Cái khó của Trung Quốc khi chơi với Triều Tiên
Có thể thấy Triều Tiên đã bị Trung Quốc chơi đòn nặng và hiểm như thế nào. Với động thái này, Trung Quốc vừa gia tăng áp lực với Triều Tiên lại vừa cải thiện được thể diện và uy danh trên trường quốc tế, vừa khẳng định vai trò rất quyết định trong việc tác động vào chiều hướng diễn biến và triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Khu vực Đông Bắc Á lại trở nên căng thẳng và phức tạp về chính trị an ninh với sự xuất hiện của tình huống mới và sự định hình của cục diện chính trị an ninh mới. Với lý do thể hiện phản ứng về việc Mỹ và Hàn Quốc tập trận chung, Triều Tiên phóng đồng thời 4 quả tên lửa, cho rơi xuống vùng biển ở bên trong khu vực 200 hải lý của Nhật Bản, lại còn thẳng thừng tuyên cáo mục đích của vụ phóng tên lửa là tập tấn công căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ và quyết liệt chưa từng thấy để thể hiện thái độ phản ứng và cảnh cáo Triều Tiên. Mỹ đã nhanh chóng triển khai những khẩu đội đầu tiên của hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn cuối (Thaad) trên lãnh thổ Hàn Quốc. Lo ngại về động thái này của Mỹ còn nhiều hơn cả lo ngại về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, Trung Quốc cũng thể hiện thái độ khác trước rất nhiều, vừa phê phán Triều Tiên lại vừa cảnh báo Mỹ, vừa bi kịch hoá tình huống lại vừa chủ động đề nghị Mỹ và Triều Tiên đối thoại và đàm phán trực tiếp với nhau.
Về phương diện quân sự, Triều Tiên chứng tỏ ngày càng thêm tiến bộ trong chương trình tên lửa và hạt nhân trong khi Mỹ tăng cường vũ trang ở khu vực. Hệ thống Thaad của Mỹ có tác dụng góp phần quan trọng làm thay đổi “cuộc chơi” không chỉ giữa Mỹ và Triều Tiên mà còn cả giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga ở khu vực này. Về chính trị, rõ ràng là mối quan hệ của Triều Tiên với Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản trở nên căng thẳng hơn trước rất nhiều và của Triều Tiên với Trung Quốc cũng phức tạp thêm lên không kém. Tất cả các đối tác này đều có cái khó xử và bế tắc riêng.
Triều Tiên gặp thêm khó khăn sau khi Trung Quốc quyết định ngừng nhập khẩu than đá của Triều Tiên. Theo số liệu thông kê về ngoại thương của Trung Quốc, năm ngoái Triều Tiên xuất khẩu than đá trị giá 1,2 tỷ USD sang Trung Quốc. Số tiền này chiến một phần ba tổng thu nhập của Triều Tiên từ xuất khẩu.
Có thể thấy Triều Tiên đã bị Trung Quốc chơi đòn nặng và hiểm như thế nào. Với động thái này, Trung Quốc vừa gia tăng áp lực với Triều Tiên lại vừa cải thiện được thể diện và uy danh trên trường quốc tế, vừa khẳng định vai trò rất quyết định trong việc tác động vào chiều hướng diễn biến và triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Video đang HOT
Triều Tiên không thể không bực bội và cảm nhận bị thất thế khi răn đe mãi mà Mỹ và Hàn Quốc vẫn tiến hành tập trận chung. Hơn nữa, căng thẳng mới bùng phát trong quan hệ giữa Malaysia và Triều Tiên cũng khiến Triều Tiên hiện tại rất khó xử. Trong bối cảnh tình hình như thế, Triều Tiên dùng việc phóng tên lửa về phía Nhật Bản để đối phó và tự giải thoát khỏi tình thế khó khăn.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tăng cường vũ trang và thể hiện thái độ cứng rắn với Triều Tiên vì thực sự lo ngại về tiến bộ của Triều Tiên trong việc thực hiện chương trình tên lửa và hạt nhân. Cái khó của họ là tưởng chủ động nhưng trong thực chất lại gần như bị động trong đối phó với chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Chưa thấy ba đối tác này ló ra được ý tưởng chiến lược nào mới trong quan hệ với Triều Tiên ngoài xiết chặt những biện pháp trừng phạt Triều Tiên, gia tăng các hoạt động quân sự và tăng cường vũ trang ở khu vực, củng cố liên minh quân sự tay ba và tìm cách thúc ép Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng và vị thế của mình để buộc Triều Tiên chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa, tuân thủ nghiêm chỉnh những quyết định của LHQ.
Trong chuyện này, Trung Quốc có lợi thế nhưng cũng có cái khó riêng. Triều Tiên và Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc càng làm găng nhau, Triều Tiên cứ tiếp tục thử hạt nhân và phóng tên lửa cũng như Mỹ cùng các đồng minh càng tăng cường vũ trang ở khu vực thì nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang trực tiếp ngày càng tăng, Trung Quốc cảm nhận mối đe doạ an ninh ngày càng thêm thực tế không chỉ bởi chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên mà còn bởi tiềm lực quân sự của Mỹ và đồng minh. Cái khó của Trung Quốc còn là bị Triều Tiên lôi kéo vào cuộc chơi giữa Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, biến chuyện của Triều Tiên với ba đối tác này thành cả chuyện giữa Trung Quốc và họ.
Theo Danviet
Vì sao Trung Quốc kịch liệt ngăn Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc?
Trước những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ vừa bắt đầu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đến Hàn Quốc bất chấp sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Ảnh. National Interest
Ngay sau khi Triều Tiên phóng 4 tên lửa ngày 6.3, Mỹ lập tức triển khai 2 bệ phóng của hệ thống THAAD đến căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kịch liệt phản đối việc triển khai THAAD đến Hàn Quốc và cảnh báo hai nước Mỹ - Hàn sẽ phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ hậu quả tiếp theo nào xảy ra liên quan đến động thái này này. Đây là 2 lý do quan trọng khiến Trung Quốc kịch liệt phản đối việc triển khai THAAD.
Khả năng trinh sát vào sâu trong lãnh thổ Trung Quốc
Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã tập trung đầu tư một kho vũ khí khổng lồ các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Đây được xem là một phần quan trọng trong "chiến lược chống tiếp cận" mà Trung Quốc xây dựng để đề phòng các mối đe dọa an ninh có thể xảy ra, trong đó Nhật Bản và Mỹ được xem là 2 nguy cơ chính.
THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong giai đoạn cuối của chuyến bay. Hệ thống radar mà THAAD sử dụng là AN/TPY-, thuộc loại radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) có khả năng nhận dạng mục tiêu rất cao. Radar có tầm trinh sát khoảng 1.000 km, có thể mở rộng lên đến 4.000 km.
Vì vậy, với việc Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, hoạt động của một loạt các căn cứ quân sự ở dọc phía Đông của Trung Quốc đều nằm trong "tầm ngắm" của radar hệ thống THAAD, nhất là lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc mà từ trước tới nay Mỹ có rất ít thông tin.
Thêm vào đó, các nhà hoạch định chiến lược quân sự Trung Quốc tin rằng, khả năng tấn công tên lửa và răn đe hạt nhân của nước này sẽ giảm đáng kể bởi radar của THAAD sẽ giúp Mỹ phát hiện ra mục tiêu tốt hơn và đưa ra thời gian cảnh báo sớm hơn. Vì thế, Trung Quốc có thể sẽ yếu thế về mặt chiến lược trong một cuộc chiến với Mỹ nếu xảy ra chiến tranh.
Nguy cơ hình thành liên minh phòng thủ tên lửa khu vực
Theo tờ National Interest, Trung Quốc cho rằng khi Mỹ triển khai xong THAAD ở Hàn Quốc thì sẽ dẫn tới việc hình thành một liên minh phòng thủ tên lửa Mỹ - Nhật - Hàn ở khu vực Đông Bắc Á.
Hiện nay, Mỹ và Nhật đang hợp tác triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD trên một số chiến hạm của 2 nước.
Hệ thống Aegis BMD sử dụng tên lửa siêu hạng SM-3 có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa từ bên ngoài bầu khí quyển. Nếu hệ thống THAAD ở Hàn Quốc kết nối với Aegis BMD sẽ trở thành mối đe dọa lớn đối với năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc.
Bắc Kinh lo sợ rằng, THAAD là một bước trong kế hoạch mà Mỹ thực hiện để bao vây Trung Quốc với một hệ thống phòng thủ tên lửa từ Nhật Bản đến Đài Loan và thậm chí là Ấn Độ.
Một cựu tướng Hải quân Trung Quốc cáo buộc, việc hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Mỹ ở gần Trung Quốc cũng giống như là "một kẻ có tiền án, tiền sự lang thang ngay ngoài cửa của một gia đình".
Trước đó, năm 2013, trước mối đe dọa hạt nhân từ phía Triều Tiên, Mỹ cũng đã triển khai THAAD ở đảo Guam nhằm ngăn ngừa một cuộc tấn công tên lửa có thể xảy ra từ phía Bình Nhưỡng.
Bắc Kinh lúc đó cũng đã phải đối rất quyết liệt hành động của Mỹ.
Hiện, để phản đối việc Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, Trung Quốc đã đóng cửa hàng loạt siêu thị Lotte và đình chỉ các tour du lịch đến Hàn Quốc. Quan hệ ngoại giao Trung-Hàn rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong những thập niên gần đây. Tình hình an ninh ở khu vực Đông Bắc Á cũng trở năng căng thẳng hơn.
Theo Danviet
Tiết lộ bất ngờ về hạt nhân Triều Tiên Số lượng plutonium cấp độ vũ khí của CHDCND Triều Tiên đã tăng vọt trong 2 năm qua. Thông tin từ phân tích quân sự mới nhất của Hàn Quốc cho biết, hiện Triều Tiên đã có đủ nguyên vật liệu chế 10 đầu nổ hạt nhân. Kết luận này dựa trên lượng dự trữ khoảng 50kg plutonium cấp độ vũ khí, và...