Cái giá quá đắt khi chi số tiền lớn để chồng kiếm ‘con nối dõi’ bên ngoài
Vợ chồng tôi kết hôn 8 năm nhưng chưa có con. Gánh nặng tâm lý đè lên chúng tôi suốt thời gian dài. Chúng tôi đã tìm đủ mọi cách nhưng chưa một lần nào may mắn mỉm cười.
Thậm chí đã ba lần vợ chồng tôi làm IVF (thụ tinh nhân tạo), tốn kém không biết bao nhiêu tiền nhưng rồi cuối cùng cũng chỉ nhận lại sự thất vọng, đau đến cháy lòng.
Vợ chồng tôi sống trong nỗi mong ngóng, thấp thỏm với những lời hỏi thăm của gia đình, họ hàng. Tôi áp lực đến nỗi ngoài giờ làm là về nhà, tránh hầu hết các cuộc giao du, gặp gỡ bạn bè.
Cuối cùng, tôi quyết định giải thoát cho chồng để anh kiếm tìm hạnh phúc mới bởi tôi biết nguyên nhân là do tôi.
Tuy nhiên chồng tôi gạt đi, anh nói vợ chồng phải đồng lòng. Nếu không có con, chúng tôi có thể xin con nuôi. Nhưng ý kiến này bị mẹ chồng tôi gạt đi. Bà nói, nuôi con người ta đến lúc lớn lên nó cũng tìm về cội nguồn, không biết đâu mà lần.
Gia đình anh đưa ra giải pháp sẽ nhờ người mang thai hộ tôi, cụ thể sẽ lấy tinh trùng của chồng tôi bơm vào tử cung của người phụ nữ kia. 9 tháng 10 ngày sinh nở, chị ấy sẽ giao con lại cho chúng tôi và nhận một khoản tiền. Số tiền này không hề nhỏ và do vợ chồng tôi chi trả.
Sau đó, vợ chồng tôi nuôi đứa con và chị ta không còn liên hệ gì nữa. Mẹ chồng tôi thông báo họp gia đình để xin ý kiến các con nhưng trước đó bà đã âm thầm tìm một người phụ nữ để làm việc đó. Tôi bị dồn vào thế không gật đầu không được.
Cuối cùng vì thương chồng, tôi đành đồng ý. Người phụ nữ mẹ chồng tôi chọn là một chị hơn chồng tôi 2 tuổi, người này chồng mất đã lâu. Chị ta đang nuôi con nhỏ và làm thêm ở một cửa hàng quần áo. Vì cần tiền nên chị ta đồng ý khi mẹ chồng tôi đề nghị.
Mọi chuyện diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên khi chị mang thai của chồng tôi ở tháng thứ ba, tôi cảm giác có điều gì đó không bình thường.
Video đang HOT
Mẹ chồng tôi thường xuyên gọi điện giục chồng tôi qua chăm nom chị ta. Những lần tôi mang đồ ăn tẩm bổ sang, mẹ chồng tôi đều nhắc khéo tôi không nên đến sợ chị ấy không thoải mái. Vậy mà bà lại gọi chồng tôi đến?
Người phụ nữ kia cũng rất biết đòi hỏi. Những lần mệt mỏi, đi tiêm phòng hay siêu âm chị ta đều được mẹ chồng tôi tháp tùng. Có lần giữa đêm chị ta còn gọi chồng tôi đến vì bầu bí khó nhọc, không ngủ được.
Chồng tôi không đi mà gọi điện cho mẹ chồng tôi đến nhưng lòng tôi không thoải mái. Đêm đó tôi thức trắng đêm.
Cuối cùng ngày sinh cũng đã đến. Lúc này, chị ta lại giở mặt nói rằng không muốn giao con ngay vì muốn cháu được bú sữa mẹ. Sau này con cứng cáp chị sẽ giao cho gia đình tôi. Thế là chồng tôi và mẹ chồng lại thường xuyên xuất hiện ở chỗ chị ta ở để chăm nom. Mẹ chồng tôi còn thuê nhà riêng, thuê giúp việc để đảm bảo cuộc sống thoải mái cho chị ta.
Đến thời điểm này, tình cảm của chị ta với gia đình chồng tôi rất tốt đẹp. Nhiều người không biết, còn tưởng chị ta mới là con dâu của gia đình. Khi tôi ý kiến thì nhà chồng nói tôi là người ích kỷ, không nghĩ đến việc chăm lo cho giống nòi nhà chồng.
Tôi đành im lặng chờ đợi. Nhưng khi cháu bé lớn hơn, chị ta cũng không có ý giao con. Chị ta nói, không cần tiền nong chỉ muốn ở bên chăm sóc, nuôi dưỡng con. Cứ như vậy, chồng tôi đi lại giữa hai nơi để chăm sóc con. Mẹ chồng tôi thì ở hẳn bên nhà chị kia để trông nom cháu nội.
Tôi cứ như người mất hồn. Đi làm về, tôi nấu cơm nhưng chỉ có một người ăn vì chồng tôi bận sang sang nhà chị kia thăm con. Anh vẫn khẳng định yêu thương tôi, sang bên kia chỉ vì đứa con nhưng tôi biết, chị ta đã có tình cảm với chồng tôi. Đứa trẻ chỉ là cái cớ để chị ấy níu chân anh.
Tôi biết làm gì khi mình không may mắn, không có khả năng làm mẹ? Đến nay cả gia đình chồng vì đứa trẻ, vì niềm vui mới của gia đình họ sẵn sàng quay lưng lại với cảm xúc, suy nghĩ của tôi? Xin độc giả cho tôi lời khuyên.
Độc giả N.T.T (35 tuổi)
Theo vietnamnet.vn
10 hy sinh thầm lặng của cha mẹ
Cha mẹ luôn muốn con được hưởng điều tốt đẹp nhất. Vì con, họ có thể gác lại ước mơ, đam mê của bản thân.
1. Đảm bảo con hưởng điều tốt nhất dù bản thân đang trong tình trạng tồi tệ: Phụ huynh thường coi con là tất cả và sẵn sàng làm mọi thứ để chúng hạnh phúc. Thay vì mua thứ mình thích, họ dồn hết khả năng để chăm lo cho đứa trẻ.
2. Hy sinh giấc ngủ: Nuôi con đồng nghĩa việc mất ngủ nhiều năm. Một đứa trẻ chào đời thay đổi cuộc sống cả gia đình, bao gồm kế hoạch tài chính. Cha mẹ làm việc chăm chỉ để kiếm nhiều tiền hơn, sẵn sàng cho các chi phí trong tương lai. Vì thế, họ hy sinh giấc ngủ, dồn thời gian để chăm sóc con và vun vén gia đình.
3. Từ bỏ sở thích: Làm cha mẹ giống như một công việc toàn thời gian. Vì thế, khi có con, việc tiếp tục các sở thích trở nên bất khả thi. Chăm sóc, chơi cùng, dạy dỗ, trông nom con... là danh sách công việc không bao giờ kết thúc. Đó là lý do người lớn phải từ bỏ sở thích cá nhân khi sinh con.
4. Bỏ tất cả để chăm sóc con ốm: Khi đau ốm, con người thường nghĩ tới cha mẹ. Bởi từ đưa con đến với thế giới này, phụ huynh chấp nhận đặt sức khỏe, hạnh phúc của con lên hàng đầu. Họ dành cả ngày lẫn đêm chăm sóc, tìm mọi cách để chạy chữa, bất kể trẻ mắc bệnh gì. Vì thế, họ buộc lòng gác lại những chuyện khác.
5. Dành nhiều thời gian cho con: Cha mẹ cần dành thời gian với con để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền lâu. Nhưng làm vậy, họ phải tạm gạt bỏ một số mối quan hệ khác, giảm bớt thời gian gặp gỡ bạn bè, dự tiệc tùng hay thức khuya theo ý muốn.
6. Nhịn đói, nhường con: Đây là điều mà phụ huynh, đặc biệt người mẹ, không bao giờ kể với con. Thông thường, khi con muốn ăn, cha mẹ luôn thỏa mãn yêu cầu này. Thậm chí, khi chỉ còn một chút thức ăn đủ cho một người, bà mẹ sẽ nhường cho con và chấp nhận đi ngủ với bụng rỗng.
7. Sự riêng tư trở thành "món quà xa xỉ": Không gian, thời gian riêng tư của vợ chồng thu hẹp đáng kể sau khi sinh con. Trẻ thường đi theo cha mẹ mọi nơi, hỏi hàng loạt câu hỏi, đòi ngủ chung. Thông thường, phụ huynh dễ dàng chấp nhận những yêu cầu này.
8. Tiết kiệm vì tương lai của con: Khi trưởng thành và bắt đầu làm việc, chúng ta mới hiểu kiếm tiền khó khăn đến thế nào. Cũng lúc này, những đứa con mới biết bố mẹ đã phải làm việc vất vả hơn rất nhiều để chăm lo gia đình. Họ cũng hạn chế chi tiêu cho bản thân để tiết kiệm tiền cho tương lai của con.
9. Giữ bình tĩnh khi con phá hủy thứ họ thích: Làm cha mẹ đòi hỏi sự kiên nhẫn. Họ phải ứng phó với việc trẻ vô tình phá hỏng những món đồ đắt giá, đột ngột chuyển kênh khi đang xem TV, tiết lộ những bí mật xấu hổ của cha mẹ với khách đến chơi... Nhiều khi, dù gặp rắc rối do con gây ra, phụ huynh vẫn phải cười, an ủi con và tỏ ra họ không bị tổn thương quá nhiều.
10. Dành trọn trái tim cho con: Lớn lên, chúng ta mới hiểu rằng không ai yêu mình bằng bố mẹ. Họ dạy con về tình yêu vị tha. Phụ huynh gần như dành trọn cuộc đời vì con mà không đòi hỏi sự trả ơn.
Theo news.zing.vn
Chồng ngồi không sau khi buôn bán 'mất cả chì lẫn chài' Anh chủ động nghỉ công việc ổn định để tự buôn bán nhưng không thuận lợi nên mất sạch và nợ gần một tỷ đồng. Gần một năm trôi qua, anh không làm gì, suốt ngày mơ tưởng khi có tiền sẽ kinh doanh trở lại nhưng không có động lực để tìm việc, không bắt đầu lại từ đầu mà suốt ngày...