Cái kết bất ngờ khi từ chối lấy người giàu để làm dâu gia đình khó khăn
Ngày cô bước lên xe hoa về nhà chồng ai cũng bảo cô dại dột khi lựa chọn người đàn ông tay trắng. Trước đó, cô đã kiên quyết từ chối biết bao bao người giàu có và sẵn sàng cho cô một cuộc sống giàu sang.
Cô nổi tiếng là cô gái xinh xắn, thông minh, khéo léo trong vùng. Chẳng những thế, cô may mắn được sinh ra trong gia đình giao giáo, khá giả. Từ bé cô đã được bố mẹ giáo dục bài bản và lớn lên trong môi trường tốt. Vậy nên, khi trưởng thành cô vừa là cô gái đã đẹp người lại còn đẹp nết. Mặc dù gia đình khá giả là vậy nhưng chưa bao giờ cô tỏ vẻ kiêu căng, khinh thường người kém may mắn hơn mình. Làng trên, xóm dưới ai cũng không ngớt lời khen ngợi cô.
Tốt nghiệp đại học ra trường cô xin được một công việc tốt bằng khả năng của mình mà chẳng cần nhờ đến bố mẹ, gia đình. Khi mọi thứ đã dần ổn định cũng là lúc cô phải nghĩ đến một gia đình nhỏ cho riêng mình. Có lẽ với cô để tìm một người đàn ông quả là chẳng có gì khó khăn. Từ ngày còn đi học, nhiều chàng trai con nhà giàu có đến những người đàn ông thành đạt đã có ý theo đuổi cô. Họ sẵn sàng tặng cô những món quà đắt tiền, đưa đón cô bằng xe sang đắt tiền hoặc đáp ứng bất cứ điều gì nếu cô muốn. Thế nhưng, đáp lại tất cả những điều ấy, cô chỉ khéo léo từ chối bởi bản thân cô không cần những điều đó cũng như không muốn lợi dụng hay mắc nợ ai cả. Chính điều đó lại càng làm mọi người nể phục, quý mến cô hơn.
Thế rồi, khi vừa tròn 25 tuổi, cô cũng đã thông báo với gia đình sẽ dẫn người yêu về ra mắt. Trước khi về cô cũng đã tuyên bố với gia đình rằng dù có thế nào đi nữa thì cô sẽ lấy người ấy làm chồng. Đó là người cô yêu và yêu cô chân thành. Anh không đẹp trai, không giàu có thậm chí gia đình còn rất khó khăn. Ban đầu, bố mẹ cô phản đối kịch liệt nhưng trước sự quyết tâm của cô thì họ cũng phải miễn cưỡng chấp nhận. Họ không thể hiểu vì sao cô từ chối biết bao người đàn ông tốt, giàu có, thành đạt để lấy một người đàn ông nghèo khó và hiện tại chỉ có hai bàn tay trắng. Ấy vậy mà, ngày khoác lên mình bộ váy cưới trắng tinh, cô đã cười hạnh phúc biết bao nhiêu khi nắm chặt tay chú rể tiến về lễ đài thành hôn. Ai cũng bảo cô rằng dại dột lựa chọn vội vàng, rồi lại nói anh đã lợi dụng cô chứ chẳng hề yêu đương gì. Bỏ ngoài tai mọi lời bàn tán, xì xào, anh và cô vẫn nắm chặt tay tiến về phía trước dẫu còn thật nhiều khó khăn.
Ngày cưới ai cũng bảo tôi dại dột (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cưới nhau xong, cô và anh phải thuê trọ trong một căn nhà chật hẹp, ẩm thấp khác xa với căn nhà xa hoa mà cô vẫn ở. Ngoài việc lo lắng cho cuộc sống hai vợ chồng, cô phải lo cho gia đình chồng còn nhiều khó khăn, lo cho các em còn phải ăn học ở quê. Tuy vất vả, khó khăn là vậy nhưng chưa bao giờ cô trách móc anh hay hối hận về quyết định của mình.
Tuy không gian là chật hẹp nhưng tổ ấm của họ lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười hạnh phúc. Ngày ngày anh đưa cô đi làm rồi lại đón cô về. Anh miệt mài làm việc ngày đêm với những dự án, những bản thiết kế để kiếm tiền, để tích góp làm giàu. Động lực giúp anh luôn nỗ lực không ngừng và không ngại bất cứ gian khổ nào đó chính là tình yêu, sự tin tưởng của cô dành cho anh. Và rồi, cuộc sống đã không phụ lòng người. Sau 3 năm cưới nhau, anh đã có thể mua nhà, mua xe bằng chính sức lực và tiền bạc mà mình kiếm ra. Anh ôm cô trong niềm hạnh phúc và đặt chìa khóa nhà, xe vào tay cô. Cô nhìn anh đầy tự hào và ngập tràn yêu thương. Cô đã không sai khi lựa chọn anh làm chỗ dựa cho cuộc đời mình. Và giờ nếu ai đó cho cô lựa chọn lại, cô vẫn chọn được yêu anh, lấy anh chứ không phải những người đàn ông giàu có kia.
Cô nói rằng: “Điều quan trọng nhất là người ta yêu mình chân thành và sẵn sàng làm mọi thứ để mình được hạnh phúc. Những người đàn ông kia chỉ là tức thời ham muốn có được tôi chứ không phải tình yêu. Khi có được rồi họ sẽ không biết trân trọng nữa mà lại đi tìm niềm vui mới. Ở với những người như vậy dù có giàu sang đến thế nào cũng sẽ cô đơn và tổn thương vô cùng.”
Theo Blogtamsu
"Vắt óc" cải tạo chồng
Những ông chồng gia trưởng luôn khiến không khí gia đình trở nên bí bách, ngột ngạt. Song vẫn có nhiều chị em khôn khéo biết "bắt mạch kê đơn", cải tạo bệnh gia trưởng của chồng khiến cuộc sống dễ thở hơn.
Chị Thanh (Nam Định) có ông chồng nổi tiếng gia trưởng, độc đoán. Anh Hưng - chồng chị từ bé đã được bố mẹ nuôi chiều và dạy dỗ: "Là đàn ông phải là trụ cột, là người quyết định mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà". Cái tư tưởng ấy ngấm vào đầu anh, khiến cuộc sống của chị thực sự mệt mỏi, bế tắc. Nhớ hồi mới cưới, hễ chị Thanh đưa ra ý kiến gì là anh đều gạt phăng đi: "Đàn bà biết gì mà nói", hoặc "Nghe đàn bà là hỏng hết việc". Đôi lần không thể chịu nổi, chị cũng vùng lên đấu tranh nhưng kết quả chỉ thấy thiệt thân khi anh đáp trả cho chị vài cái "bánh vả".
Từ những lần đau thương ấy, chị Thanh rút ra bài học: "Cải tạo chồng gia trưởng là một cuộc cách mạng trường kì, phải vừa kiên nhẫn, vừa mềm mỏng, nóng vội là hỏng hết chuyện lại càng mang vạ vào thân". Vậy là chị lên kế hoạch cho "kháng chiến dài lâu". Chị Thanh tâm đắc bật mí: "Chồng mình cho rằng lão ấy luôn đúng, luôn muốn đứng trên người khác, đặc biệt là vợ. Ở nhà, nói một thì nhất định vợ chỉ được biết một, cấm được cãi. Thế nên lúc lão ấy "phát" bệnh gia trưởng, thì mình chẳng dại gì mà tranh cãi. Thắng chưa thấy đâu, đã thấy nổ đom đóm mắt rồi. Tốt nhất khi đó, lão ý nói gì cũng chỉ "dạ, vâng" và im lặng là vàng".
Chiến thuật của chị Thanh rất đơn giản, hễ chồng nổi máu độc đoán thì chị sẽ tỏ ra ngoan ngoãn nghe theo chồng. Khi nào hai vợ chồng vui vẻ, chị mới thỏ thẻ đưa ra ý kiến của mình, tất nhiên là nói thật khéo. Chị nhớ hè năm kia, anh chị định đi du lịch. Như thói quen chẳng cần bàn bạc gì với vợ, anh đã tự ý đặt vé đặt phòng rồi báo chị xin nghỉ hôm sau đi chơi. Vì nghỉ dài ngày bất ngờ mà công việc của chị bị trì hoãn, thưởng quý đó chị cũng bị cắt luôn. Vừa tiếc thưởng vừa giận chồng tím mặt nhưng chị vẫn cố "ngậm bồ hòn" làm theo sự sắp xếp của anh.
Sau chuyến du lịch, trong lúc chồng đang vui vẻ, chị mới thỏ thẻ kể cho chồng nghe chuyện bị cắt thưởng, đương nhiên tỏ thái độ ấm ức vì cố gắng cả quý mà chẳng được gì. Anh nghe vậy cũng bức xúc thay cho chị, hỏi ra mới biết nguyên nhân do chuyến du lịch, chính xác hơn là sự độc đoán của anh khi không bàn trước với vợ. Lúc ấy anh ngớ người ra, chị thì cười động viên anh "thôi bù lại em được chồng cho đi chơi, còn thưởng quý tới em sẽ chăm chỉ làm việc để kiếm về" càng làm anh thêm áy náy. Cũng từ chuyện đó, khi làm việc gì anh đều thông báo trước hoặc hỏi qua ý kiến của vợ.
Không những vậy, chị Thanh còn có một chiến thuật khác là nhõng nhẽo nhờ vả chồng. Chẳng là anh Hưng cứ đi làm về là vắt chân lên xem ti vi hoặc lướt web, mặc kệ cho vợ mệt bở hơi tai với nhà cửa, bếp núc. Chị khá bực mình nhưng cái tư tưởng "đàn ông không được vào bếp" đã ăn sâu vào máu anh rồi. Vậy nên chị lại nén bực rồi nhẹ nhàng nhờ anh "đóng giúp em cái đinh" hoặc "lắp hộ em cái quạt"...
Chị tíu tít khoe: "Ở nhà mình chuyên phá còn chồng chuyên sửa. Mình cứ cố tình làm hỏng cái này cái kia, tất nhiên hỏng nhẹ thôi, xong lại năn nỉ ỉ ôi lão chồng sửa giúp. Lúc đầu lão càm ràm nhiều lắm, mình mặc kệ, cứ nỉ non nhiều vào. Thế rồi lão cũng phải đi làm giúp mình. Xong việc tất nhiên pha cho lão cốc nước, kèm theo mấy lời khen ngợi có cánh kiểu như "Chồng em giỏi quá, cái gì cũng biết làm", "Thế mới đáng yêu chứ, chồng chẳng để vợ vất vả mấy việc nặng nhọc này"... Dù biết mình nịnh nhưng lão chồng vẫn cười tít mắt. Và rồi dần dần thành thói quen, lão giúp mình việc này việc kia rất tự nguyện. Sau hơn 3 năm kiên trì, giờ khối người trố mắt lên khi thấy chồng mình cùng vào bếp hay dọn dẹp nhà cửa với vợ đấy".
"Sống chung với người chồng gia trưởng không khó, chỉ cần mình khéo léo một chút, để tâm và kiên trì hơn thì cuộc sống dễ thở hơn rất nhiều". (Ảnh minh họa).
Cũng có chồng luôn có tư tưởng "Phụ nữ biết gì mà nói", Nga (Hà Nội) đã phải vắt óc tìm cách "cải tạo" chồng. Nga cho biết năm đầu hôn nhân của vợ chồng cô luôn trong tình trạng cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Cũng tại vì cái tội coi thường vợ, luôn luôn nhất mực làm theo ý mình, luôn coi mình là nhất của Tân - chồng Nga. Cô cũng đã thử mọi cách, từ mềm mỏng đến cứng rắn nhưng không hề làm chồng thay đổi mà tình trạng còn tồi tệ hơn. Sau bao ngày vắt tay lên trán, cuối cùng Nga đã tìm ra cách để xử lý ông chồng cực kì gia trưởng của mình.
Cô bật mí: "Chồng mình khá độc đoán, luôn thích mình là trung tâm, là số một nên mình đã nghĩ ra cách khích tướng và gài bẫy chồng. Nếu mình muốn đi du lịch, mình sẽ đánh tiếng với chồng là 'Mấy đứa công ty em hết đứa này đến đứa kia khoe sắp đi du lịch chứ. Rõ hâm, đi vào dịp lễ vừa đông lại vừa bị chặt chém, sung sướng gì'. Thế là chồng mình chen ngang: 'Đúng là đàn bà, lúc nào cũng lo tiền nong đắt rẻ. Nghỉ dài ngày thế chẳng đi du lịch thì đi đâu, đợt tới nhà mình cũng đi...'. Đấy, mình chỉ cần khích thêm vài câu nữa là sẽ được đi đúng nơi mình muốn". Người ngoài nhìn vào, ai cũng nghĩ Tân là người quyết định mọi chuyện, nhưng thực ra đều là ý muốn của Nga.
Cũng để "tẩy não" chồng cho sạch tư tưởng "đàn bà biết gì mà nói", Nga bỏ thời gian tìm hiểu về những thứ chồng thích, như bóng đá chẳng hạn. Vậy là đôi lần ngồi ăn cơm, khi đang có trận đấu nào đó, Nga vô tình thốt ra tên một vài cầu thủ hoặc dự đoán kết quả trận đấu. Một hai lần đầu, chồng cô cười khểnh coi thường. Nhưng sau vài lần cô nói đúng, tự nhiên Tân thấy tò mò: "Làm sao em biết chuẩn thế". Tất nhiên sau đó vợ chồng Nga sẽ bàn luận về nó. Dần dần, theo thói quen mọi việc Tân thường trao đổi hoặc tranh luận công bằng với vợ. Thậm chí giờ đây anh còn tham khảo ý kiến của vợ trong công việc, đó là một điều thành công ngoài sức tưởng tượng của Nga. Cô cười tươi chia sẻ: "Sống chung với người chồng gia trưởng không khó, chỉ cần mình khéo léo một chút, để tâm và kiên trì hơn thì cuộc sống dễ thở hơn rất nhiều".
Theo Afamily
Chồng ốm liệt giường, vợ "đi "cặp" một lúc 3 người Vợ tôi làm cho nhà nước nên tuy thu nhập không cao nhưng bù lại cô ấy có nhiều thời gian chăm sóc cho gia đình. Mọi việc trong nhà đều do một tay vợ lo toan, sắp xếp ổn thỏa. Sau 1 tuần theo dõi sát sao thì tôi đã biết được sự thật cay đắng. Cô ấy cặp kè một lúc...