Cái giá phải trả khi chơi với láng giềng khổng lồ

Theo dõi VGT trên

Mặc dù gần đây khá “nhiệt tình” kết thân với Bắc Kinh, nhưng Moscow cũng hiểu rõ cái giá phải trả và rủi ro khi chơi với người láng giềng khổng lồ. Đặc quyền tiếp cận của Trung Quốc với RFE có thể giúp họ chiếm ưu thế về kinh tế.

Kịch bản TQ tiến tới sáp nhập RFE

Trong giao thương với Vùng viễn đông Nga (RFE), Bắc Kinh có thể triển khai các tập đoàn nhà nước khổng lồ, với chiếc túi vốn to phồng và chiến lược do chính phủ dẫn dắt. So với các công ty phương Tây nặng gánh trách nhiệm trước cổ đông, công ty Trung Quốc có thể mạnh dạn đầu tư với các tầm nhìn dài hạn mà không trông mong thu lợi trước mắt. Điều đó giúp Trung Quốc có lợi thế hơn hẳn phương Tây tại RFE – nơi các dự án kinh doanh thường đòi hỏi nguồn tài chính lớn, rủi ro đáng kể và không hứa hẹn mang lại lợi nhuận nhanh chóng.

RFE còn là một phần trong cuộc chơi địa chính trị lâu dài của Trung Quốc với mục tiêu tạo lập các vùng ảnh hưởng dọc theo dọc theo biên giới của họ tại lục địa Á Âu. Hai khu vực trọng yếu khác, nơi Bắc Kinh cũng theo đuổi những mục đích tương tự nhằm đảm bảo an ninh biên giới, khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên tự nhiên giàu có và thậm chí là một mức độ nhất định trong kiểm soát chính trị ở tương lai đó là Đông Nam Á và Trung Á.

Khá ngẫu nhiên, phần lớn các khu vực này, như RFE trong quá khứ thường nằm dưới quyền bá chủ của Trung Quốc. Một đặc điểm khá phổ biến trong chính sách của Bắc Kinh với “các khu vực sân sau” là ràng buộc chúng với vùng lân cận của Trung Quốc. Ví dụ, phía tây nam Trung Quốc (nhất là tỉnh Vân Nam gắn với Đông Nam Á, phía tây (Tân Cương) với Trung Á và phía đông bắc (Hắc Long Giang) cho RFE.

Cái giá phải trả khi chơi với láng giềng khổng lồ - Hình 1

Một nhân công làm việc cho công ty Trung Quốc đầu tư vào vùng Viễn Đông của Nga

Mặc dù gần đây khá “nhiệt tình” kết thân với Bắc Kinh, nhưng Moscow cũng hiểu rõ cái giá phải trả và rủi ro khi chơi với người láng giềng khổng lồ. Đặc quyền tiếp cận của Trung Quốc với RFE có thể giúp họ chiếm ưu thế về kinh tế không chỉ so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, mà còn là với chính các công ty Nga hoạt động ngoài RFE. Mất ưu thế về kinh tế, dù sớm hay muộn, cũng sẽ tạo ra sự suy yếu trong kiểm soát chủ quyền.

Một khả năng xảy ra khiến nhiều người lo ngại là sự độc quyền kinh tế của Trung Quốc ở RFE cuối cùng sẽ góp phần gia tăng sự kiểm soát địa chính trị, làm suy giảm quyền chủ quyền của Nga và có nguy cơ biến RFE không chỉ là sân sau cung cấp nguyên liệu thô mà còn là căn cứ quân sự chiến lược cho Trung Quốc ở Bắc Thái Bình Dương, nhất là nếu Moscow thiết lập liên minh đầy đủ với Bắc Kinh. RFE chính xác sẽ trở thành những gì mà Trung Quốc thích gọi – “Vòng ngoài Mãn Châu” – vùng lãnh thổ mà chủ quyền Nga ngày càng trở nên mong manh, nơi mà các vấn đề được quyết định tại Bắc Kinh hay Cáp Nhĩ Tân hơn là Moscow hoặc Vladivostok.

Video đang HOT

Một số chuyên gia an ninh tại Nga thậm chí còn đề cập tới kịch bản Trung Quốc tiến tới sáp nhập RFE trong cuộc tấn công bất ngờ và chớp nhoáng. Dĩ nhiên đây không phải là cách để nói rằng, một cuộc xâm nhập là có khả năng hay sắp xảy ra. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ, nếu Nga trở nên quá yếu – nhất là nếu họ rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị hay kinh tế. Nếu Trung Quốc cố gắng chiếm lấy RFE, thì những người chơi khác có thể cũng chiếm giữ nhiều vùng khác trước khi người Trung Quốc đặt chân ở đó…

Mỹ và vùng Viễn Đông

Một nhà phân tích Mỹ dường như không quá cường điệu sự thực khi nói rằng, bà có thể nhìn thấy nước Nga ở sân sau. Trong thực tế, Đảo Little Diomede của Alaska chỉ cách đảo Big Diomede của Nga hai dặm ở giữa Eo biển Bering.

Hiện tại, RFE có lẽ không có vai trò quan trọng về kinh tế với Mỹ – một nước có nguồn cung tài nguyên tự nhiên dồi dào giống như ở vùng Viễn Đông. Tuy nhiên, ở góc độ địa chính trị, ý nghĩa của RFE với Mỹ ngày càng gia tăng giữa lúc cạnh tranh Trung Quốc với Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương không hề có dấu hiệu giảm nhiệt.

Như đã đề cập, Trung Quốc tìm cách giữ vững “vùng sân sau” dọc theo biên giới của mình. Kiểm soát toàn bộ các khu vực này sẽ góp phần mở rộng đáng kể ảnh hưởng của Bắc Kinh ở lục địa Á Âu và khiến cho họ thấy tự tin hơn trong cán cân quyền lực với Washington. Trong số ba khu vực đã nói, RFE thậm chí có sức nặng hơn vì khá gần Bắc Mỹ. Mức độ thâm nhập ngày một lớn của Trung Quốc tại RFE càng đặt ra nhiều nguy cơ hơn với Mỹ.

Mối quan tâm của Mỹ với số phận vùng Viễn Đông không phải chưa từng có trong tiền lệ lịch sử: đầu những năm 1920, Washington đã thành công trong việc ép Nhật Bản – khi đó là đối thủ địa chính trị lớn của Mỹ – rút quân khỏi vùng Viễn Đông Nga.

Mục tiêu chính của Mỹ không hẳn là hất cẳng Trung Quốc khỏi RFE. Thay vào đó, họ hướng tới việc tích hợp RFE với các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Và vì thế, Trung Quốc không thể trở thành người chơi chiếm ưu thế. Nga rõ ràng mong chờ một chiến lược như vậy. Hơn thế nữa, người Nga nhận thức rằng, Trung Quốc sẽ không cung cấp cho RFE những gì vùng này cần như công nghệ hiện đại, kỹ thuật chuyên môn. Theo khía cạnh nhận thức này, Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác có ưu thế hơn với Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine đã dẫn tới việc Nga bị cấm vận, bị cô lập từ phương Tây và tạo ra lực cản khi Mỹ muốn đầu tư vào RFE. Tuy nhiên, Washington có thể “tham vấn” các nước châu Á hợp tác với RFE hơn là gây sức ép để họ tham gia chuyện cấm vận Nga. Sự tham gia lớn hơn của các nền kinh tế phát triển ở châu Á như Nhật, Hàn và Singapore sẽ tạo ra đối trọng với ảnh hưởng kinh tế trỗi dậy của Trung Quốc tại RFE, đóng góp vào sự ổn định hơn ở châu Á – Thái Bình Dương.

Tác giả bài viết là Artyom Lukin, Phó Giám đốc nghiên cứu trường Nghiên cứu quốc tế và khu vực thuộc Đại học Viễn Đông liên bang, Vladivostok, Nga.

Theo Minh Anh (theo Huffingtonpost)

Vietnamnet

Tại sao 2015 là năm "sống còn" đối với châu Âu?

Cuộc tranh cãi về chính sách thắt lưng buộc bụng đang tạo ra một "quả bom chính trị" trong EU bởi vì nó trở thành một cuộc xung đột giữa Đức với Italy, và tệ hơn là cả với Pháp, vào đúng thời điểm khi mà các lực lượng chống châu Âu và lực lượng dân tộc chủ nghĩa đang phát triển mạnh.

Theo ông Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng và Phó Thủ tướng Đức trong giai đoạn 1998-2005, cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro, như mọi người đề cập, đã kết thúc. Bình yên đang trở lại đối với các thị trường tài chính trong bối cảnh có một sự bảo đảm chắc chắn từ các thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) - đặc biệt là Ngân hàng Trung ương châu Âu. Nhưng các nền kinh tế ở khu vực phía nam của châu Âu vẫn còn trong tình trạng trì trệ, khu vực đồng euro vẫn đang phục hồi một cách chậm chạp, áp lực giảm phát, và tại các quốc gia khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục ở mức cao.

Không có gì ngạc nhiên, rõ ràng, với sự "bất lực" của chính phủ các nước EU trong việc chấm dứt tình trạng bất ổn, nhiều quốc gia thành viên đang mất dần sự kiên nhẫn đối với chính sách thắt lưng buộc bụng. Thực vậy, một vài quốc gia đang phải đối mặt với những biến động về chính trị.

Ông Joschka Fischer cho rằng, rất có khả năng Hy Lạp sẽ là nơi kích hoạt một cuộc khủng hoảng như vậy (và thậm chí đối với cả khu vực đồng euro). Nước này đang tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mà dường như khó có khả năng đưa ra một người thắng cuộc. Nếu Quốc hội không chọn được một vị tổng thống mới trong vòng bỏ phiếu thứ 3, Hy Lạp sẽ phải tiến hành cuộc tổng tuyển cử sớm trước thời hạn và đây sẽ là cuộc tổng tuyển cử thứ hai trong vòng chưa đầy hai năm tại quốc gia châu Âu này. Có nguy cơ rằng đảng Xã hội cực tả sẽ lên nắm quyền tại Hy Lạp.

Tại sao 2015 là năm sống còn đối với châu Âu? - Hình 1

Năm tới sẽ đánh dấu một bước ngoặt với châu Âu. Ảnh: Telegraph

Tất nhiên, Hy Lạp là một quốc gia nhỏ và dường như các vấn đề của nước này khó có thể đặt ra một mối nguy hiểm thực sự cho khu vực đồng euro. Nhưng kết quả bầu cử ở Athens có thể dẫn đến sự hoảng loạn trong thị trường tài chính, gây ra một cuộc khủng hoảng có thể lan rộng sang Italy và sau đó là Pháp, lần lượt là nền kinh tế lớn thứ 3 và thứ 2 của khu vực đồng euro.

Một phép lạ có thể xảy ra: Một tổng thống mới được bầu ở Athens vào tuần tới, hoặc Syrza không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội tiếp theo. Nhưng thật không may, một trong hai kết quả trên sẽ chỉ trì hoãn một cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra trong lòng EU. Ở Italy, tình hình cũng tương tự với những dấu hiệu cho thấy một cơn bão đang kéo đến, không chỉ vì chính sách khắc khổ mà còn vì chính các vấn đề nội tại ngày càng tăng của đồng euro. Và khi cơn bão đổ vào Italy, Pháp có thể là nạn nhân tiếp theo.

Bên cạnh đó, cuộc tranh cãi về chính sách thắt lưng buộc bụng đang tạo ra một "quả bom chính trị" bởi vì nó trở thành một cuộc xung đột giữa Đức và Italy, và tệ hơn, cả giữa Đức và Pháp. Điều này lại đang xảy ra vào đúng thời điểm khi mà các lực lượng chống châu Âu và lực lượng dân tộc chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ trong hội đồng của các bang và quốc hội Đức - do đó, làm giảm đáng kể khả năng thỏa hiệp của Thủ tướng Merkel. Cuộc chiến giữa bên bảo vệ chính sách khắc khổ và bên phản đối thực sự đe dọa không chỉ đối với sự sụp đổ của khu vực đồng euro mà còn gây ra chia rẽ với cả châu Âu.

Cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro và việc từ chối thực hiện bất kỳ một phương pháp tiếp cận châu Âu thực tế nào nhằm khôi phục đà tăng trưởng đã góp phần - không hoàn toàn, nhưng đáng kể - vào sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc trong EU. Sức mạnh của xu hướng chính trị này được thể hiện rõ ràng vào tháng 5 vừa qua, trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) lần thứ 8, khi các đảng cực hữu và theo xu hướng hoài nghi đồng tiền chung châu Âu giành thắng lợi lớn tại một số nước EU. Xu hướng này vẫn không suy giảm kể từ thời điểm đó.

Ở mức độ nào đó, điều này có vẻ kỳ lạ. Xét cho cùng, không vấn đề nào mà châu Âu đang và sẽ phải đối mặt có thể được giải quyết một cách dễ dàng bởi từng quốc gia hơn là bởi cả châu Âu thông qua khuôn khổ của một cộng đồng chính trị "siêu quốc gia". Thật vậy, bài ngoại dân tộc là một điều đặc biệt phi lý trong bối cảnh thực tế nhân khẩu học tại châu lục này: Một châu Âu lão hóa đang rất cần nhiều người nhập cư.

Sẽ không quá khi nói rằng EU đang bị đe dọa cả từ bên trong lẫn bên ngoài bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đó là lý do tại sao cuộc khủng hoảng đồng euro tiếp theo sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị. Vậy, tại sao các chính quyền ở Berlin, Brussels và ở các thủ đô khác của EU vẫn không sẵn sàng thay đổi chính sách của họ, vốn rõ ràng đang tạo ra một tình huống tồi tệ hơn?

Vấn đề cuối cùng đó là Anh. London đang có một loạt các động thái với quyết tâm rõ ràng nhằm tiến tới một cuộc trưng cầu dân ý về thành viên EU của Anh trong quốc hội tiếp theo. Đó là vấn đề nguy hiểm sau năm 2015, nhưng lại là một thành phần quan trọng trong bức tranh tổng thể về một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra trong EU. Bất kể cuối cùng Anh có tách khỏi EU, năm tới sẽ đánh dấu một bước ngoặt với châu Âu.

Theo Công Thuận

Báo Tin tức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Bitcoin gần chạm 92.000 USD
13:32:59 14/11/2024
Liệu tỷ phú Musk có thể 'xây cầu' kết nối Mỹ - Trung Quốc?
19:46:53 13/11/2024
Thẩm phán New York hoãn ra phán quyết về vụ án chi tiền mua chuộc của ông Trump
20:04:10 13/11/2024

Tin đang nóng

Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên liên tục "tung chiêu" diễn bikini nhưng gây thất vọng
13:56:44 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên diễn dạ hội gây ngỡ ngàng, netizen chê sến sẩm chìm nghỉm giữa sân khấu
14:15:26 15/11/2024
Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt
14:21:25 15/11/2024
Cuộc sống của Quang Minh và vợ kém 37 tuổi sau khi sinh con trai
14:09:25 15/11/2024
Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"
14:44:55 15/11/2024
Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
14:27:49 15/11/2024
Trồng những cây này, nếu ra hoa là tài lộc ùn ùn kéo đến
15:41:44 15/11/2024
Bức ảnh khiến Lisa bị chỉ trích "hư hỏng", cổ xuý phong cách phản cảm
16:27:43 15/11/2024

Tin mới nhất

Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc

19:42:06 15/11/2024
Các yêu cầu được CUPW đưa ra là mức lương công bằng, điều kiện làm việc an toàn, quyền nghỉ hưu với cuộc sống an nhàn và mở rộng các dịch vụ tại bưu điện công cộng.

Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hợp tác quân sự

19:40:03 15/11/2024
Về phần mình, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Grak đánh giá cao mối quan hệ sâu sắc giữa hai quốc gia, khẳng định cam kết của nước này trong việc tăng cường quan hệ quân sự song phương trong thời gian tới.

Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi

17:19:54 15/11/2024
Tiến sĩ Natasha Crowcroft, cố vấn cấp cao về bệnh sởi và rubella tại WHO, cho biết: "Sự gia tăng đáng kể số ca bệnh là hệ quả của việc trẻ em trên toàn cầu không được tiêm vaccine đầy đủ. Trong khi đó, loại vaccine sởi có sẵn ở mọi quốc...

Triều Tiên sẽ sản xuất hàng loạt máy bay không người lái

16:28:27 15/11/2024
Các máy bay không người lái có phạm vi tấn công khác nhau là để thực hiện nhiệm vụ tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào của kẻ thù trên mặt đất và trên biển , cơ quan này cho biết.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ tổ chức tập trận chung

16:26:58 15/11/2024
Jeffrey Hornung, chuyên gia về chính sách an ninh Nhật Bản tại Rand Corporation, cho rằng chủ nghĩa ba bên, một thành tựu của Tổng thống Joe Biden, cần được Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục phát triển thay vì chỉ bảo lưu.

Hy Lạp đàm phán với Israel phát triển hệ thống phòng không tương tự 'Vòm Sắt'

16:24:09 15/11/2024
Kế hoạch là xây dựng một hệ thống phòng không và chống máy bay không người lái đa lớp , nguồn tin chia sẻ sau cuộc họp kín với Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikos Dendias.

Israel không kích Damascus, 15 người thiệt mạng

15:54:53 15/11/2024
Cơ quan truyền thông SANA cho biết các tòa nhà bị không kích nằm tại khu ngoại ô Mazzeh và Qudsaya, hai khu ngoại ô phía Tây thủ đô Damascus của Syria, trích một nguồn tin quân đội Syria.

Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?

15:52:13 15/11/2024
Chính quyền sắp tiếp quản của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lên kế hoạch loại bỏ khoản tín dụng thuế 7.500 USD cho người mua xe điện, một phần trong chương trình cải cách thuế mạnh tay của ông Trump.

Nigeria ghi nhận ít nhất 15.000 ca tử vong liên quan đến HIV/AIDS mỗi năm

15:49:11 15/11/2024
Đề cập đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ở quốc gia này, bà Ilori lưu ý khoảng 140.000 trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 14 đang sống chung với HIV.

Seoul từ bỏ ý định cung cấp vũ khí cho Kyiv vì e ngại Tổng thống Trump?

15:46:01 15/11/2024
Một nguồn tin thân cận với chính phủ Hàn Quốc cho hay, nội các của Tổng thống Yoon Seok-yeol hiện buộc phải tính đến quan điểm của nhà lãnh đạo Mỹ để đưa ra quyết định về việc cung cấp đạn dược và các loại vũ khí khác cho Ukraine.

Tàu ngầm Mỹ vô tình mắc lưới của ngư dân Na Uy

15:42:43 15/11/2024
Theo kênh truyền hình, tàu ngầm USS Virginia chạy bằng năng lượng hạt nhân lúc bấy giờ đang trên đường rời cảng Troms thì gặp phải sự cố. Một tàu Cảnh sát biển Na Uy hộ tống nó đã phải hỗ trợ cắt lưới đánh cá.

Liên minh châu Âu phân bổ quỹ cho các dự án mua sắm quốc phòng

15:04:42 15/11/2024
Các dự án này liên quan đến 20 quốc gia, trong đó một số nước sẽ lần đầu tiên tham gia các dự án mua sắm quốc phòng chung của khối.

Có thể bạn quan tâm

Bạn gái nhất mực từ chối mặc váy khi đến sân xem Ronaldo thi đấu, lý do khiến tất cả bất ngờ

Sao thể thao

19:41:52 15/11/2024
Siêu sao Ronaldo từng là cầu thủ đào hoa nhất làng bóng đá, từng hẹn hò với các người mẫu và diễn viên nổi tiếng. Tuy nhiên sau cùng, CR7 lại quyết định gắn bó với một cô nhân viên bán hàng có tên Georgina.

Sao Việt 15/11: Chi Dân xin lỗi vì liên quan đến ma túy

Sao việt

19:36:18 15/11/2024
Tại cơ quan công an, Chi Dân nói sự việc lần này nghiêm trọng. Nam ca sĩ xin lỗi khán giả vì hành vi vi phạm pháp luật.

Mỗi tháng tiêu gần 22 triệu, bức ảnh chụp màn hình phơi bày cái khó của biết bao cô gái

Netizen

19:35:43 15/11/2024
Với những bạn trẻ chưa lập gia đình, quản lý tài chính có thể chỉ đơn giản là câu chuyện bớt mua sắm linh tinh đi một chút, để có tiền dự phòng, để tiết kiệm cho những mục tiêu trong tương lai

ILLIT bị lộ tài liệu chế giễu hàng loạt nhóm nhạc nữ Kpop

Nhạc quốc tế

19:33:18 15/11/2024
Trong kế hoạch ra mắt ILLIT, phía công ty đã có nhiều đánh giá và nhận xét tiêu cực về các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ 4.

Nam tân binh khóc nức nở, "gà cũ" Đông Nhi khoe diện mạo cực bén sau khi đầu quân về "nhà mới"

Nhạc việt

19:30:54 15/11/2024
Tại buổi showcase, Han Sara lên sân khấu trình diễn, khoe diện mạo mới lạ, cực kỳ cá tính. Han Sara đã khuấy động không khí với loạt ca khúc quen thuộc của mình như I Sara You, Bóng Hồng Lẻ Loi...

Thông tin mới vụ nữ người mẫu đình đám đang bị điều tra vì dương tính với ma túy đá

Sao châu á

19:05:48 15/11/2024
Sáng 15/11, Sở cảnh sát tỉnh Kyunggi (Hàn Quốc) thông báo Kim Na Jung đã bị bắt nhưng không giam giữ do vi phạm Đạo luật kiểm soát ma túy.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

Sức khỏe

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

Tin nổi bật

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Brad Pitt và Angelina Jolie chuẩn bị cuộc chiến tại toà án

Sao âu mỹ

17:46:56 15/11/2024
Trận chiến pháp lý liên quan tới nhà máy rượu vang của Brad Pitt và Angelina Jolie sẽ được tiếp tục và có thể kéo dài đến năm 2026.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối

Ẩm thực

16:37:33 15/11/2024
Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối. Món ăn đều gần gũi, dân dã nhưng vô cùng trôi cơm, khiến ai thưởng thức cũng thích.

Sau ngày 17/11: 3 tuổi Tiền Tài tăng đột biến, không thành tỷ phú cũng là đại gia

Trắc nghiệm

16:02:30 15/11/2024
Dậu là con giáp sẽ gặp rất nhiều may mắn sau ngày 17/11. Họ hứa hẹn sẽ có một sự thay đổi ngoạn mục trong công việc, nhất là về mặt tài chính. Dậu rất có sức ảnh hưởng trong tập thể, dễ được nâng đỡ trong công việc.