Cái giá Mỹ phải trả để “chuộc” tàu lặn tự hành từ Trung Quốc?
Giới quan sát nhận định nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ yêu cầu Washington giảm tần suất giám sát Biển Đông đổi lại Trung Quốc sẽ trao trả tàu lặn tự hành cho Mỹ.
Hôm 15/12, tàu thăm dò đại dương USNS Bowditch của Mỹ đã thả 2 tàu lặn tự hành ở khu vực cách cảng vịnh Subic khoảng 80 km.
Tuy nhiên, khi tàu USNS Bowditch dừng lại để đón hai tàu lặn, thì một tàu chiến của Hải quân Trung Quốc vốn bám đuôi Bowditch đã thả một chiếc tàu nhỏ xuống biển. Sau đó thủy thủ đoàn Trung Quốc kéo lên một trong hai tàu lặn của Mỹ.
Trong khi đó, khu vực mà Trung Quốc tịch thu tàu lặn của Mỹ được xác định nằm ngoài “đường chín đoạn”, tấm bản đồ mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
“Chúng tôi đã gửi thông điệp phản đối hành động Trung Quốc tịch thu trái luật pháp quốc tế tàu không người lái của Mỹ đang hoạt động tại vùng biển quốc tế trên Biển Đông.
Bằng các cuộc đối thoại trực tiếp với chính phủ Trung Quốc, chúng tôi có thể khẳng định rằng Trung Quốc sẽ trao trả tàu lặn tự hành”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook phát biểu.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin cuối ngày 17/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ trích Mỹ đã phóng đại vấn đề nhưng Bắc Kinh vẫn sẽ trao trả thiết bị lặn không người lái vốn thuộc tàu thăm dò đại dương USNS Bowditch của Mỹ “theo cách thích hợp”.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun còn bào chữa rằng Trung Quốc đã vô cùng “chuyên nghiệp và có trách nhiệm” khi tịch thu thiết bị lặn tự hành của Mỹ.
Video đang HOT
Thiết bị của Mỹ được kiểm tra kỹ lưỡng trước. (Ảnh: AUVAC)
“Chúng tôi đã kiểm tra thiết bị này nhằm tránh nguy cơ nó gây ra mất an toàn hàng hải và tính mạng con người. Chúng tôi sẽ trao trả lại tàu lặn tự hành cho Mỹ theo cách thích hợp”, ông Yang nói.
Về phần mình, Tổng thống đắc cử Donald Trump viết trên trang Twitter cá nhân: “Chúng ta nên nói với Trung Quốc rằng chúng ta không cần con tàu mà bọn họ đã đánh cắp, hãy để họ giữ nó”.
Chuyên gia nghiên cứu ngoại giao Mỹ tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ông Yuan Zheng nhận định hành động tịch thu tàu lặn tự hành cho thấy Bắc Kinh không hài lòng trước “hoạt động trinh sát tầm gần của Mỹ trên Biển Đông”.
Còn theo chuyên gia Zhang Zhexin tại Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, Mỹ sẽ chỉ nhận lại được tàu lặn tự hành sau 10 ngày kể từ khi bị phía Trung Quốc tịch thu.
“Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ sẽ tăng cường hành động trên Biển Đông trong giai đoạn chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng. Do đó, Bắc Kinh có thể sẽ thảo luận với Mỹ về các quy tắc nhằm tránh những va chạm không mong muốn trên biển bao gồm các thiết bị lặn tự hành”, ông Zhang nói.
Mỹ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc trao trả thiết bị lặn khi khả định Bắc Kinh đã “trái phép” tịch thu thiết bị vốn chỉ được dùng để đo nồng độ mặn nước biển. Bắc Kinh thì cho rằng hành động tịch thu tàu lặn tự hành của Mỹ là hợp pháp vì nó cản trở hoạt động hàng hải và an toàn con người.
Cụ thể, Giáo sư Zhang Huang tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng thiết bị của Mỹ có thể được dùng để thu thập dữ liệu về vị trí và hoạt động tàu ngầm hạt nhân cũng như mọi hoạt động hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đồng quan điểm trên, ông Zhang Baohui, chuyên gia an ninh tại Đại học Lingnan ở Hong Kong nhấn mạnh thiết bị lặn tự hành của Mỹ có thể được dùng để thu thập dữ liệu thủy triều và độ mặn cũng như các tín hiệu sonar từ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
“Đây thực chất là thiết bị quân sự. Đầu tiên, nó theo dõi hành trình sau đó truy vết tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc. Đây thực chất là một phần trong cuộc chiến chống ngầm của Mỹ”, ông Zhang nói.
Nhà quan sát quân sự ở Macau, ông Antony Wong Dong nhận định dữ liệu thu được từ tàu lặn tự hành là vô cùng quan trọng đối với Mỹ trong việc lập kế hoạch hành động quân sự trên Biển Đông.
“Nếu Mỹ muốn tăng cường hoạt động trinh sát với Trung Quốc hoặc thậm chí là lên kế hoạch đối phó quân sự, Washington có thể thu thập dữ liệu cập nhật từ các thiết bị lặn không người lái.
Những dữ liệu này sẽ vô cùng hữu ích để theo dõi hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc và lên kế hoạch triển khai tàu ngầm của Mỹ trên Biển Đông”, ông Wong chia sẻ.
Cũng theo ông Wong, hành động tịch thu tàu lặn tự hành là thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi tới Tổng thống đắc cử Donald Trump, người đang có những tuyên bố mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh trong thời gian qua.
Các nhà phân tích Trung Quốc còn khăng khăng cho rằng việc tịch thu tàu lặn thuộc quyền phòng thủ của nước này nhằm ngăn chặn hoạt động tình báo quân sự.
“Thiết bị lặn tự hành của Mỹ đang làm gì trong khu vực? Chúng tôi cần kiểm tra và đưa ra quyết định liệu chúng phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học hay trinh thám quân sự”, Thiếu tướng Yang Yi, cựu Chủ tịch Viện Nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc nói.
Trong khi đó, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược ở Washington, ông Bonnie Glaser nhận định động thái của Bắc Kinh nhằm khẳng định với Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng “Mỹ không thể thách thức lợi ích cốt lõi của Trung Quốc mà không bị trừng phạt”.
(Theo Infonet)
Mỹ mở lại kho vũ khí thời Chiến tranh lạnh ở châu Âu để chống Nga
Tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 16-12, Mỹ đã quyết định mở lại một kho vũ khí thời Chiến tranh lạnh ở thị trấn Eygelshoven, Hà Lan và bắt đầu đưa các xe tăng ngủ "đông" hàng chục năm ra ngoài ánh sáng mặt trời để thực hiện một phần kế hoạch chi tiêu phòng vệ tập thể trị giá 3,4 triệu USD nhằm đối phó với Nga.
"3 năm trước, các xe tăng Mỹ rời khỏi châu Âu, tất cả chúng ta đều mong muốn trở thành đối tác của Nga. Đất nước tôi (Mỹ) sẽ làm sống lại các xe tăng như một phần cam kết bảo vệ châu Âu", Thiếu tướng Ben Hodges, Tư lệnh quân đội Mỹ đồn trú ở châu Âu cho biết.
Theo kế hoạch, hơn 5 kho thiết bị quân sự được dự kiến hoặc mở cửa trở lại hoặc xây dựng mới ở Hà Lan, Ba Lan, Bỉ và 2 địa phương ở Đức, có hơn 1.600 chiến xa sẽ được lưu giữ.
Kể từ năm 2014, NATO đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Âu, đặc biệt ở các quốc gia Baltic, lấy cớ "Nga can thiệp vào Ukraina", Thông tấn Sputnik cho biết.
Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc của phương Tây. Hơn nữa, Nga cảnh báo sẵn sàng chống lại sự tích tụ tăng cường của lực lượng quân sự NATO dọc biên giới, bất chấp mọi thỏa thuận trước đây, nêu rõ NATO đang gây ra hành động khiêu khích, đe dọa ổn định khu vực và toàn cầu, truyền thông Nga phân tích.
Hoạt động của NATO ở châu Âu có thể sẽ thay đổi dưới thời Chính quyền Tổng thống Donald Trump. Ông liên tục nhấn mạnh trong chiến dịch tranh cử, Washington nên xem xét lại quan hệ với NATO, nêu rõ liên quân cần phải chi thêm tiền để có được sự đảm bảo an ninh của Mỹ.
(Theo Công An Nhân Dân)
Tàu ngầm thần bí của Nga bỗng chốc lộ diện vì... một chiếc tủ lạnh Đoạn video "khó tin" được chia sẻ rộng rãi trên internet cho thấy một tàu ngầm Nga bất ngờ nổi lên tại vùng vịnh Na Uy, ngay cạnh một chiếc tàu cá. Trên chiếc tàu cá là 2 người đàn ông với một chiếc tủ lạnh lớn màu đỏ. Họ dự định sẽ dùng nó để cất giữ số cá câu được. Tuy...