Cái kết hậu cho cậu bé tự kỷ Hà Nội bị chục trường học từ chối
Chị Hiền xin cho con trai tự kỷ được học hoà nhập với trẻ bình thường, hàng chục trường đã từ chối dù chưa một lần gặp em.
Ngày 1.3 vừa qua, lần đầu tiên cậu bé Bo (8 tuổi) được thử bước vào một lớp học ở quận Long Biên, sau gần 2 năm em chưa được nơi nào nhận kể từ khi rời mẫu giáo. Cậu bé được mời đến trải nghiệm buổi học này, sau khi một nhóm bạn trẻ đọc được nguyện vọng tha thiết của mẹ em tháng 1.2018.
Với mẹ Bo – chị Minh Hiền, 40 tuổi ( giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) – hôm đó là một ngày đáng nhớ đối với hai mẹ con, song ước mơ của chị không dừng ở đó. Chị muốn cậu bé đặc biệt của mình có một môi trường hoà nhập thực sự.
Bo cùng nhóm bạn trẻ tổ chức một ngày đến trường cho em vào 1.3 và 8.3 vừa qua. Ảnh: NVCC.
6 năm về trước, chị Hiền tham gia buổi họp lớp mà ở đó một người bạn nói về đứa cháu tự kỷ. “Lần đầu tiên nghe đến từ tự kỷ, tôi chợt hỏi: ‘Biểu hiện của bệnh là gì?’. ‘Không giao tiếp bằng mắt, chậm nói, hành vi lặp lại’, người bạn nói. Có một cơn lạnh chạy dọc sống lưng tôi. Tôi nôn nóng về nhà ngay để nhìn con mình và thấy đúng là con có những biểu hiện ấy”, chị kể.
Song, bản năng làm cha, mẹ luôn phủ nhận. Vợ chồng chị Hiền cố gắng tìm đủ lý do, rằng: “Con mình từng biết gọi mẹ”, “Vợ chồng mình đều bình thường”, “Quá trình mang thai mình vui vẻ”… Cảm giác không thể tin được hiện hữu hàng đêm.
Lúc đó Bo ngoài 22 tháng, cậu bé không còn biết gọi mẹ như hồi mười mấy tháng nữa. Em chỉ phát ra những tiếng ú ớ. Sau một khoảng thời gian mất cân bằng, vợ chồng chị Hiền nhìn thẳng vào sự thật. Họ bắt đầu tìm cho con các lớp can thiệp, bên cạnh ngày nửa buổi đi mẫu giáo và có giáo viên dạy kèm ở nhà. Tuy khó nhọc, chậm chạp nhưng Bo vẫn từng bước tiến lên.
Chị Hiền luôn song hành cùng con trong nhiều hoạt động. Ảnh: NVCC.
Trẻ tự kỷ kém về ngôn ngữ, giao tiếp, tương tác xã hội… Có những cái đương nhiên người khác làm được nhưng Bo phải học. Ví như để con uống nước, chị Hiền phải dạy qua các giai đoạn tu bình, xúc thìa, bóp sữa vào miệng, dùng ống hút, rồi mới đến dạy uống trực tiếp bằng cốc, mất vài tháng mới thành thạo.
Video đang HOT
“Để con biết đạp xe, tôi phải ấn chân con trên bàn đạp bên phải, chị của Bo ở đầu bên kia quay vòng chân bên trái. Cứ tập vậy, sau ba ngày Bo hiểu nguyên lý của việc đạp xe”, chị Hiền chia sẻ.
Tương tự, người thầy đầu không dạy được cho Bo bơi, chị Hiền đã tìm thầy thứ 2. Sau hai tháng Bo biết bơi, dù chỉ là bơi chó.
Người mẹ quan niệm hoà nhập là môi trường học có những cơ chế hỗ trợ để cá nhân được tham gia trọn vẹn, bình đẳng. Chính vì vậy chị bỏ qua các trường công trên địa bàn, trọng tâm hướng tìm các trường tư thục, nơi có ít học sinh, các cá nhân có khả năng nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Năm 2018 chị đã tìm hơn 10 trường trên địa bàn quần Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm song tất thảy đều từ chối.
Sau trải nghiệm ở trường Long Biên ngày 1.3 vừa qua, thấy con rất vui vẻ, mong ước cho con được đi học hòa nhập lại trỗi dậy trong người mẹ. Chị đã viết một “tâm thư” lên Facebook xin học cho con trong tâm thế vui vẻ:
“Profile ngắn gọn về Bo: Sinh tháng 8.2011, nghĩa là năm nay đi học chậm mất 2 năm
- Dễ thương, hay cười. 99% người gặp đều có cảm tình với Bo, 1% còn lại thì yêu thương Bo.
- Ngoan ngoãn, nghe lời và khá hợp tác
- Nói ngọng: đây là ưu điểm lớn của Bo khi con có thể khiến mọi người cười vui vẻ về phát âm của mình”.
Bo ngoan nên khi cha mẹ bận có thể gửi em cho người quen. Có một điểm mẹ Hiền tự hào là, chỉ cần gọi “Dậy thôi Bo” là em bật dậy bất kể mấy giờ. Ảnh: NVCC.
Chị Hiền cũng cam kết sẽ đưa Bo về ngay lập tức nếu con không thể hoà nhập, gây mâu thuẫn, gây mất ổn định trong lớp và nhà trường. “Con sẽ luôn có giáo viên đi kèm, không kỳ vọng vào việc con học kiến thức, không quan trọng thành tích học tập, không cần hồ sơ học bạ… Mình chỉ cần một môi trường bình thường để con có thể bắt chước, hoà nhập”, chị Hiền cho biết thêm.
Người mẹ không ngờ bài viết của chị đã khiến nhiều người xúc động và ngỏ ý giúp đỡ. Chị đã nhận được vài lời mời đến tham quan trường trong tuần này.
Đêm 20.3, chị Hiền khoe hai mẹ con vừa có buổi gặp mặt với một trường tư thục ở quận Bắc Từ Liêm và sau buổi trò chuyện nhà trường đã trao cho Bo một tấm vé đi học. 8 tuổi, Bo sẽ chuẩn bị vào lớp một đầu tháng 4 này.
Theo Phan Dương (Vnexpress)
Giám sát thực phẩm vào bếp ăn trường học: Phụ huynh phải vào cuộc!
Những vụ việc đáng tiếc có liên quan tới thực phẩm bẩn trong trường học thời gian gần đây đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc buông lỏng giám sát an toàn bếp ăn trường học.
Nhiều ý kiến cho rằng, phụ huynh cần được trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm tra nguồn thực phẩm con mình dùng tại trường.
Cần thêm nhiều "cửa"
Thời gian vừa qua, dư luận sửng sốt trước sự việc xảy ra tại Trường Mầm non Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), nhiều phụ huynh phát hiện ra thịt lợn mà con em mình ăn hàng ngày có nhiều hạch trắng, nghi là sán lợn. 2.000 trẻ em tạiThuận Thành đã được phụ huynh đưa đi xét nghiệm, 209 trẻ phát hiện dương tính với ấu trùng sán lợn.
Trường Mầm non ThanhKhương (Thuận Thành,Bắc Ninh) nơi có 209 trẻ xét nghiệm dương tính với ấu trùng sán lợn. Ảnh: I.T
Trong khi đó, báo cáo của Ban Quản lý an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh nêu rõ, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Hương Thành (đơn vị cấp thực phẩm cho nhiều trường trên địa bàn huyện Thuận Thành trong đó có Trường Mầm non ThanhKhương) lấy thịt lợn từ hộ kinh doanh ở xã Trí Quả (Thuận Thành) và một hộ ở xã Phú Thị (Gia Lâm, Hà Nội). Hộ ở xã Trí Quả mua của một hộ khác cùng xã, cả hai hộ này đều có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh cấp.
Có thể thấy, nguồn gốc của thực phẩm cung cấp cho Trường Mầm non Thanh Khương khá rõ ràng, các đơn vị cung cấp thực phẩm cũng có đầy đủ chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan chức năng cấp. Thế nhưng, việc thịt lợn nổi nhiều hạch trắng được đưa vào bếp ăn là có thật. Vấn đề cần được đặt câu hỏi chính là khâu kiểm tra, giám sát trước khi thực phẩm được đưa vào trường học đang bị buông lỏng?
Theo thống kê của Bộ Y tế, số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại trường học chỉ chiếm khoảng 3,7% tổng số các vụ ngộ độc thực phẩm trung bình hàng năm. Tuy nhiên, ở các vụ ngộ độc tại trường học, số trẻ bị mắc khá đông. Hơn nữa, các em còn nhỏ, sức đề kháng yếu, nếu bị ngộ độc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hậu quả gây ra đặc biệt nghiêm trọng. Chính vì vậy, những vụ việc liên quan tới an toàn vệ sinh thực phẩm học đường luôn gây lo lắng, bức xúc cho dư luận.
Để đảm bảo con mình được "ăn sạch" tại trường, chịHoàng Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cùng các phụ huynh trong lớp đã phải luân phiên nhau cùng nhà trường kiểm tra chất lượng thức ăn hàng tuần. "Sáng sớm hàng ngày, chúng tôi chia nhau dậy sớm để nhận thức ăn đưa vào trường cùng với các cô giáo. Vừa là để tăng sự gắn kết giữa nhà trường và phụ huynh, vừa là để đảm bảo được chất lượng thực phẩm đầu vào, trước khi chế biến cho các con". Chị Mai cho biết không phải phụ huynh không có niềm tin với nhà trường mà chỉ muốn tăng thêm một "cửa" để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Tuy nhiên, việc phụ huynh được ra vào, kiểm tra thực phẩm cho bữa ăn của con mình chỉ dễ dàng thực hiện ở một số trường tư, còn rất hiếm trường công lập làm được điều này. Chị Trần Phương Hà - Phủ Cừ (Hưng Yên) có con học tại một trường mầm non công lập chia sẻ: "Trường con tôi quy định 8 giờ sáng là đóng cổng không đón trẻ nữa, 4 giờ chiều mới mở cổng trả trẻ. Trong suốt thời gian đó, "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Nếu có việc gì thì gọi điện thoại cô ra tận cổng trao đổi. Thế thì giám sát thực phẩm vào trường kiểu gì?".
Chị Hà cũng cho biết, trong nhiều cuộc họp phụ huynh, chị cũng đã đề xuất Ban đại diện cha mẹ học sinh được quyền giám sát thực phẩm vào bếp ăn trường học, tuy nhiên chưa bao giờ đề xuất đó được giáo viên và trường lưu tâm.
Kiểm tra định kỳ, đột xuất
Ngày 19.3, Bộ GDĐT có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Trong đó, Bộ nhấn mạnh tới vai trò phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương. "Ngành giáo dục, ngành y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, huy động sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường trong việc giám sát công tác vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục" - công văn nêu rõ.
Ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết, Sở đã chỉ đạo các đơn vị, trường học tăng cường vai trò giám sát thường xuyên và đột xuất của Ban đại diện cha mẹ học sinh và ban chỉ đạo. Đặc biệt lưu ý kiểm tra tới nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm của đơn vị cung cấp thực phẩm. Phó Giám đốc Sở GDĐT khẳng định, yêu cầu được giám sát bếp ăn trường học của phụ huynh là chính đáng. Các trường đều có nhiệm vụ phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để mọi thông tin được công khai.
Còn theo PGS - TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), để hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc tại bếp ăn tập thể, trong đó có các trường học cần nhiều giải pháp đồng bộ. Cụ thể như: Yêu cầu hiệu trưởng hoặc người chịu trách nhiệm bếp ăn phải có cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm cho học sinh; làm việc và có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương trong công tác giám sát ATTP trong trường học. Ngoài ra, cơ quan chức năng đã đưa ra khuyến cáo đối với các trường học, đề nghị các trường thành lập ban giám sát ATTP, trong đó đại diện cha mẹ học sinh sẽ là một thành phần của ban này; nguyên liệu thực phẩm đầu vào phải có nguồn gốc rõ ràng; bếp ăn của các trường có trách nhiệm ghi chép, lưu trữ đầy đủ hồ sơ đối với các nguyên liệu chế biến bữa ăn trong trường.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung thì cho rằng, để đảm bảo được khâu ATTP bếp ăn học đường thì nhất định cần có sự phối hợp của 3 đơn vị: Đơn vị cung cấp thực phẩm, nhà trường và phụ huynh. Doanh nghiệp cung cấp thực phẩm cần phải có thẩm định của cơ quan chức năng. Nhà trường lựa chọn doanh nghiệp phải có thông báo tới phụ huynh công khai, ngoài ra cần phải có khâu hậu kiểm, truy xuất rõ nguồn gốc thực phẩm. Phụ huynh cần phải có những buổi kiểm tra bếp ăn định kỳ, đột xuất.
Theo Danviet
Điểm sáng nông thôn mới Điện Trung: Thu nhập đến 200 triệu/người/năm Sau khi được công nhận xã nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2014, xã Điện Trung, (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), đã không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm giữ vững danh hiệu và nâng cao chất lượng các tiêu chí Đổi mới mỗi ngày Ông Trần Tình - Chủ tịch UBND xã Điện Trung cho biết,...