Cái kết đắng cho “gái ế” tìm mọi cách lấy trai Hà Nội, nhà giàu
Hàng ngày tôi vẫn dành thời gian lên mạng, lướt các trang tâm sự, thấy những câu chuyện người ta viết về chồng về vợ mình bằng những tình cảm yêu thương mà thèm khát lẫn tủi thân vô cùng. Cũng vì sự nông nổi, hám lợi trước mắt, chính tôi đã đẩy cuộc đời mình xuống vực thẳm.
Tốt nghiệp đại học nhưng không xin được việc như ý, tôi xin làm nhân viên kinh doanh. Đi làm chịu bao mưa nắng ngoài đường lại thêm lương ba cọc ba đồng nên tôi chuyển sang công việc khác nhưng cũng không khá hơn.
Tôi cũng cảm thấy mình là người không may mắn trong chuyện tình cảm. Trước khi lấy chồng, tôi cũng từng trải qua cuộc tình đầu đời nhưng kết thúc đầy đau đớn.
Từ chuyện tình yêu, đến chuyện công việc, chưa bao giờ tôi được như ý muốn. Trong khi các chị em họ của tôi cũng học đại học nhưng chịu an phận về quê làm công việc văn phòng rồi lấy chồng sinh con, tôi lại có tư tưởng cao xa.
Tôi thấy không thể nói chuyện nổi với bọn con trai ít học ở quê, cũng không muốn về quê vì quá xa với văn minh và sự tiến bộ.
Khi mọi người xúm lại phân tích cho tôi, 27 gần 28 tuổi rồi, nên về quê tìm một công việc ổn định chứ không nên lông bông mãi, rồi còn lấy chồng sinh con không lại quá lứa lỡ thì ra đấy nhưng tôi bỏ ngoài tai tất cả.
Những lời họ nói khiến tôi bực mình vô cùng, đôi khi còn thấy căm thù vì luôn tưởng những lời khuyên đó là sự cợt nhả dành cho mình. Đối với tôi đó cũng là sự lạc hậu quê mùa và tật xấu hay soi mói đời tư của người nhà quê, tôi nuôi chí sẽ cho họ mở rộng tầm mắt về tôi.
Tôi không ngờ cơ hội đến với tôi nhanh thế, không lâu sau đó, qua facebook của một anh bạn đồng nghiệp từ xưa, tôi gặp chồng tôi nhờ cùng bình luận dưới bức ảnh của anh bạn.
Anh là trai Hà Nội , nhà cửa đoàng hoàng, đất nhà rộng rãi còn cho thuê lại. Anh hơn tôi một tuổi, làm địa chất và hay phải đi theo công trình. Tôi tìm mọi cách để có được tình yêu của anh. Sau 6 tháng nói chuyện trên mạng và 6 tháng mỗi tháng gặp nhau một lần, chúng tôi tiến tới hôn nhân.
Tôi tự đắc và vênh mặt với đời vì tôi lấy được chồng thành phố, rồi sẽ có hộ khẩu ở thành phố giống như ao ước bấy lâu nay.
Video đang HOT
Ảnh minh họa (Nguồn: Thoughtcatalog.wordpress)
Trong khi ai cũng thảng thốt nói tôi quá có phúc và tôi trong lòng cũng tự đắc vô cùng. Mẹ tôi đi mời đám cưới cũng mừng lắm. Ngày mẹ tôi đi mời cưới, một trong số các cô em họ tôi lúc tưởng mẹ tôi đã về liền phát ngôn ra một câu rất hồn nhiên: “Con thấy rất có vấn đề luôn, trai tân Thủ đô, 29 tuổi chưa lấy vợ, gia cảnh giàu có mà lại chọn chị H nhà mình thì hơi bị có vấn đề đấy” khiến cho mẹ tôi nghe vậy, xông vào tạt cho cô em họ tôi một trận.
Chuyện này đến tai tôi, tôi cũng bực bội nhưng giả vở điềm đạm, nói với em họ rằng tôi chẳng để ý đâu, chị em phải giữ hòa khí. Nhưng đến ngày rước dâu, tôi cố tình lôi cô ấy đi đưa dâu bằng được, mục đích để cho cô ta sáng con mắt thấy được cơ ngơi của gia đình nhà chồng tôi.
Có ai ngờ, hạnh phúc ấy ẩn chứa bi kịch từ hồi nào không hay. Gia đình chồng tôi bố mẹ mỗi người sống một nơi vì mâu thuẫn tiền bạc. Còn vợ chồng tôi hạnh phúc tình cảm được vài bữa thì anh ấy dở chứng, lòi ra đủ thứ tật xấu, lại càng ngày càng lạnh nhạt với tôi.
Tôi đã không hề biết là anh rượi chè, cờ bạc cá độ từ thời sinh viên, bố mẹ suốt ngày lo trả nợ. Không những thế, niềm vui từ trước đến nay của anh chỉ có game. Anh say game đến nỗi trông người lúc nào cũng thơ thẩn, không đi ra ngoài nhậu nhẹt cờ bạc thì ở nhà cũng chỉ cắm đầu vào trò chơi điện tử.
Ngoài ra, anh càng ngày càng lười, đi làm thì mâu thuẫn với đồng nghiệp rồi bỏ việc, tìm việc khác thì hôm được hôm chăng người ta cũng đuổi, để rồi càng có nhiều thời gian vào những thú vui tiêu khiển khác đến nỗi xã hội đen đến nhà đòi nợ.
Bao nhiêu tiền bạc mẹ chồng tôi dành dụm cũng phải đem cống nạp hết. Sau nhiều lần, đến khi mẹ chồng tôi không còn khả năng trả thì anh sợ bị bọn đòi nợ xử nên bỏ nhà đi.
Gia đình tôi một căn nhà trống không ai ở cho thuê, đó cũng là nguồn thu nhập chính của mẹ chồng tôi giờ đây hàng tháng đều dành để trả nợ lãi cho con trai.
Trước khi về nhà chồng, công việc của tôi đã không ổn định, cứ ngỡ như chuột sa chĩnh gạo, nghe lời chồng tôi nghỉ làm ở nhà chăm lo việc nhà để rồi bây giờ thất nghiệp. Khi tôi vào viện chờ sinh, nhà không còn nổi một đồng, mẹ chồng tôi phải đi vay tiền để lo cho tôi.
Bây giờ, 30 tuổi, một nách con, tôi oán thán chính mình vì tự để bản thân cho trôi qua đi hết tuổi thanh xuân mà vẫn chưa thôi khờ dại, vẫn quá sốc nổi.
Nếu không có mẹ chồng tốt với tôi và cũng vì sợ mất mặt khi bế con về ngoại thì tôi cũng đã chấm dứt cuộc hôn nhân này rồi. Tôi thấy xấu hổ vô cùng.
Hai bé bị bỏ rơi trên đê mất mẹ và ông ngoại trong vòng vài tháng
Mẹ và ông ngoại mất, Quỳnh Anh và Nam được bác mang cho nhà chùa nhưng vì thủ tục chùa không thể nhận nuôi, hai bác đưa cháu ra đê sông Hồng chờ người nhặt.
Chiều 12/1, đại diện phòng tư pháp phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, xác nhận hai cháu bé bị bỏ rơi trên đê sông Hồng hôm mùng 9/1, được khai sinh và từng sinh sống với mẹ và ông ngoại tại đường An Dương, phường Yên Phụ. Nhưng một thời gian sau khi mẹ và ông mất, chúng được người bác cho chùa ở Thường Tín nhận nuôi.
Theo hồ sơ tư pháp, tháng 5/2016, Bùi Quỳnh Lê (sinh năm 1985), mẹ của hai bé, kết hôn cùng Đào Minh Cường (38 tuổi) trú tại Phúc Xá, quận Ba Đình. Hai người có với nhau một con chung 14 tuổi, sau một thời gian thì vợ chồng ly thân.
Sau ly thân với Cường, Bùi Thị Lê sinh thêm hai người con là Quỳnh Anh và Nam. Gia đình có làm thủ tục khai sinh cho hai cháu theo giấy chứng sinh, nhưng không xuất trình được giấy tờ tùy thân cũng như hộ khẩu của người cha, bản thân Lê không xác định được bố của hai đứa bé là ai. Do vậy, trên thủ tục pháp lý, Cường đứng tên bố hai bé trong giấy khai sinh.
Tuy nhiên, Cường không cho hai bé nhập hộ khẩu về gia đình mình, do không phải con đẻ. Hai bé ở với mẹ và ông ngoại trên đường An Dương, phường Yên Phụ.
Quỳnh Anh (áo đỏ) và Nam (áo vàng) đang được nhận nuôi.
Tháng 6/2020, Lê qua đời do bệnh nặng, ông ngoại nhận nuôi hai bé, nhưng không bao lâu ông mất. Hai người bác do không đủ điều kiện nuôi cháu, nên liên hệ cho một chùa ở Thường Tín nhận nuôi vào tháng 9/2020.
Tuy nhiên, người cha trong giấy khai sinh là Cường không chịu hợp tác với phường Yên Phụ nhập, chuyển khẩu cho hai cháu, nên nhà chùa không thể nhận nuôi hai trẻ. Ngày 6/1, chùa gọi điện cho bác ruột của hai bé xuống đón cháu về. Vì hoàn cảnh khó khăn, chồng chạy xe ôm, vợ bán hàng vặt không đủ điều kiện nuôi hai cháu, đến ngày 7/1, người bác đến đón các cháu nhưng khi đi tới điếm 97 bờ đê sông Hồng thuộc địa bàn xã Lê Lợi thì đã bỏ lại hai cháu ở đây. Sau đó, người bác này đứng cách khoảng 50m để chờ người phát hiện, nhận hai cháu rồi mới rời đi.
Chiều 12/1, nhà bác của hai bé đóng kín cửa không có ai ở nhà. Hàng xóm cho biết cách đây ít tháng, khi Lê chưa mất có thấy Quỳnh Anh và Nam sống tại đây, nhưng sau đó họ nghe tin hai bé được cho nhà chùa nuôi.
Ngôi nhà cổng màu xanh từng là nơi sinh sống của hai cháu bé bị bỏ rơi. Ảnh: Nguyễn Ngoan
"Khi nghe tin hai cháu bị bỏ trên đê tôi rất bất ngờ. Tôi mong hai cháu được nhận nuôi để có một cuộc sống tốt hơn", người hàng xóm nói.
Sáng cùng ngày, ông Phát, chủ tịch xã Lê Lợi, cho biết chiều 11/1 đã có hai người tìm đến trụ sở ủy ban tự giới thiệu là người thân của hai cháu bé.
Tại trụ sở UBND xã, hai người này xuất trình giấy tờ tuỳ thân và giới thiệu là anh của mẹ đẻ hai cháu. Họ mang theo bản sao giấy khai sinh của hai đứa trẻ do UBND phường Yên Phụ (Tây Hồ) cấp vào tháng 9/2020.
Trong giấy khai sinh ghi rõ, bé gái tên là Quỳnh Anh, sinh năm 2016, bé trai là Nam, sinh năm 2018. Người thực hiện khai sinh là bố của hai cháu nhưng theo cung cấp từ người bác thì đây là bố dượng, không phải bố đẻ. Tuy nhiên, đây là bản sao nên chính quyền xã đang tiếp tục yêu cầu cung cấp bản chính giấy khai sinh.
Theo chủ tịch UBND xã, tại buổi làm việc, hai người bác trình bày hiện hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, không có nhà, phải ở nhờ nhà chú nên không thể nuôi dưỡng hai cháu. Họ mong muốn nhờ ai đó nuôi dưỡng Quỳnh Anh và Nam.
"Chúng tôi đã yêu cầu người bác này trong hôm nay phải cung cấp giấy khai sinh bản gốc của hai cháu cho xã để tiến hành xác minh, làm các thủ tục theo quy định", ông Phát nói.
Trước đó, trưa 9/1, bà Bích (49 tuổi, ở thôn Hạ Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín) và em gái phát hiện hai cháu nhỏ cầm túi xách, đứng khóc trên đê sông Hồng. Hỏi chuyện, bà biết bé gái tên Quỳnh Anh, 5 tuổi, và bé trai tên Nam, 3 tuổi.
Quỳnh Anh nói rằng bố mẹ chết rồi, người bác tên Tâm đem hai cháu bỏ ở đây. Kiểm tra chiếc túi bé gái đang giữ, người phụ nữ thấy quần áo, giày dép và một số đồ dùng. Lúc sau, bé gái lấy từ túi quần số tiền 1,2 triệu đồng và một bức thư tay với nội dung: "Tôi có hai đứa cháu này, bố mẹ chúng đều chết rồi, tôi không nuôi được. Ai nhặt được xin nuôi hai cháu, tôi xin cảm ơn".
Hà Giang tiếp nhận 45 công dân do Trung Quốc trao trả Ngày 17/11, tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Hà Giang) phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tiến hành tiếp nhận 45 công dân Việt Nam do Công an châu Văn Sơn, Trung Quốc trao...