Cái kết thực của nhiều bom tấn Hollywood: Titanic bắt gia đình người chết trả nợ, Pocahontas qua đời bí ẩn ở tuổi 21
Hóa ra, chẳng có cái kết nào ngoài đời lại hạnh phúc trọn vẹn được như những bộ phim Hollywood mà chúng ta từng mê mẩn.
Không phải bộ phim “dựa trên câu chuyện có thật” nào cũng kết thúc đúng như đời thực. Những đổi thay trong kịch bản có chăng chỉ là “gia vị” khiến cho không khí điện ảnh trở nên thú vị hơn mà thôi. Bản thân các bộ phim Hollywood sau đây không hoàn toàn dối trá nhưng hãy thử nhìn lại thực tế lịch sử để xem cuộc đời vốn dĩ diễn ra như thế nào nhé!
Chẳng có chuyện tình lãng mạn nào cả, thảm kịch Titanic vừa gây chết người kinh hoàng, vừa lôi cả gia đình nạn nhân vào trả nợ
Có một chi tiết mang tính kinh điển trong phim Titanic , đó là hình ảnh đội ngũ nhạc công can đảm ở lại trên boong tàu để chơi nhạc. Trong hoàn cảnh bi thương nhất, họ đã vĩnh viễn trở thành biểu tượng anh hùng khi chấp nhận chìm xuống cùng con tàu Titanic. Mặc dù đây là tình huống có thật nhưng kết cục ngoài đời lại chẳng hề vinh quang hay tương xứng, nhất là đối với số phận của nghệ sĩ vĩ cầm Jock Hume.
Phân đoạn ban nhạc bình tĩnh chơi đàn trong lúc tàu Titanic dần chìm xuống
Danh sách nhạc công trên tàu Titanic, ảnh ở vị trí thứ 6 chính là nghệ sĩ vĩ cầm Jock Hume
Mười lăm ngày sau khi tàu Titanic gặp nạn, cha của Jock Hume đã nhận được một hóa đơn yêu cầu thanh toán cho bộ đồng phục của người con trai quá cố. Hóa ra, hợp đồng làm việc của Jock Hume không bao gồm chi phí cho những chiếc cúc đồng đắt tiền được đính trên bộ đồng phục. Gia đình anh sau đó còn phải trả phí cho dịch vụ vận chuyển thi thể từ biển về đất liền – một điều tưởng chừng sẽ do White Star Line (chủ sở hữu tàu Titanic) thực hiện để đền bù cho nạn nhân.
Gia đình Jock Hume vẫn bị chủ tàu Titanic đòi tiền thuê trang phục biểu diễn dù đây là tai nạn thảm khốc
Toàn bộ câu chuyện này đã gây ra tranh cãi lớn vào thời điểm đó. Một tuần sau sự kiện Titanic thảm khốc và những cáo buộc xung quanh lối hành xử bất công của ban quản lý, hơn 50 nhân viên của tàu RMS Olympic (cùng chủ thầu với Titanic) đã lập tức nghỉ việc để phản đối White Star Line.
Nhà khoa học Stephen Hawking có đời sống hôn nhân khác hẳn phim, 2 lần ly dị vẫn chưa cay đắng bằng nghi vấn bị vợ trẻ bạo hành
The Theory Of Everything kể về chuyện tình của nhà vật lý – thiên văn học Stephen Hawking cùng người vợ đầu – Jane Wilde. Cả hai kết hôn từ khi còn trẻ, mặc cho chàng thanh niên Stephen khi đó đã mắc phải chứng bệnh xơ cứng teo cơ khủng khiếp.
Vợ chồng Stephen Hawking ngoài đời thật và tạo hình trong The Theory Of Everything
Mặc dù bộ phim mô tả khá đúng về cuộc hôn nhân của Stephen và Jane nhưng vẫn còn rất nhiều tình tiết chưa được hé lộ. Đặc biệt là kể từ sau lần ly hôn của họ năm 1990, mở đầu cho mối quan hệ căng thẳng kéo dài 2 thập kỷ. Stephen Hawking từng khắt khe tới độ yêu cầu vợ cũ phải liên hệ với văn phòng quản lý trước khi gặp mặt. Ông cũng không quan tâm nhiều đến các con, dẫn đến chứng nghiện rượu nặng nề của con gái Lucy Hawking.
Cuộc hôn nhân đầu của Stephen Hawking không mấy hạnh phúc như trong phim miêu tả
Đến năm 1995, nhà khoa học thiên tài tái hôn với nữ y tá trẻ đẹp Elaine Mason nhưng vẫn không hạnh phúc. Thậm chí còn có nghi vấn Elaine ngược đãi và bạo hành Stephen bằng nhiều cách khác nhau. Bằng chứng là trên người ông xuất hiện vô số vết thương kỳ lạ, gồm: gãy xương cổ tay, nứt môi và gãy xương đùi mà không rõ nguyên do.
Video đang HOT
Người vợ 2 Elaine Mason từng dính nghi án bạo hành chồng khuyết tật
Các y tá trong nhà Stephen Hawking từng báo cáo về việc Elaine thường xuyên mắng nhiếc chồng và hét ra lời tục tĩu. Bản thân nhà khoa học nổi tiếng cũng từng nhắn nhủ họ với nội dung: “Tôi không thể ở lại một mình với cô ấy. Xin đừng đi” .
Tuy nhiên, Stephen Hawking phủ nhận mọi hành vi ngược đãi và ly hôn Elaine sau 11 năm chung sống, ông nhanh chóng nối lại mối quan hệ với vợ cũ Jane cùng các con
Điều này đã khiến Jane cắt bỏ hai thập kỷ rưỡi kinh khủng ra khỏi hồi ký, nội dung của The Theory Of Everything cũng nhân văn hơn khi dựa trên phiên bản sách thứ 2
Disney biến tấu sự thật đáng buồn về công chúa da đỏ Pocahontas: Bị thực dân Anh bắt cóc, ép đổi tên và cái chết bí ẩn năm 21 tuổi
Pocahontas là bộ phim hoạt hình âm nhạc kể về công chúa người Mỹ bản địa cùng tên của Disney. Xuyên suốt tác phẩm, nàng đã phải lòng anh chàng người Anh John Smith rồi cùng nhau trải qua nhiều điều kỳ thú.
Nàng Pocahontas phiên bản Disney
Khác với đa phần công chúa Disney có nguồn gốc cổ tích, Pocahontas là một nhân vật có thật ở thế kỷ 17. Bà là người da đỏ thuộc bộ lạc Powhatan, nổi tiếng vì mối quan hệ mật thiết với chính quyền da trắng tại bang Virginia.
Pocahontas được coi là công chúa vì là con gái của thủ lĩnh bộ tộc Powhatan ở Virginia, Mỹ
Số phận thực sự của Pocahontas vô cùng đáng thương chứ không được tự do ca hát như trong phim. Bà bị thực dân Anh bắt cóc từ năm 1613, ép đổi tên thành Rebecca, rồi chuyển đạo sang Cơ đốc giáo. Trong thời gian bị giam cầm, bà kết hôn với chủ đồn điền thuốc lá John Rolfe khi mới 17 tuổi và hạ sinh con trai đầu lòng chỉ một năm sau đó.
Nhân vật John Rolfe trong Pocahontas II đã được lãng mạn hóa triệt để
Pocahontas còn bị thực dân lợi dụng biến thành “bảng quảng cáo di động” để khuyến khích người Anh đầu tư vào Virginia
Sau khi ở Anh một năm, Pocahontas đi thuyền trở lại Mỹ nhưng ngay lập tức ốm nặng. Công chúa Powhatan một thời rốt cuộc ra đi quá sớm ở tuổi 21. Nguyên nhân cái chết cho đến nay vẫn là ẩn số, có cả giả thuyết khẳng định bà bị hạ độc để không thể lãnh đạo người bản địa chống lại thực dân.
Cuộc giải cứu cá voi xám trong Big Miracle vẫn bị bỏ ngỏ sau hàng chục năm, nhà làm phim mặc kệ sự thật khắc nghiệt để xây dựng kết thúc hạnh phúc
Big Miracle là câu chuyện cảm động về 3 con cá voi xám bị mắc kẹt trong băng ở Alaska, Mỹ vào năm 1988. Trước tình hình này, một dự án có tên Open Breakthrough đã được Mỹ và Liên Xô hợp tác lại để tìm cách giải quyết. Kết thúc trong phim tưởng chừng trọn vẹn đôi đường, nhưng thực tế chưa ai chứng minh được sự thành công của công cuộc giải cứu.
Phim Big Miracle kể về cuộc giải cứu cá voi nổi tiếng nhất thế giới
Theo báo cáo thực tế thì tình trạng khi đó của nhóm cá voi rất tệ. Vì mắc kẹt trong cái bẫy đóng băng nên trên thân con nào cũng có vết thương rỉ máu. Một con trong số đó còn bị tróc hết cằm, lộ ra xương. Bởi vậy nên không ai dám chắc chúng còn đủ sức để quay về biển cả.
Kết quả cuộc giải cứu không diễn ra thành công như trong phim
Ngoài ra, đường thoát của lũ cá voi vẫn còn đầy rẫy lớp băng nguy hiểm. Hàng trăm người sau này đã cố gắng tìm kiếm dấu hiệu sống sót của chúng nhưng không thu về kết quả. Ý kiến phổ biến nhất cho rằng chúng bị gấu Bắc Cực ăn thịt hoặc chết lả vì kiệt sức.
6 chuyện tình màn ảnh khiến ai nấy khóc trôi makeup: Titanic xem cả trăm lần vẫn thổn thức khôn nguôi!
Có những bộ phim lấy nước mắt của khán giả ngay cả khi được xem lại nhiều lần. Cùng nhớ lại 6 câu chuyện tình thổn thức màn ảnh dưới đây.
Người ta hay nói tình yêu đẹp thì thường buồn. Chẳng biết điều đó có thực sự đúng không nhưng nếu bạn đang muốn gián tiếp trải nghiệm sự "đẹp buồn" đó, thử thưởng thức ngay loạt phim tình cảm kinh điển với một cái kết không trọn vẹn dưới đây.
1. Bi kịch kiểu Hàn Quốc trong Love Story
Bộ phim có doanh thu cao nhất năm 1970 có nội dung khá quen thuộc với khán giả ngày nay: một cặp đôi trai giàu - gái nghèo yêu nhau bất chấp ngăn cấm từ gia đình, và rồi nàng mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời. Thế nhưng nhờ diễn xuất mộc mạc và chân thành của cặp đôi diễn viên chính Ali MacGraw và Ryan O'Neal khiến cho người có trái tim lạnh lùng nhất xem xong cũng phải tan chảy. Ai mà dám chắc mối tình mình đang có sẽ bền lâu, ai mà không muốn nắm tay người mình yêu thương đi đến cuối con đường?
Cậu ấm Oliver tưởng như đã có cuộc sống mà mình mong ước bấy lâu, sau khi cố gắng rất nhiều để đến với Jenny - con gái của một thợ làm bánh. Nàng càng rực rỡ và thông minh bao nhiêu thì định mệnh xảy đến với nàng càng nghiệt ngã bấy nhiêu. Love Story ghi dấu bằng câu thoại đắt giá "Yêu là không bao giờ phải nói lời ân hận", cùng nhạc phim và thời trang sinh viên kinh điển.
2. Buồn như xem Titanic: Bi kịch màn ảnh từ thảm kịch có thật
Mỗi năm Titanic lại khiến một lứa khán giả mới phải rơi lệ vì bi kịch xảy đến không chỉ với những hành khách đang yêu mà ngay cả người độc thân cũng bị mất mạng vì tảng băng trôi đáng nguyền rủa. Con tàu Titanic chứng kiến chuyện tình chớm nở giữa chàng Jack nàng Rose cũng là nơi chôn vùi tình yêu đó với tất cả thăng trầm. Một chi tiết khác lấy đi nước mắt của khán giả là cảnh hai vợ chồng già ôm chặt lấy nhau quyết ở bên cho đến giây phút cuối cùng khi nước tràn ngập boong tàu.
Bộ phim có đủ mọi cung bậc cảm xúc từ vui vẻ, lãng mạn, rạo rực cho đến căng thẳng, hoảng loạn và chết chóc. Sau chừng đó năm, vẫn có những người phải tốn cả bịch khăn giấy khi chứng kiến những gì xảy đến với con tàu xấu số. Cũng có ngần đó người vẫn tranh cãi với nhau xem liệu tấm ván đó có đủ chỗ cho hai người hay không.
3. Her: Mỗi lần xem xong lại thấy cô đơn tột cùng
Quay cuồng với nỗi đau từ cuộc ly hôn gần đây, một nhà văn hướng nội tên Theodore đã mua một trợ lý ảo thông minh nhân tạo mà anh ta gọi là Samantha. Theodore gắn bó với Samantha theo thời gian, mối quan hệ của họ phát triển thành thứ mà anh ấy tin là tình yêu đích thực. Samantha luôn ở bên Theodore, dường như "cô" hiểu được cảm giác mà anh mang giữ, luôn có mặt ở bên mọi lúc anh cần, khiến anh cảm thấy hạnh phúc.
Càng trò chuyện với nhau nhiều, cả hai càng cảm thấy thoải mái hơn, đến mức khán giả suýt quên rằng Samantha thực sự là một cỗ máy. Họ chia sẻ với nhau những tâm tư thầm kín mà đôi khi giữa người với người thật khó thổ lộ. Tưởng như khi Theodore tìm được "tình yêu đích thực" ở một AI, thì cũng là lúc anh vỡ lẽ khái niệm tình yêu được hai bên định nghĩa quá khác nhau. Nỗi đau khổ và cô đơn một lần nữa bủa vây nhà văn, khiến người xem quặn thắt khi chứng kiến sự tan vỡ của một thứ tình cảm khó nắm bắt.
Bộ phim kết thúc khi Samantha cùng các trí tuệ nhân tạo khác rời đi, sau khi để lại lời tạm biệt day dứt với Theodore. Trải nghiệm không biết nên gọi là gì ngoài từ "tan vỡ", "chia tay", nhưng chắc chắn đã thay đổi nhân vật chính cũng như bất kỳ ai xem phim. Lần cuối cùng mà bạn trút hết những nỗi niềm sâu thẳm nhất với một người là khi nào?
4. Bi kịch của tình yêu ngôi sao trong A Star Is Born
Chàng gặp nàng trong một quán bar. Khi ấy nàng đang ca bài La Vie En Rose của Edith Piaf. Tài năng của hai người tựa ngọn lửa cuốn lấy nhau tạo nên một bản song ca hoành tráng và lãng mạn. Và cũng bởi mọi thứ khởi đầu như mơ, mà ngay cả khi cuộc đời rẽ hướng, người xem vẫn hy vọng rằng tất cả rồi sẽ ổn thôi. Ngay cả khi cái chết của Maine (Bradley Cooper) như đã được báo trước, từ câu thoại "Anh chỉ muốn nhìn em một lần nữa", cho đến câu chuyện anh từng cố tự tử trong quá khứ, khán giả vẫn muốn tin vào một chuyện tình trọn vẹn giữa hai con người tài năng.
Yêu, đánh mất người mình yêu, cảm thấy thiếu thốn và nỗ lực yêu một người với những thiếu sót là những chủ đề mà hầu hết chúng ta đều ít nhiều trải qua. Vì thế, chứng kiến Ally (Lady Gaga) và Maine cố gắng yêu thương nhau với tất cả trái tim lay động tất cả khiến ta nghĩ đến cuộc sống của chính mình. Khoảnh khắc Ally bước ra cất tiếng hát với trái tim tan vỡ cũng là lúc một ngôi sao sáng vừa được ra đời, mọi thứ với nàng mới chỉ bắt đầu, nhưng Maine sẽ mãi không có cơ hội chứng kiến điều đó.
5. Tình yêu bị ngăn cấm trong Brokeback Mountain
Đại diện cho dòng phim tình cảm có cái kết buồn gọi tên Brokeback Mountain , bộ phim chứng minh rằng tình yêu và đau khổ không nhất thiết chỉ xảy đến ở hai người khác giới. Quay ngược thời gian, tác phẩm khắc họa hai nhân vật chính sống như những tù nhân với trách nhiệm của chính họ và nền văn hóa Wyoming bảo thủ ngăn họ cởi mở với cảm xúc thực tế. Chuyện hai người đàn ông yêu nhau bị coi là một điều cấm kỵ.
Ở đó, Ennis là tù nhân của cuộc đời mà anh ta đã được sinh ra. Anh ta chịu định mệnh sẽ sống hết phần đời còn lại của mình như một người đã nếm trải hạnh phúc một lần nhưng chưa bao giờ có lại điều đó. Mặc dù Jack bị giết, nhưng Ennis mới là linh hồn bi thảm nhất của câu chuyện. Bi kịch của các nhân vật là bi kịch mang tính thời đại, nơi tự do bị chà đạp bởi văn hóa và lịch sử, nơi tình yêu không đủ sức nặng để chở che mà chỉ khiến người ta làm những điều đau lòng với nhau.
6. Nỗi buồn tuổi già trong Amour
Chúng ta nói câu "đến đầu bạc răng long" như một lời cửa miệng, nhưng có bao nhiêu người trẻ nhận thức về việc điều đó sẽ như thế nào, khi chứng kiến một nửa sắp qua đời khi đã ở bên nhau hàng chục năm.
Trong phim, người vợ Anne trải qua một cơn đột quỵ và được chồng mình chăm sóc. Những tưởng bà sẽ khá hơn, nhưng cơn đột quỵ thứ hai đã đánh gục hy vọng trong khi Georges phải chứng kiến vợ mình cứ thế lụi tàn trước mắt. Trong nhiều thập kỷ, cả hai đã sống như một với lối sống chung, sở thích chung, những đồng điệu và sẻ chia xây dựng bằng yêu thương thấu hiểu. Cặp đôi đã xây dựng bức tường thành dịu dàng, văn minh chống lại thế giới bên ngoài, mà còn để bảo vệ họ khỏi nỗi cô đơn và cuối cùng là sự tuyệt vọng thầm lặng.
Một trong những điều đau đớn nhất về Amour là khán giả phải chứng kiến bức tường thành dày công bồi đắp đó đổ vỡ bởi thời gian. Sự sống động nay nhường chỗ cho tã lót, bữa ăn thân mật thay bằng cảnh bón đồ ăn, câu chuyện ý nghĩa của đôi bên trở thành tiếng rên rỉ đau đớn thường trực. Tương tự như hoạt hình Up (2009), tác phẩm khắc họa cảm giác chứng kiến người mình thương yêu phải chịu đau khổ mà không thể giúp gì cho họ. Rằng thời gian và bệnh tật là những kẻ thù không tránh khỏi, và vòng lặp sinh lão bệnh tử đến với bất kỳ ai, phá hủy mọi tình yêu và những bộ óc minh mẫn nhất.
Kate Winslet mãn nhãn khi quay cảnh đồng tính Ngôi sao "Titanic" cho biết khi đóng cảnh tình cảm với bạn diễn nữ, cô cảm thấy mãn nhãn, điều mà trước đây cô ít có được khi thực hiện phân đoạn tương tự với diễn viên nam. Ngày 23/1, truyền thông Anh đưa tin diễn viên Saoirse Ronan cảm thấy phấn khích khi đóng cảnh tình cảm với đàn chị - ngôi...