Cái kết bất ngờ cho người phụ nữ tình nguyện trồng rau, nuôi lợn gửi tiền cho chồng đi học
Anh đi đâu để tìm được người phụ nữ thứ hai như chị Dung đây? Chị động viên anh đi học, gửi tiền đều đều cho anh chẳng một lời kêu ca, chẳng bao giờ hỏi về các mối quan hệ của anh trên thành phố…
Việt phải lòng cô gái tên Dung làng bên, các cụ lại vun vào “lấy vợ về rồi bảo ban nhau làm ăn”, thế là mới hơn 20 tuổi đầu, anh Việt đã lập gia đình.
Kết hôn xong lại sinh con ngay, cuộc sống gia đình khó khăn thiếu thốn đủ bề. Anh chị bàn nhau, nếu cứ mãi ở cái làng quê nghèo này thì chẳng biết bao giờ mới khá lên được. Thế là một kế hoạch táo bạo được lập ra: Việt sẽ đi học đại học, còn chị Dung ở nhà làm lụng nuôi chồng con. Đáng nói người đề xuất ý tưởng ấy lại chính là chị Dung. Mọi người hỏi, không sợ “thả” chồng lên thành phố là mất à, chị cười tươi rói: “Em tin tưởng anh ấy!”.
Vốn thông minh, sáng láng, kiến thức cũ chưa quên, lại chăm chỉ ôn luyện lại, anh Việt đã thành công đỗ vào một trường về kinh tế có tiếng. Lên thành phố, anh Việt vừa học vừa đi làm thêm để đỡ đần gánh nặng cho vợ. Còn chị Dung ở nhà thì thức hôm sớm khuya trồng rau, nuôi lợn kiếm tiền nuôi con và gửi cho chồng trên thành phố. Lúc nào rảnh rỗi là anh Việt lại về với vợ, với con. Trên thành phố nào thiếu gì các cô nữ sinh xinh đẹp, thu hút, nhưng anh Việt chẳng bao giờ dấu diếm chuyện mình đã có vợ con ở quê cả, một lòng chú tâm vào học hành không để ý đến điều gì khác.
Cứ thế 4 năm trôi qua, anh Việt tốt nghiệp ra trường đã xin được công việc ưng ý đúng chuyên môn trong một công ty không tệ. Sau nửa năm ổn định công việc, anh liền đón vợ con cùng lên thành phố với mình.
Ảnh minh họa.
Nếu ai gặp vợ chồng anh chị thời điểm này chắc hẳn đều nghĩ anh chị là hai chị em với nhau chứ chẳng phải là vợ chồng. Chị Dung kém chồng 1 tuổi nhưng sau nhiều năm lam lũ, làm lụng những công việc chân tay vất vả, lại chẳng có thời gian và điều kiện chăm sóc bản thân, không biết trang điểm, ăn mặc nên nhìn chị già và kém sắc hơn chồng rất nhiều.
Video đang HOT
Nhưng anh Việt dường như chẳng để ý đến điều đó, càng chẳng bao giờ có chuyện bị những cô nàng xinh đẹp bên ngoài hấp dẫn mà về chê bai, dè bỉu cô vợ quê mùa, xấu xí của mình ở nhà. Cũng chính anh là người hướng dẫn cho vợ mọi điều để chị nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới ở nơi thành phố phồn hoa.
Anh Việt cho vợ đi học một lớp tại chức về kế toán, sau khi chị học xong thì anh cũng nghỉ làm tách ra tự làm riêng với sự giúp sức của vợ. Lúc này vợ chồng anh chị lại một lần nữa cùng nhau hiệp lực đồng tâm xây dựng nên cơ ngơi, sự nghiệp của riêng mình. Nhờ tài năng và kinh nghiệm nhiều năm làm việc, công ty của anh Việt nhanh chóng đạt được những thành công bước đầu và dần dần đi vào hoạt động ổn định.
Sau hơn 15 năm kết hôn, từ chỗ chẳng có gì trong tay, anh chị đã có nhà, có xe và có một sự nghiệp vững chắc ở nơi thành phố đắt đỏ. Nhìn vợ chồng anh chị ngày hôm nay, mọi người đều xuýt xoa, ghen tị nhưng chẳng mấy ai biết anh chị đã từng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt như thế nào. 15 năm ấy là 15 năm không ngừng nỗ lực vươn lên và và nhất là, dù có thế nào đi nữa anh chị vẫn luôn nắm chặt tay nhau không rời.
Giờ có tiền, có xe, là giám đốc công ty ăn nên làm ra, chẳng thiếu gái đẹp vây quanh nhưng anh Việt chưa bao giờ làm điều gì có lỗi với vợ con. Nhiều lúc anh vẫn đùa: “Đừng nhìn vợ mình giờ ra dáng bà chủ mà nhầm nhé, ngày xưa chẳng trồng rau, nuôi lợn gửi tiền cho mình đi học mãi đấy!”. Những ân tình trong tháng ngày khốn khó hết lòng vì nhau ấy đã trở thành điều thiêng liêng và đáng trân trọng anh luôn khắc ghi trong lòng.
Mỗi khi có ai lên tiếng khích đểu anh chuyện một lòng chung thủy với vợ, anh Việt chỉ cười: “Là mình khâm phục và nể cô ấy, chứ không phải sợ!”. Đúng vậy, trên đời này anh đi đâu để tìm được người phụ nữ thứ hai như chị Dung đây? Dám nghĩ, dám làm và dám chấp nhận. Chị động viên anh đi học, gửi tiền đều đều cho anh chẳng một lời kêu ca, phàn nàn, chẳng bao giờ hỏi về các mối quan hệ của anh trên thành phố, chỉ nói với anh đúng một câu “Em tin anh!” chắc nịch.
Sau này anh đón chị lên ở cùng, chị luôn nỗ lực để thích nghi và chịu khó hết sức học hành, cũng chính chị sau này hỗ trợ anh rất nhiều trong công việc. Chị nói, chị phải nỗ lực đứng bên cạnh anh, không thể để bản thân thụt lùi, thua kém. Và chị thực sự đã làm được. Chị bây giờ ra ngoài ối anh mê, có mà anh phải chạy theo giữ ngược lại chị thì đúng hơn ấy chứ! Cuộc sống thiếu gì những cám dỗ, nhưng anh luôn tự dặn lòng, để mất người phụ nữ như chị, anh sẽ hối tiếc suốt đời.
Theo Phạm Giang /Phununews
Giỏ quà tết nội ngoại 'bên trọng bên khinh' và lý do của chồng khiến tôi ngã ngửa
Sau bữa cơm, tôi mới chột dạ khi nhìn thấy hai giỏ quà khác nhau một trời một vực. Một bên đầy ắp những bánh kẹo, rượu ngoại... một bên chỉ có sơ sài vài gói kẹo, mứt..
Vợ chồng tôi đều là dân tỉnh lẻ, học xong và cố gắng bám trụ lại Hà Nội bằng sự cố gắng trong công việc, tiết kiệm chi tiêu. Cưới nhau xong, chúng tôi kế hoạch chưa sinh con để còn ổn định về kinh tế.
Năm nay, được nghỉ tết dài nên vợ chồng tôi định về quê ngoại ăn tết bởi trong nhà tôi có lễ mừng thọ và có chú dì ở miền Nam ra ăn tết cùng. Hai vợ chồng dự định về nhà nội trước tết rồi ngày 30 về nhà ngoại để còn kịp đón Giao thừa.
Hai năm chưa về nhà ăn tết nên tôi cũng trông ngóng và mừng lắm. Do tôi làm bên mảng dịch vụ khách hàng nên những ngày cuối năm lại càng nhiều khách vào ra văn phòng. Mãi vẫn chưa sắp xếp được một buổi đi sắm đồ tết để chuẩn bị về quê.
Buổi chiều nọ được về sớm, định tranh thủ nấu ăn rồi rủ chồng vào siêu thị thì về nhà đã thấy ông xã đang mặc tạp giề nấu nướng. Trên bàn đã bày sẵn lỉnh kỉnh bánh kẹo và những giỏ quà tết. Tôi hỏi thì anh cười anh tranh thủ mua luôn đồ tết cho hai bên nội ngoại rồi. vợ chồng tôi lát nữa chỉ đi chơi và ngắm hoa thôi, khỏi lo mua sắm bon chen, rồi chờ thanh toán lâu la.
Tôi thấy vậy cảm động lắm. Sau bữa cơm, tôi mới chột dạ khi nhìn thấy hai giỏ quà nội - ngoại khác nhau một trời một vực. Một bên đầy ắp những bánh kẹo nhập khẩu, rượu ngoại... còn một bên chỉ có sơ sài vài gói kẹo, mứt...
Trông thấy tôi đứng ngẩn ra trước hai giỏ quà, chồng tiến đến cười rồi nói:
- Đây, em xem đi. Giỏ quà nhà ngoại này, anh đã chọn rất kĩ và đầu tư hẳn hàng xịn gần đắt nhất siêu thị đó. Còn cái này là của nhà nội.
- Dạ, nhưng sao lại khác nhau thế này ạ? Hay bị gói nhầm anh?
- Không, không phải nhầm đâu. Năm nay mình ăn tết nhà ngoại, lại có chú dì ở miền Nam ra nữa nên mình phải đầu tư hoành tráng chứ. Kể cả tiền lì xì cho bọn trẻ con cũng thế, năm nay phải khác em ạ...
Nói rồi, anh tuôn một tràng để mặc tôi đứng ngẩn ra đó và chẳng động tĩnh gì.
Chờ anh nói xong, tôi mới mỉm cười đáp khẽ: "Ôi chồng em ơi. Em không nghĩ là anh lại giữ suy nghĩ như vậy. Bố mẹ và gia đình em chỉ mong chúng mình sống vui vẻ, hạnh phúc. Năm nay về ăn sum họp ăn Tết với cả nhà là mọi người vui lắm rồi. Ngày Tết là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần, đoàn tụ, tình cảm là chính chứ có phải là dịp để trưng diện giàu - nghèo đâu anh. Cứ bình thường như mọi khi là được, không phải cầu kì làm gì cả".
Nói rồi, vợ chồng tôi vui vẻ chia hai giỏ quà lại cho vẹn tròn nội - ngoại, chẳng phân biệt bên nào nhiều - ít, sang - không sang nữa.
Thiết nghĩ mọi người cũng hãy suy nghĩ đơn giản về cái Tết truyền thống. Đừng quá đặt nặng vấn đề quà tặng vật chất này nọ làm mất đi ý nghĩa và giá trị của cái Tết trong năm.
Niềm vui của phụ nữ đơn giản lắm: Được mua sắm, được xinh đẹp và làm điều mình thích! Cuộc sống thực tế không phải một cuốn truyện ngôn tình để có thể mong rằng một ngày nào đó ra đường, va phải một anh chàng soái ca đẹp trai, giàu có là có thể thay đổi cuộc đời bạn. Tình yêu không mua được nhưng niềm vui thì có. Không có phụ nữ nào lại không cảm thấy hạnh phúc khi...