Cái giá của tự do
Thế rồi Phó cũng nói lên được tấm lòng với Thới. Ngoài mặt, Thới tỏ ra không chút nặng nề nhưng ruột gan lại như lửa đốt…
Tâm trạng Thới như vậy là bởi trước khi đến với Thới, Phó đã có một chuyện tình không mong muốn với một người đàn bà. Kết quả của mối tình đó là một đứa con ngoài giá thú. Thời tuổi trẻ, Phó đã vấp phải một lỗi lầm đối với gia đình. Phó bỏ nhà đi và vập phải người đàn bà đó. Chị ta đã lọc lừa, cho Phó những phút giây lầm lỡ của thời tuổi trẻ, để lại trong lòng Phó một vết hằn sâu là đứa con. Phó không đăng ký kết hôn cũng không tổ chức cưới, chỉ tự dọn về ở chung với người đàn bà lớn tuổi đó. Cả hai chạy chợ buôn bán nuôi nhau, sống cuộc sống già nhân ngãi non vợ chồng.
Gia đình Phó không chấp nhận người đàn bà đang ở với con trai của họ. Họ thề rằng dù sau này vật đổi sao dời cũng không bao giờ họ coi người đàn bà đó là người trong một nhà. Ngược lại, người đàn bà lớn tuổi cũng ghê gớm không vừa, nhất quyết không cho Phó nhận con và làm cha đứa trẻ. Đứa bé sinh ra sẽ mang họ mẹ, do nhà ngoại nhận trách nhiệm đảm đương. Cả gia đình người đàn bà lớn tuổi không ai bắt Phó phải có trách nhiệm đối với đứa trẻ, đồng nghĩa với việc giũ bỏ vai trò của người làm cha. Từ đó tồn tại cái gia đình chẳng ra nghĩa gia đình này, nơi có Phó và người đàn bà lớn tuổi, có thêm bố mẹ và một vài người lớn tuổi, có thêm bố mẹ và một vài người họ hàng bên ngoại, sống lay lắt qua ngày trên cái vỉa hè chật hẹp, chủ yếu buôn thúng bán mẹt kiếm đồng cơm đồng cháo. Cũng chính tại cái vỉa hè chật hẹp này, trong cái cửa hàng bé tí tẹo, Phó đã làm quen với Thới. Họ trở thành người bạn tốt của nhau và lâu dần nên tình nên nghĩa.
Thới không muốn can thiệp vào việc riêng của Phó. Nhưng một đôi lần người vợ hờ của Phó đã gặp riêng Thới, dằn mặt Thới không cho Thới tự do quan hệ với “chồng” mình. Phó nghe chuyện tức tối, về nhà đóng cửa to tiếng với người đàn bà lớn tuổi: “Ai bảo tôi là chồng bà? Căn cớ nào mà gây chuyện với người tử tế? Tôi và cô ấy hoàn toàn tự do trong chuyện hôn nhân. Có yêu đương nhau cũng là lẽ thường tình. Hà cớ gì mà làm khó người lương thiện?”. Người đàn bà lớn tuổi cũng không vừa, giữa ban ngày ban mặt bù lu bù loa kêu tội Phó ngang nhiên đánh “vợ”. Chị ta còn đánh cắp số điện thoại của Thới, nhắn tin vào đó những lời lẽ thô thiển tục tằn lại còn dọa Thới nếu không buông tha “chồng” chị ta, chị ta sẽ cho người đến tận nơi hỏi tội. Thới không quan tâm tới những chuyện vô lối, mặc cho Phó ra sức thanh minh và gây hấn liên tục với người đàn bà lắm điều. Tưởng rằng chuyện tình tay ba giữa họ sẽ làm nguội lạnh tình cảm của Phó đối với Thới. Ai dè chuyện phân tranh càng làm bùng lên ngọn lửa tình ái trong trái tim người đàn ông chưa vợ. Lần đầu tiên Phó cảm thấy trái tim mình rung động. Lần đầu tiên Phó biết yêu. Tình yêu âm ỉ và sục sôi thiêu cháy mọi hận thù và cay đắng.
Video đang HOT
Chưa bao giờ Thới thấy lòng mình bao dung đến thế (Ảnh minh họa)
Ngọn lửa tình yêu cứ cháy mãi, cháy mãi trong lòng Phó đến độ Phó cảm thấy phải nói ra, phải thổ lộ lòng mình với Thới. Với trách nhiệm của một người cha, Phó sẵn sàng đảm trách và trong tâm can Phó những mong Thới sẽ cảm thông cho lỗi lầm Phó đã gặp phải trên đường đời. Mọi mối ràng buộc sẽ được tháo gỡ. Giấc mơ đó trong đời thiêu đốt tâm hồn Phó, bắt Phó phải suy nghĩ và hành động chứ không thể cam phận ngồi yên.
Trước tình cảnh đó, Thới bèn gặp riêng “người đàn bà” của Phó, hứa với chị ta nếu chuyện tình giữa Phó và Thới thành hiện thực, hai người sẽ nhận bảo trợ đứa trẻ đến năm 18 tuổi. Thêm nữa, cuộc đời của chị ta sẽ được đảm bảo suốt những năm tháng khó khăn. Ban đầu chị ta cương quyết không nghe, nhất mực đòi chồng và cha cho đứa trẻ. Sau đó, nhờ tác động của người mẹ cùng họ hàng thân thuộc, chị ta không còn giữ lập trường quan điểm như lúc ban đầu. Khoản chi phí cho cuộc sống của cả hai mẹ con là vô cùng lớn, khiến cho bất kỳ một người cứng rắn nào cũng phải cân nhắc suy nghĩ. Sau cùng, chị ta ra điều kiện, ngoài việc đảm bảo kế mưu sinh cho cả hai mẹ con, chị ta sẽ được thêm một quyển sổ tiết kiệm trị giá một trăm triệu đồng. Cái giá tự do của một người đàn ông không nhỏ nhưng vì tình yêu, Thới quyết định nhận lời. Cuộc trao đổi diễn ra nhanh chóng khiến cho bất kỳ ai cũng phải ngạc nhiên. Phó hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của Thới mà ngỡ như đang lạc vào một giấc mơ. Bao nhiêu dự định cho một gia đình đầm ấm dần dần hiện lên trong trí óc Phó là một đám cưới đình đám với người Phó yêu, một ngôi nhà hạnh phúc dành cho hai người yêu nhau say đắm. Phó nguyện sẽ làm tất cả để thực hiện bằng được giấc mơ mà Phó phải trả bằng cái giá khá đắt của cuộc đời.
Cơn mưa chiều nay mang tới cho Thới bao buồn vui bất chợt. Chưa bao giờ Thới thấy lòng mình nhẹ nhàng và thanh thản như thế. Tình yêu Thới dành cho Phó như một phép màu hóa giải cho mọi lỗi lầm. Đứng trước tình yêu đó, cuộc đời Phó giở sang một trang mới. Mọi nhỡ nhàng và cay đắng dành chỗ cho niềm hạnh phúc ngọt ngào, nơi mà Thới đã mở lòng độ lượng với người mình yêu, để quên đi những điều buồn đau trong quá khứ, để nhân lên những điều tốt đẹp trong tương lai. Chưa bao giờ Thới thấy lòng mình bao dung đến thế, mở rộng tấm chân tình để đón nhận một tình yêu.
Giá như ai biết được hạnh phúc vụt đến vụt đi hóa giải mọi nỗi buồn phiền như cơn mưa bất chợt trong lòng phố vắng?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chọn chồng "ghét của nào trời trao của đó"
Tôi không thích lấy chồng ở xa, không thích cuộc sống phải xa chồng khi kết hôn nhưng mọi điều đã đi ngược lại...
Tôi và anh ấy lấy nhau là nhờ sự mai mối của ba mẹ hai bên và để có được hạnh phúc bền vững như ngày hôm nay là một kỳ tích đối với tôi. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình tri thức, là con gái duy nhất trong gia đình nên tôi luôn nhận được sự yêu thương, chiều chuồng của mọi người. Tôi không thích lấy chồng ở xa, tôi không thích lấy bộ đội, tôi không thích cuộc sống phải xa chồng khi kết hôn nhưng mọi điều đã đi ngược lại, những thứ tôi không thích lại gắn kết với tôi suốt cả cuộc đời. Khi chúng tôi kết hôn được 3 ngày, chồng tôi phải lên đường làm nghĩa vụ của một người lính. Một mình tôi sống cùng gia đình chồng. Những bỡ ngỡ, những nỗi nhớ, những yêu thương làm tôi không thể ngủ được.
Ảnh minh họa
Tôi biết trong thời gian tới là một thử thách đầy gian khổ. Vốn dĩ tôi đã không phù hợp với lối sống gia đình chồng, cộng thêm giờ đây lại không có chồng bên cạnh để chia sẻ, vì thế những mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu cứ chất đầy theo năm tháng.
Đang bữa ăn trưa, mẹ chồng tôi hỏi:
- Cơm hôm nay hơi nhão
- Món thịt kho, con có bỏ đường không?
- Nấu canh rau, con có bỏ mì chính không?
- Nấu như vậy, làm sao mà ăn được!...
Bao nhiêu hy vọng được mẹ chồng khen khi thưởng thức những món tôi nấu tiêu tan hết.
Tôi thấy ấm ức: "Mình vừa chân ướt chân ráo về nhà chồng, nề nếp sinh hoạt, thói quen ăn uống còn chưa quen, đáng lý mẹ phải nhẹ nhàng chỉ dạy chứ sao lại thế nhỉ? Mới đầu đã như vậy thì làm sao mà sống lâu dài được?"
Ngày qua ngày, tôi có cảm nhận việc gì tôi làm cũng bị mẹ chồng săm soi, không thể vừa lòng mẹ được. Dù tôi không phải là đứa con gái vụng về, dù tôi đã rất kiên nhẫn nhưng đôi khi vẫn khó chịu với những lời chỉ bảo quá chi tiết của mẹ chồng. Nấu cơm thì phải canh nước cho vừa không thì bị nhão, nếu làm nước mắm thì không được nặn chanh, không được bỏ tỏi bỏ ớt. Nấu canh thì phải nấu rau, củ cho thật mềm...Đúng là có làm dâu tôi mới hiểu được nỗi khổ lấy chồng lấy cả gia đình chồng, biết phải làm như thế nào cho vừa lòng mọi người trong gia đình chồng. Tôi biết rằng những lời mẹ chồng chỉ bảo là muốn tôi hiểu được sở thích riêng của từng người, là giúp tôi hòa nhập được với nề nếp sống gia đình chồng nhưng...
Và điều quan trọng hơn nữa là sự khác biệt về cách giáo dục, dạy bảo con của tôi mà là cháu nội của mẹ chồng. Tôi luôn dạy cho con sự tự lập, yêu thương ông bà ngoại, ông bà nội như nhau nhưng mẹ chồng tôi thì ngược lại. Mẹ chồng tôi luôn làm mọi việc cho con của tôi như ăn cơm phải có người đút ăn, tắm cũng phải có người tắm cho...mặc dù con của tôi đã 6 tuổi và bà dạy cho con tôi chỉ biết yêu thương ông bà nội nhất.
Từ khi tôi mang thai những tháng ngày đầu tiên cho đến khi sinh, cho đến năm con tôi 6 tuổi đều do một tay mẹ tôi chăm sóc, nuôi nấng. Từ việc chăm cho con gái đến cháu ngoại, mẹ tôi đã phải chịu biết bao vất vả và hao tổn sức khỏe còn mẹ chồng tôi năm thì mười họa mới qua thăm. Vậy mà giờ đây con tôi một mực chỉ biết có bà nội.
Có lẽ, không ai có một nỗi đau như tôi. Cho tới bây giờ, tôi thực sự không biết phải đối diện với mẹ chồng tôi như thế nào? Tôi phải làm gì để tình cảm mẹ chồng nàng dâu được tốt đẹp?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Định lý... người thứ 3 Câu thơ của cố nhà thơ Trần Hòa Bình như là một định lý rồi vậy mà tôi vẫn muốn chứng minh ngược lại định lý này để đi tìm kết quả khác: "Thêm một người thứ ba/ Cuộc tình thêm gia vị". Nuôi lửa hôn nhân bằng những nguy cơ Chị kể: Vợ chồng chị lấy nhau đã được 7 năm thì...