Cái kết nghiệt ngã cho người phụ nữ mải đi “phục vụ” chồng người mà quên mất chồng mình
Nghiệt ngã thay, vì mải mê phục vụ cho người mà chị thành người bị mất chồng lúc nào chẳng hay. Còn anh, ở bên trong, anh đẩy vội cô gái mình vừa thuê để diễn kịch kia ra khỏi người mình.
Chị vội lật tung chăn, lao nhanh ra khỏi nhà khi đồng hồ điểm 6 giờ sáng thì anh cầm tay chị kéo lại:
- Hôm nay em nghỉ một buổi được không? Anh muốn ăn bữa sáng em nấu. Cũng đã lâu lắm rồi… – Anh thấp giọng
- Anh hay thật đấy, hôm nay lại giở trò. Buông em ra không muộn bây giờ. Anh cứ kiếm được nhiều tiền đi, em sẽ ở nhà phục vụ anh cả ngày. – Chị giọng có chút bực bội, giận dỗi
Nhìn chị bước đi nhanh thoăn thoắt mà anh thấy chán nản ghê gớm. Từ ngày chị bước vào công việc ô sin giúp việc theo giờ đến bây giờ, anh luôn có cảm giác mình bị bỏ rơi. Chị dường như không còn quan tâm đến anh nữa. Sáng chị để mặc anh tự lo, trưa cũng vậy, chị để anh ở cơ quan muốn ăn gì thì ăn, còn bữa tối thì cũng chỉ là những món mặn ăn sẵn, những bát canh nấu vội. Trước đây, mà trước đây nghe xa xôi quá!
“Vì cô không chăm sóc được tôi nên tôi mới phải đi tìm người khác thay thế. Có gì sai trái ư?” (Ảnh minh họa)
Cách đây chừng 3 tháng, anh còn được chị chăm sóc vô cùng chu đáo. Nhưng rồi từ ngày lương của anh bị cắt giảm, khiến chị phải tìm thêm việc làm thì mọi chuyện bắt đầu thay đổi. Thật ra, cuộc sống của anh chị cũng không phải quá khó khăn chỉ là kiếm được nhiều tiền nên chị thấy ham quá, quên mất luôn nghĩa vụ của một người vợ mà thôi.
Công việc hiện tại của chị là làm giúp việc cho một gia đình. Mà không, nói chính xác ra là chị chỉ phục vụ cho một người đàn ông bị tai biến liệt nửa người. Chị lo chuyện ăn uống, giặt giũ cho ông ta thôi. Còn việc vệ sinh cá nhân đã có người khác. Chỉ có điều người đàn ông này vô cùng khó tính, vậy mà mọi việc chị làm ông ta đều rất hài lòng. Chính vì thế mà vợ ông ta mới chấp nhận một cái giá rất cao cho chị. Tiền mà ai chả ham. Và chị, luôn cố gắng cúc cung tận tụy, hết lòng phục vụ, chăm sóc người đàn ông kia từng miếng ăn, giấc ngủ. Bởi chị nghĩ, có tận tâm tận lực vì người ta thì người ta mới quý mến mình và trả thù lao cho mình hậu hĩnh.
Chị cứng họng. Chị bước ra ngoài như người mất hồn. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Còn anh, anh đã bị chị lãng quên. Anh chỉ có cảm giác chị là vợ anh mỗi khi chị lên giường và nằm cạnh anh, đánh một giấc ngủ say nồng. Anh đã nhiều lần đề cập đến chuyện chị không nên quá chăm lo cho chồng người khác như thế, sợ sẽ nảy sinh nhiều chuyện không hay. Nhưng chị không hiểu anh, chị nghĩ anh ghen tuông vớ vẩn nên nổi giận với anh, chiến tranh lạnh với anh. Giờ thì chị ngủ luôn ở nhà chủ, bỏ mặc anh một mình. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến…
Đang mải đút từng miếng cơm cho người đàn ông kia thì chị nhận được điện thoại:
- Chị ơi, đến đây ngay đi, em thấy anh Nam (tên anh) vừa đi vào khách sạn với cô nào ấy!
Chị đánh rơi điện thoại. Tức tối vì chồng vì con mà lại bị phản bội, chị bỏ tất cả, lao ngay đến hiện trường để bắt quả tang. Anh nhìn chị, không thú tội, cũng không thanh minh, anh chỉ nhẹ giọng:
- Vì cô không chăm sóc được tôi nên tôi mới phải đi tìm người khác thay thế. Có gì sai trái ư?
Chị cứng họng. Chị bước ra ngoài như người mất hồn. Nghiệt ngã thay, vì mải mê phục vụ cho người mà chị thành người bị mất chồng lúc nào chẳng hay. Cái kết này, có đáng với chị hay không đây? Còn anh, ở bên trong, anh đẩy vội cô gái mình vừa thuê để diễn kịch kia ra khỏi người mình. Nước mắt anh rơi. Anh vừa làm gì với hạnh phúc của mình vậy? Đúng hay là sai đây?
Theo Một thế giới
'Về đây làm dâu phải cung cúc phục vụ, hầu hạ nhà chồng'
Khi được đồng ý, bố chồng bắt tôi ký vào một tờ giấy, vẻn vẹn mấy chữ: "Về đây làm dâu phải cung cúc phục vụ, hầu hạ nhà chồng".
Chào mọi người, hôm nay tôi quyết định kể những tâm sự này, hi vọng mọi người bớt chút thời gian đọc và cho tôi vài lời khuyên lúc này.
Cuộc đời tôi có thể tóm gọn trong hai chữ "cùng cực" khi trải qua những năm tháng khốn khổ như thế này. Tôi xin kể sơ lược lại cuộc đời của tôi như sau, mong mọi người tư vấn cho tôi.
Năm 2009, tôi nhỡ có bầu với người yêu đầu. Thế nhưng lúc đó công việc chưa có, vậy là tôi không có lý do gì ngoài lý do lãng xẹt "chúng ta không hợp chia tay". Khi đó, tôi cũng hoang mang, sợ hãi vì có bầu mà về làng, bố mẹ sẽ cạo đầu bôi vôi, dân làng người ta cười cho. Nhưng nghĩ thương giọt máu trong bụng nên tôi vẫn quyết giữ và với niềm tin một ngày, gã kia sẽ phải gặp quả báo.
Làm mẹ đơn thân khi chưa có việc, tôi xin vào làm ở một trung tâm chăm sóc sức khỏe (bấm huyệt lành mạnh), tiết kiệm tiền đợi chờ ngày sinh con. Sinh con một mình, không gia đình, không bạn bè bên cạnh, nhờ sự giúp đỡ của những người cùng xóm trọ, người cho bộ quần áo cũ, người mua cho hộp sữa... Rồi mọi khó khăn cũng qua.
Rồi nhờ may mắn và cũng thêm nỗ lực của bản thân (bằng tốt nghiệp loại giỏi), tôi xin vào được một bệnh viện có tiếng ở Hà Nội. Cuộc sống của hai mẹ con tôi cứ thế trôi đi, nguôi ngoai dần nỗi đau và quên đi nỗi hằn thù người đàn ông nhẫn tâm đó.
Một năm sau, tôi quen một người, nhà Hà Nội, gia giáo, bố mẹ là công nhân viên chức, có quyền thế và bắt đầu chuỗi ngày làm dâu cay đắng.
Mới đầu, gia đình chồng tôi phản đối gay gắt, vì tôi là gái một con mà đòi chòi đến trai tân, lại con nhà gia giáo. Đến khi được đồng ý, bố chồng bắt tôi ký vào một tờ giấy, vẻn vẹn mấy chữ: "Về đây làm dâu phải cung cúc phục vụ, hầu hạ nhà chồng".
Ngày 4/10/2013, tôi và anh ấy chính thức về sống chung với nhau, không cưới xin, không trầu cau hỏi vợ. Bố mẹ tôi lúc đó mới biết tôi đã có một đứa con. Mẹ tôi khóc thương con suốt mấy đêm liền không ngủ. Tôi phải đưa cháu về xin lỗi mới làm bố mẹ nguôi ngoai bớt.
Rồi cuộc sống làm dâu nhà giàu không như là mơ. Bố mẹ chồng ghê gớm có tiếng trong khu, ai cũng bảo "bố chồng mày không ai dám chơi, mẹ chồng mày thì keo kẹt nổi khắp khu rồi".
Còn chồng tôi đi làm lương thấp, mọi thứ đều do bố mẹ chồng lo. Điện nước, ăn uống, có gì cần mua thêm thì mình tôi mua chứ không phải đóng tiền ăn. Người ta cứ nghĩ là tôi sướng, thế nhưng hễ nhà có chuyện gì là bố mẹ chồng đưa tôi ra chửi bới.
Chồng và em chồng cãi nhau, mẹ chồng chửi: "Mày xúi chồng để anh em nó bất hòa. Mày không dạy được chồng mày..."
Tôi ốm, không ăn được cơm, sốt gần 40 độ, chồng mua cho bát cháo hành tía tô thì mẹ chồng chửi "Lắm tiền, ăn ở ngoài được thì ở riêng luôn đi". Trong khi đó, chưa ai trong nhà chồng ốm mà tôi không thuốc thang, cháo chăm sóc. Lúc đó thấy tiếc công sức mình bỏ ra vô cùng.
Con trai riêng của tôi về sống chung với gia đình nhà chồng. Bố mẹ chồng lúc nào cũng bảo thương cháu như cháu đẻ. Thế nhưng cứ miếng nào ngon là cất riêng. Kẹo bánh ngoại đắt tiền rất nhiều nhưng tuyệt nhiên không cho cháu. Ông bà chỉ mua cho gói kẹo ổi, bim bim ngô, mua cho cả bịch. Qúy chưa, mua cho nhiều thế cơ mà.
Khi nào thấy con cầm bịch bánh ngoại nhìn là biết hết hạn, hoặc loại con gái ông bà không ăn, hoặc đã bị mốc lốm đốm vài chỗ, xong cho vào tủ đá cứng lại, lấy dao cạo lớp mốc là xong.
Rồi tôi chửa ngoài, phải cắt một bên, vào nhập viện làm thủ tục tất cả một mình do chồng tôi con chăm cho bé tôi. Thông báo cho bố mẹ chồng thì không nói câu gì, bát cháo cũng không nấu cho, thăm cũng không vào. Trước khi lên bàn phẫu thuật nội soi cũng chỉ có một mình. Phẫu thuật xong xuống phòng hậu phẫu phải nhờ cô ý tá mua giúp cho bát cháo nóng.
Ở trong cái nhà đó, chỉ có bà nội chồng là thương mẹ con tôi nhất. Bà sống trong nhà nhưng rất sợ mẹ chồng vì luôn bị đay nghiến. Nhiều hôm nhìn bà ăn trong nước mắt mà tôi thấy thương vô cùng. Tôi không biết ngày xưa bà đối xử với mẹ chồng tôi như thế nào nhưng hiện tại, tôi thấy các thím các chú đều rất yêu thương bà, chứ không như những gì mẹ chồng kể.
Nhiều lần bà đau ốm, mẹ chồng quát mắng bà làm mình làm mẩy, rồi bữa cơm nào mẹ chồng cũng xới vào bát to, dưới rau củ quả, 2 miếng đậu, mấy miếng thịt thế là ngẫu nhiên thành bát to.
Vậy mà mẹ chồng tôi kể với mọi người bà ăn rất khỏe, mỗi bữa ăn hẳn một bát to cơm. Không ít lần bà nội chồng khóc, thế nhưng, cứ bố chồng về là mẹ chồng lại đon đả, ngọt ngào với bà.
Từ khi về nhà đó làm đâu là hơn 2 năm nhưng không dưới chục lần tôi bị đuổi đi vì những cái tội rất trời ơi như: Không mua sữa chua cho cô em chồng, đưa con ra ngoài ăn bún, cho em ruột mấy bộ quần áo cũ...
Những lần đó, mẹ chồng tôi tuyên bố, "mày thích đi đâu thì đi, làm gì thì làm, còn để lại con Vy (con chung của tôi và chồng) cho tao nuôi. Mày chưa thực hiện đúng nghĩa vụ giao kèo trước khi bước vào nhà này làm dâu. Mày là bà dâu thì đúng hơn!".
Tôi không hiểu, nếu không thực hiện đúng thì ai lâu nay nấu cơm, giặt đồ hầu cả nhà, ai chăm con, chăm chồng, chăm ông bà lúc ốm đau?
Mọi chuyện mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào tối 1/6, khi cơ quan tôi tổ chức cho các cháu. Tôi có đưa hai đứa nhỏ đi và các con được nhận quà, là hai túi bánh kẹo. Vì về nhà, thằng đầu của tôi nó vô tư mời ông bà ăn nhưng không mời cô em chồng đang ở trên phòng mà mẹ chồng tôi chửi cháu "hư nết như mẹ mày", bố chồng thì đứng nguýt dài chửi "đúng là con không cha".
Thấy con bị ông bà ghẻ lạnh như thế, tôi có nói lại vài câu. Đại ý là cháu nó còn nhỏ chưa biết gì, ông bà đừng nói thế làm tổn thương cháu nó. Vậy mà mẹ chồng tôi lu loa lên chửi tôi là "Đồ mất dạy. Đồ đỉa đói ăn bám nhà tao. Chúng mày giỏi thì cút khỏi đây. Cút hết. Mẹ con mày phải ra khỏi đây ngay bây giờ".
Tôi tức quá lên dọn đồ đưa hai đứa đi luôn ngay tối hôm đó, mặc bà ta kéo cháu nhỏ ở lại nhưng tôi quyết không để. Bởi tôi biết, để con tôi ở lại ngày nào là nó khỏ. Bà ta mang tiếng là bà nội cháu nhưng chưa một lần cho cháu ăn, chưa từng ngủ với cháu thì làm được gì.
Đến bây giờ, mẹ con tôi đang ở thuê một căn nhà trọ gần nơi tôi làm, chồng tôi cũng dọn đến ở chung. Có lẽ cuộc sống vất vả hơn nhưng ít nhất mẹ con tôi được làm người. Mọi người thấy tôi cư xử như thế có quá đáng như mẹ chồng tôi chửi? Tôi làm như vậy có đúng không?
Theo Người đưa tin
Vừa chạm vào vợ đã gắt lên: "Đêm qua em phải phục vụ bố anh cả đêm, giờ mệt lắm chẳng còn sức đâu" Tôi lặng hết người, đầu óc bắt đầu quay cuồng: "Lẽ nào hai người họ... với nhau ư?". Bao hình ảnh vui vẻ trò chuyện của bố tôi và vợ hiện lại trong đầu như 1 thước phim quay chậm. Và rồi... Tôi lấy vợ đến nay đã được 6 năm, vợ tôi là 1 cô gái đảm đang, giỏi giang trong công...