Cái giá phải trả cho đứa con gái quyết theo trai ‘bỏ mặc’ bố mẹ
Hôm đó, sau trận đòn suýt chết của anh, tôi quyết định khăn gói trở về thành phố. Cái thai quá lớn khiến tôi không thể xin được việc làm, đành phải nương nhờ vào một người bạn.
Ngày trở dạ một mình tôi bắt taxi đến bệnh viện, mọi thủ tục không có ai làm, bên cạnh không một bóng người thân thích tôi trở nên quẫn trí, hoang mang vô cùng.
Chỉ có khi vấp ngã thấy tim mình đau con người ta mới nhìn nhận rõ ràng về hai từ “hối hận”. Phải đến khi lặng lẽ một mình trong phòng hộ sinh tôi mới nhận ra cảm giác đau đớn đến tột cùng của đứa con gái không biết nghe lời cha mẹ.
22 tuổi, tôi vừa tốt nghiệp đại học, bố mẹ muốn tôi thi vào công chức thuế, vì cả bố mẹ tôi đều làm ở đó nên việc tôi vào đó làm, cũng như dựa vào kết quả học tập suất sắc của tôi thì quả thật không khó. Thế nhưng để phản đối kịch liệt sự áp đặt của bố mẹ khi tôi đưa anh về ra mắt, tôi đã bỏ trốn cùng anh.
Tình yêu đã lấp đi lý trí của tôi, tại sao đến khi vấp phải những sai lầm rồi tôi mới nhận ra mình thật sự ngu ngốc. Lúc đó, tôi chỉ biết đến yêu và yêu. Anh hơn tôi 4 tuổi, là công nhân xí nghiệp, có khuôn mặt bảnh trai, vóc người cao, ăn nói dễ nghe. Tôi và anh quen nhau khi tôi học năm cuối qua chuyến tình nguyện cuối cùng của đời sinh viên trên vùng cao Tây Bắc. Sau lần tình nguyện gặp anh trên đó, anh thường xuyên gọi điện, nhắn tin hỏi thăm tôi… Những cuộc điện thoại lúc một, hai giờ đêm đã đưa tôi và anh đến lại gần anh hơn.
Ảnh minh họa.
Chuyện tình của tôi kéo dài gần một năm, trong thời gian đó, thi thoảng anh xuống trường thăm tôi, hay có thời gian tôi cũng viện cớ tình nguyện để xin bố mẹ cho lên đó. Những khi ở bên anh tôi hạnh phúc vô cùng, ngay từ những lần đầu gặp nhau tôi đã kể rõ về hoàn cảnh gia đình mình cho anh biết. Nhưng anh lại rất kín kẽ về gia đình anh. Khi tôi gặng hỏi thì anh nói “gia đình anh khó khăn, anh không muốn nhắc đến”.
Ngày tôi đưa anh về nhà ra mắt, bố mẹ tôi vừa trông thấy anh đã nổi giận. Bởi vốn dĩ bố mẹ đã sắp đặt hết mọi việc cho tôi, nào là học gì, công việc, và kết hôn… Nay nghe con gái nói giới thiệu người yêu quê trên Tây Bắc xa xôi, lại là một công nhân quèn thì khó tránh khỏi những cú sốc tinh thần.
Video đang HOT
Thế nhưng khi đó, đứa con gái ngốc nghếch như tôi lại không thể hiểu được những lo lắng trông xa của bố mẹ. Trước sự cương quyết của cả bố và mẹ tôi đành liều mình trốn đi cùng anh, chỉ hi vọng vì thương con gái mà bố mẹ sẽ đồng ý. Nào ngờ lần cuối cùng mẹ bố mẹ gọi cho tôi là lần mà tôi vĩnh viễn không được bước chân vào ngôi nhà ấy nữa. Trong điện thoại tiếng mẹ vọng lại “Nếu con không chịu từ bỏ yêu và cưới một thằng nghèo kiết xác, lại xa lắc xa lư ấy đi thì đừng về nhìn mặt bố mẹ nữa, đừng bước chân vào ngôi nhà này nữa, ngôi nhà này không có đứa con bất hiếu như thế.”.
Tưởng chỉ là do bố mẹ tức giận nên mới nói vậy, ai ngờ là sự thật. Từ đó bố mẹ không gọi cho tôi nữa. Tôi với anh sống với nhau trong căn phòng trọ chật hẹp, không cưới xin, không đăng ký kết hôn. 2 tháng mặn nồng qua đi cũng là lúc sóng gió đến, tiền lương công nhân của anh không đủ để nuôi mình thì lấy đâu ra nuôi thêm một miệng ăn như tôi, đã thế ở nơi hoang vu này tấm bằng cử nhân của tôi vô tác dụng. Anh sinh ra rượu chè, cờ bạc, bỏ làm… rồi bê tha hơn là mắng “vợ”, đánh “vợ”… Những trận đánh tăng dần lên. Kể cả khi tôi thông báo với anh cái thai được 3 tuần thì anh vẫn đánh. Anh trở nên hung dữ, chửi rủa tôi nhiều hơn chỉ vì những hi vọng về một ngôi nhà lớn, làm rể của một công chức thuế có thể làm thay đổi cuộc sống của anh tiêu tan chỉ vì bố mẹ không còn ngó ngàng đến tôi nữa.
Hôm đó, sau trận đòn suýt chết của anh, tôi quyết định khăn gói trở về thành phố. Cái thai quá lớn khiến tôi không thể xin được việc làm, đành phải nương nhờ vào một người bạn. Ngày trở dạ một mình tôi bắt taxi đến bệnh viện, mọi thủ tục không có ai làm, bên cạnh không một bóng người thân thích, tôi trở nên quẫn trí, hoang mang vô cùng. Chỉ khi đứa bé cất tiếng khóc chào đời tôi mới tỉnh dậy. Trước mặt tôi là bố mẹ, mẹ tôi ẵm đứa bé trên tay, vẫn không nguôi giọt nước mắt. Chưa bao giờ tôi có cảm giác an toàn như lúc này. Tôi khóc òa lên vì hối hận, hối hận đã không nghe lời cha mẹ. Mẹ tôi nói đúng, “Con nên nhớ, không có đứa con nào là không cần bố mẹ”.
Có lẽ cả cuộc đời này tôi không quên được bước đi sai lầm ấy, sẽ không có một lần thứ hai tôi bước đi trên con đường cũ. Trên đời, không ai thương yêu con bằng cha mẹ.
Theo ĐSPL
Khốn khổ vì đứa con gái "qua một lần đò" ở tuổi đôi mươi của tôi
Sống với nhau chừng ấy ngày mà chúng vẫn không hiểu hết được một chút về nghĩa vợ chồng, vẫn xem việc đến với nhau rồi chia tay nhau quá nhẹ nhàng.
- Ngày mai con ra tòa ly hôn, giải quyết mọi việc xong xuôi con sẽ chuyển nhà về sống với bố mẹ.
Nghe con gái nói thế, ông bà nhìn nhau thở dài. Rồi dường như không thể kìm được sự bức xúc trong lòng, ông gằn giọng:
- Tôi đến chịu với cách sống của anh chị thời nay rồi đấy. Lúc lấy nhau thì sống chết đòi cưới cho bằng được, chẳng ai cản nổi. Giờ bỏ nhau cũng giải quyết nhanh chóng không ai khuyên được. Thật ra thì chị định sống thế nào với cái tiếng "gái một lần đò" đây?
- Con chẳng có ý định lấy chồng lần nữa nên chẳng có gì phải lo điều ấy.
Ông vì quá ngán ngẩm với cô con gái cứng đầu nên bực bội đứng lên đi ra ngoài. Bà ngồi lại nhìn con gái đang tìm đồ lau dọn lại phòng riêng của nó để mai dọn về mà lòng rối bời.
Gần hai năm trước, con gái bà vừa học xong cấp III. Cả nhà đang hướng cho nó vào một trường đại học nào đó, tìm lấy cái nghề sau này có công ăn việc làm ổn định rồi mới tính chuyện chồng con. Ai ngờ, nó dắt về cậu bạn trai rồi hai đữa thẻ thọt xin bố mẹ cho cưới. Cả nhà bà choáng váng, ngăn cản rồi khuyên nhủ con nên gác chuyện lấy chồng vì tuổi còn trẻ, chuyện học hành chưa đâu vào đâu. Nhưng chúng nó sống chết đòi bố mẹ hai bên cho cưới nếu không sẽ bỏ nhà ra đi đến một nơi khác sống. Thậm chí chúng còn gây sức ép cho hai gia đình bằng cái thai gần ba tháng trong bụng con gái bà. Đến lúc này, ông bà đành nhắm mắt "con đặt đâu, cha mẹ ngồi đó".
Ngày nhìn con lên xe hoa về nhà chồng, bà nát ruột gan vì phần nào đoán được tương lai cuộc sống làm dâu của con mình như thế nào. Ông bà vì thương con gái nên chấp thuận con rể nhưng bên thông gia thì khác. Họ thương con trai nên càng giận con gái bà, vì nó khiến cho con trai họ phải kết hôn sớm khi tuổi còn trẻ, công danh sự nghiệp chưa có gì. Dù gì con rể bà cũng là đứa con trai cưng nên bên sui gia cũng kỳ vọng con họ sẽ thành danh trước khi thành thân. Ai ngờ con gái bà lại đeo cho nó cái "gông" quá sớm. Bởi lo cưới vợ, nó chẳng để ý đến việc gì khác. Thậm chí khi họ hỏi lấy gì nuôi vợ con, nó thản nhiên bảo "đã có bố mẹ hai bên... lo hộ". Vì cái tức giận ấy nên họ ghét con dâu, từ lúc dẫn cưới cho đến khi lúc đón dâu, họ chẳng hề háo hức, đón chờ, hay mong đợi.
Đúng như dự đoán của bà, về làm dâu được tháng trước tháng sau con gái bà mếu máo về nhà khóc lóc, bảo mẹ chồng quá đáng, luôn gây áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Bà hiểu con gái nên chẳng dám trách thông gia. Nó lớn lên, bà chưa kịp dạy cho nó phải làm vợ, làm dâu như thế nào, nên giờ bị nhà chồng chỉ trích la mắng cũng là lẽ đương nhiên. Vậy nên bà một mặt dạy việc cho con, an ủi, động viên, mặt khác chạy qua chạy lại thay con "làm dâu".
Cứ tưởng sự cố gắng của bà sẽ có sự thay đổi từ cả hai bên. Ai ngờ khi con gái bà mang thai đến tháng thứ 7, vì không chịu nổi áp lực của cuộc sống bên nhà chồng nên đã sảy thai. Những ngày nó mang thai, bên nhà thông gia nặng nhẹ nói con dâu khi quan hệ với chồng phải có chừng mực vì đứa cháu. Nhưng khi cháu không còn, họ chẳng phải lựa lời mà thẳng thừng thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng với cô con dâu ăn bám. Con rể bà cũng không phải là người chồng chín chắn hiểu biết nên chẳng thể là chỗ dựa cho con gái bà. Sau một thời gian "chèo chống" với vai trò làm dâu, làm vợ, con gái bà cuối cùng đành buông tay chèo để "xuống đò" hôn nhân ở tuổi hai mươi.
Ngày biết nó có ý định ly hôn, ông bà thương con nên gọi con rể sang bàn tính chuyện hai vợ chồng ra ngoài sống riêng. Ông bà nghĩ đó là một cách để hai đứa giảm áp lực từ phía gia đình, giữ vững tình cảm, tiếp tục yêu thương nhau, xây dựng hôn nhân hạnh phúc. Nhưng con rể là đứa quen sống ỷ vào bố mẹ, nó sợ ra ngoài không ai trợ cấp kinh tế, sợ cô vợ "cơm nấu còn khê" ấy sẽ bỏ đói nó hàng ngày nên không chịu nghe theo phương án của ông bà. Con gái bà cũng thuộc dạng ương bướng, "trời chẳng chịu đất thì đất cũng không chịu trời", lá đơn ly hôn được hai đứa ký không một chút đắn đo.
Vì chẳng có tài sản chung riêng gì, con cái cũng không nốt nên phiên tòa xử cho chúng ly hôn diễn ra một cách nhanh chóng. Bà não nề rời khỏi phiên tòa trong khi hai đứa chúng nó bình thản chào nhau. Con gái bà về đến nhà thở phào như trút được gánh nặng mà không hiểu được tâm tư của bố mẹ đang buồn phiền đến cỡ nào.
- Giờ chị đính tính sống thế nào đây?
Nghe bố hỏi, nó nghĩ một lúc rồi trả lời:
- Con sẽ đi học nghề, tìm công việc tử tế để nuôi sống mình không dựa dẫm vào bố mẹ nữa. Con sẽ sống với bố mẹ trọn đời.
- Tôi không cần chị sống trọn đời với chúng tôi, hai mươi tuổi đã thành "gái một lần đò". Con ơi là con... - Bà cầm lòng không nổi nên âm thầm rên rỉ.
- Nếu mẹ cứ thế này, con dọn ra ngoài thuê nhà ở đấy.
- Chị giỏi quá nhỉ...
- Bố mẹ thật là... - Nó vùng vằng mang đồ lên phòng riêng rồi đóng sầm cửa lại.
Khốn khổ vì đứa con gái "qua một lần đò" ở tuổi đôi mươi của tôi
Nó kết hôn chưa đầy hai năm, chưa kịp nếm trải hết ý nghĩa của cuộc sống vợ chồng thì đã ly hôn. Thế hệ của bà nếu tính đến chuyện bỏ nhau thì cũng phải vật vã đau đớn, dùng dằng níu kéo mãi, cố gắng sửa chữa khiếm khuyết để hàn gắn. Chỉ đến lúc cảm thấy không thể tiếp tục níu kéo được nữa thì mới tính đến chuyện ra tòa. Mà có đến nước ấy thì cũng đau đớn lắm chứ không dửng dưng như chúng nó bây giờ.
Mấy hôm nay hàng xóm biết chuyện con gái bà ly hôn nên xì xầm bàn tán. Ra đường, bà não nề trước câu hỏi tò mò của những người hay đưa chuyện. Nhưng điều đó không làm bà đau khổ bằng việc không biết định hướng cho đứa con gái qua một lần đò ở tuổi hai mươi này như thế nào, nhất là khi nó đã mất niềm tin vào cuộc sống hôn nhân. Nó trẻ tuổi nhưng làm sao có cơ hội chọn chồng như gái tân, đàn ông hiện đại "thoáng" nhưng gia đình người ta không "thoáng" thì con gái bà lại khổ thêm lần nữa. Nghĩ mãi bà lại ước giá như thời gian quay trở lại bà sẽ không để con gái mình rơi vào tình trạng này...
Theo Thế giới trẻ
Em phải làm sao khi có người mẹ bỏ chồng theo trai? Xin chào chuyên gia, Em rơi vào một hoàn cảnh vô cùng đau lòng không biết chia sẻ cùng ai. Biết là thời gian bầu bí rất quan trọng, không nên buồn tủi nếu không sẽ ảnh hưởng đến em bé. Nhưng chuyện gia đình khiến em không thể không suy nghĩ. Em cam thây vô cùng đau khổ khi có mẹ mà...