôi với chủ shop, nữ khách hàng nói chuyện vô cùng "chối". Nếu ở trên lấy lý do "mẹ dặn không nghe số người lạ" thì ở dưới lại kêu "má mình mất rồi". Đến đoạn này thì đúng là xin được cạn lời. Sao có thể mang những chuyện này ra làm trò đùa thế cơ chứ.
Trước câu chuyện này, dân tình vô cùng bức xúc đồng thời cũng thương thay chủ shop online đã gặp phải quả khách "ối giời ơi". Đã bị bùng hàng lại còn mất thời gian nói chuyện với nhân vật "ngã cây". Đúng là "xu cà na" hết cỡ.
Bài chia sẻ thu hút sự chú ý của dân mạng
Nguồn: FB, ảnh cap màn hình
Thêm một chiêu thức lừa đảo shopping online mà chị em cần né: Đừng trả phí ship oan cho những đơn hàng mình không đặt Mua sắm online tiện thật đấy nhưng nguy cơ lừa đảo, lộ thông tin cá nhân lại rất cao nếu chị em không cẩn thận. Thời buổi khó khăn, hễ cứ hở ra là lại thấy lừa đảo! Bao nhiêu trường hợp bị lừa trong quá trình mua sắm, shopping online đã trở thành bài học sâu sắc cho hội chị em. Thế...