Cái kết của ‘Vua sư tử’ thực tế rất bi thảm, kinh hoàng?
Ý tưởng gốc của tác phẩm kinh điển “ The Lion King” kết thúc rất bi thảm, không hề tươi sáng như trên phim.
Tác phẩm The Lion King (tựa Việt: Vua sư tử) của đạo diễn Jon Favreau đang làm mưa làm gió tại các rạp với doanh thu gần 1,2 tỷ USD và có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bộ phim được làm lại từ tác phẩm kinh điển cùng tên năm 1994 của các đạo diễn Rob Minkoff và Roger Allers.
Nội dung phim kể về cuộc chiến giành quyền lực của gia đình sư tử Mufasa ở Phi châu. Nhân vật người chú ác độc Scar đã lấy mạng anh trai mình là đức vua Mufasa, khiến cho cháu mình là Simba phải lưu lạc nhiều năm trời. Sau đó Simba trở lại, quyết đấu trận kiêu hùng với chú, trở lại ngai vua, giành lấy bình yên cho muôn loài.
Người chú Scar luôn muốn hại chết cha con Mufasa để cướp ngôi cai trị. Ảnh: Disney.
Đó là những gì mà khán giả qua bao thế hệ được biết về Vua sư tử. Thế nhưng, ý tưởng ban đầu của các nhà làm phim khi sáng tạo tác phẩm này khiến nhiều người phải bất ngờ.
Theo đó, chú sư tử con Simba suýt bị lấy mạng cùng với cha mình. Để giành ngôi báu, Scar đã cấu kết với bọn linh cẩu để lấy mạng đứa cháu bé bỏng bằng cách dụ đàn trâu chạy giẫm lên. Vì cứu con, đức vua Mufasa đã xông vào giữa đàn trâu điên. Không may là khi cứu được Simba, nhân vật này bị em trai mình xô từ mỏm đá xuống mà chết.
Nhà sản xuất của The Lion King (1994) là Tom Schumacher tiết lộ kịch bản ban đầu của phim là sau khi lấy mạng được người anh trai, Scar tiến đến bên đứa cháu bé bỏng. Nhân vật này ngậm hoàng tử vào miệng và chuẩn bị cắn cho gãy cổ sinh linh tội nghiệp, thế nhưng hành động đó ngay lập tức bị phát hiện bởi các động vật xung quanh.
Muôn loài đã thốt lên: “Lạy Chúa, ngài đã cứu cậu ấy khỏi đám trâu điên đó!”. Bất đắc dĩ, Scar phải nuôi đứa cháu của mình.
Tom Schumacher cho biết thêm, hành động Simba trốn thoát khỏi người chú máu lạnh cũng không có trong kịch bản. Do đó, cũng chẳng có hai nhân vật chồn đất Timon và heo rừng Pumbaa. Chẳng có giai điệu Hakuna Matata mà các nhân vật hát vang trong bản phim năm 1994.
Suýt chút nữa lịch sử sáng tạo đã “thổi bay” hai nhân vật Timon và Pumbaa. Ảnh: Disney.
Khi đang nuôi lớn Simba, Scar đường hoàng bước lên ngôi vua. Thế nhưng Tom Schumacher không cho biết thêm cốt truyện sau đó diễn biến như thế nào nếu tuân theo các ý tưởng ban đầu ấy.
Sau khi xem xét lại, đội ngũ làm phim của Vua sư tử năm 1994 thấy ý tưởng như thế quá đen tối nên đã sáng tạo khác đi. Theo đó, Simba trốn thoát khỏi người chú và bọn linh cẩu đang đuổi theo phía sau. Cậu đi đến vùng đất của Timon và Pumbaa, được nuôi lớn giữa cuộc sống đầy hạnh phúc.
Đó là những gì mà khán giả chứng kiến khi bản phim năm 1994 ra mắt. Song, vẫn có một ý tưởng ban đầu nữa khác xa với bản phim năm 1994 mà các nhà làm phim từng ấp ủ thực hiện. Nếu trong bản phim cách nay 25 năm, nhân vật Rafiki là một con khỉ đầu chó, đóng vai trò là cánh tay đắc lực của Mufasa thì thì ở kịch bản gốc, Rafiki là một con báo. Và kỳ lạ hơn, Rafiki nuôi lớn Simba. Chuyện đó đã không xảy ra trên phim.
Nhân vật Rafiki trong bản phim năm 1994 là một con khỉ đầu chó, đó là quyết định cuối cùng của các nhà làm phim khi ấy. Ảnh: Disney.
Bộ phim Vua sư tử suýt chút nữa nhuốm màu u ám, theo đó cái ác, sự tiếm quyền và lộng hành lên ngôi thay vì công lý được thực thi. Và nếu các nhà làm phim triển khai theo ý tưởng gốc, Simba có chống lại Scar không vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Ở một nguồn tin khác, Scar còn lấy mạng Simba ở cuối phim, sau đó bị rơi xuống cơn bão lửa cháy rừng. Scar tuy chết nhưng gương mặt vẫn đầy hạnh phúc, mãn nguyện vì đã lấy mạng được đứa cháu Simba của mình. Cái kết này quá bi thảm và kinh hoàng nếu đưa lên phim.
Bộ phim hoạt hình The Lion King ra mắt năm 1994 mang về cho “ông lớn” Disney trên 968 triệu USD doanh thu toàn cầu lúc bấy giờ. Bản hùng ca về muôn loài được thực hiện bằng đồ họa 2D, vẽ tay trở thành một trong những tác phẩm hoạt hình nổi tiếng bậc nhất của thập niên 1990.
Bộ phim với kịch bản “chốt” cuối cùng đầy giá trị nhân văn đã trở thành kinh điển dù đã qua hơn 20 năm.
Trailer The Lion King
Theo zing.vn
Cái kết của The Lion King thật ra không hề "tươi sáng" như chúng ta biết
Có lẽ, The Lion King chưa bao giờ có một cái kết tươi sáng đến thế cho đến khi được các nhà sản xuất đưa lên màn ảnh.
Disney được coi là xưởng phim nuôi dưỡng giấc mơ khi đưa hàng loạt những câu chuyện cổ tích nổi tiếng lên màn ảnh. Các bộ phim cho ra đời đều là những câu chuyện đẹp với cái kết đầy diệu kỳ, viên mãn, mang đậm màu sắc "thần tiên", trong sáng. Thế nhưng, đôi khi bạn nên hiểu rằng, những gì bạn thấy chưa chắc đã là sự thật, thậm chí còn khác xa đi rất nhiều. Những câu chuyện của Disney cũng vậy. Dường như luôn có điều gì đó đen tối hơn ẩn chứa phía sau những bộ phim.
Với The Lion King, chúng ta phần nào đã được thấy sự bi kịch ấy khi mẹ của Bambi ra đi và một lần nữa khi Scar hại Mufasa. Nhưng nếu Disney giữ nguyên kịch bản như ban đầu, bộ phim Vua Sư Tử huyền thoại thậm chí có thể đã khiến khán giả phải sợ hãi hơn rất nhiều.
Disney - lâu đài "mơ ước" của những giấc mơ diệu kỳ còn đang ẩn giấu bí mật đáng sợ.
Theo như kịch bản ban đầu của các nhà sản xuất thì cuộc chiến giữa Simba và Scar (hay Taka) dường như đã khác đi một chút. Trên những gì được tiết lộ, trong cuộc chiến này, Scar mới là người chiến thắng chứ không phải Simba. Thậm chí, Simba còn bị người chú Scar ác độc xô ngã từ mỏm đá Pride Rock thay vì điều ngược lại.
Simba là người chiến thắng và đã đẩy Scar khỏi Pride Rock trong bản công chiếu...
Nhưng kịch bản gốc lại cho thấy điều ngược lại.
Ngay khi cho rằng người thừa kế ngai vàng đã rơi vào cái chết, Scar nói: "Chúc ngủ ngon, hoàng tử ngọt ngào" - câu nói nổi tiếng trích từ vở kịch Hamlet, tác phẩm được cho là đã ảnh hưởng đến Vua Sư Tử nhiều nhất. Tin rằng Simba đã thật sự chết, Scar cười một cách điên dại trong khi ngọn lửa lớn đang lan đến rất gần. Scar bị thiêu sống trước mắt khán giả. Cuối cùng, Simba hóa ra chưa chết và đã trở lại vương quốc sau mùa thu. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, kể cả tin mừng là Simba còn sống thì cũng không thể phủ nhận rằng cái chết của Scar thực sự man rợn.
Điều đáng nói là ngay cả khi bị ngọn lửa thiêu sống, Scar vẫn vui mừng khi biết rằng đã lấy mạng được cháu mình một cách máu lạnh. Thậm chí nỗi đau của cái chết cũng không làm át đi được niềm vui sướng của gã khi được lấy mạng một sinh mạng khác. Cái kết này thật sự quá mức kinh khủng, có khi còn mang chút "bệnh hoạn". Chính vì thế, các nhà sản xuất của Disney đã quyết định làm lại nó như bây giờ, rằng Scar sẽ bị kết liễu bởi đàn linh cẩu. Họ cũng thấy rằng việc đưa thêm đàn linh cẩu vào phim sẽ tăng kịch tính, tạo độ gắn kết và hợp lý giữa các tình huống trong tác phẩm.
Dù bị thiêu sống đến chết, Scar vẫn cười man dại khi lấy mạng được một sinh mạng khác- cháu trai Simba.
Trong khi đó, phiên bản live-action có cái kết xuất hiện bầy linh cẩu chỉ chờ để xử tên Scar.
Thật thú vị khi đội ngũ sản xuất Beauty and the Beast ban đầu cũng muốn để Gaston chết theo cách tương tự, ngoại trừ việc gã bị sói ăn thịt chứ không phải linh cẩu. Kể từ đó, có thêm rất nhiều những nhân vật phản diện của Disney có cái kết khá "đen tối". Bạn có nhớ khi ông Clayton bị treo ở Tarzan hay cách mà Frollo lao vào cái chết trong The Hunchback of Notre Dame (Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà)? Phải chăng Disney đang ngày càng hướng tới việc đưa ra thông điệp "trừng trị" vai phản diện với những gì chúng xứng đáng nhận lấy?
"Beauty and the Beast"
Mr Clayton với cái kết bi thảm
Frollo là phản diện khác cũng có kết cục thảm khốc.
Nếu vậy, có lẽ sẽ không quá bất ngờ nếu như Disney đưa kết thúc thảm khốc ban đầu vào The Lion King bản remake lần này. Nhưng cuối cùng thì thay vì để Scar bị thiêu thành tro bụi, Jon Favreau vẫn trung thành với kết thúc đã được ra mắt. Một lần nữa, đàn linh cẩu xé xác Scar bằng hàm răng của mình, đảm nhận vai trò của chúng trong vòng tròn sinh tồn khắc nghiệt vĩ đại và đáng kinh ngạc của cuộc sống.
Trailer The Lion King
Theo helino.vn
Review 'The Lion King': CGI mãn nhãn, là phiên bản live-action bám sát nguyên tác nhất của Disney từ trước đến nay The Lion King là phiên bản live-action được chuyển thể dựa trên bộ phim hoạt hình cùng tên ra mắt năm 1994- tuyệt phẩm đã trở thành một phần tuổi thơ của biết bao thế hệ 9x. Bộ phim hoạt hình thành công nhất mọi thời đại của Disney không chỉ là một cuộc hành trình thú vị tràn đầy tiếng nhạc mà...