Cái giá của sự bình yên!
Có một 20/10 buồn như thế, khi cả nước dành những lời chúc tốt đẹp đến toàn thể phụ nữ Việt Nam thì với họ lời chúc đơn giản cũng trở nên vô nghĩa, bởi nỗi đau quá lớn. Vâng, họ chính là những người mẹ, người chị, người em, người vợ và cô bạn gái của 3 chiến sĩ phi công tử nạn trong vụ rơi máy bay của Trung tâm Huấn luyện Bà Rịa – Vũng Tàu. Sự ra đi đột ngột của 3 phi công trên máy bay là Thượng uý Nguyễn Văn Tùng, Thượng uý Đặng Đình Duy và Thiếu tá Dương Lê Minh đã để lại nỗi mất mát to lớn cho gia đình, bạn bè và những người ở lại.
Trời chiều âm u như khóc thương cho sự ra đi quá đột ngột của các chiến sĩ. Người dân, cán bộ, chiến sĩ, phóng viên có mặt tại hiện trường đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh người nhà các sĩ quan tử nạn khóc ngất khi thấy thi thể được chuyển xuống núi.
Và hình ảnh những người phụ nữ yếu đuối, ôm chầm tựa vào nhau khóc chờ đón thi thể của người thân họ được các đồng đội đưa về. Họ dường như chỉ trực ngã quỵ, không còn sức lực khiến không ít người cảm thấy xót xa!
Giây phút mà mọi người đang sum họp bên gia đình là lúc những người phụ nữ tựa đầu, ôm vai nhau mà khóc, trực chờ bên linh cữu của các anh. Những bờ vai nhỏ bé kia đáng lý phải được che chở, chứ không phải bám víu vào nhau để tự an ủi!
Họ dường như chỉ trực ngã quỵ, không còn sức lực.
Sáng 21/10, lễ tang 3 chiến sĩ hy sinh trong vụ máy bay rơi ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã diễn ra tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, TP.HCM. Hẳn không một ai cầm được nước mắt, khi thấy mẹ, vợ của thiếu tá Dương Lê Minh mắt sưng húp, siết tay, tựa vào nhau; còn cậu con trai 2 tuổi của anh chập chững qua lại bên bàn thờ cha.
Video đang HOT
Mẹ của anh, bà Lê Thị Minh Thủy, từng chịu nỗi đau khi chồng là phi công, Anh hùng Lực lượng vũ trang – Thượng tá Dương Văn Thanh, một tấm gương mà rất nhiều thế hệ thầy và trò Trường Sĩ quan Không quân (đóng tại Nha Trang, Khánh Hòa) luôn mang một niềm tự hào khi nhớ tới. Thượng tá Thanh hy sinh khi bay huấn luyện ở Khánh Hòa năm 2005. Lúc máy bay gặp sự cố, ông đã cho học viên nhảy dù rồi cố gắng lái khỏi khu vực đông người, rơi xuống biển trong tư thế 2 tay giữ chặt cần lái.
Mẹ chiến sĩ Dương Lê Minh khóc nghẹn trước nỗi đau mất con. Bà phải gánh chịu nỗi đau quá lớn khi lần lượt chồng, con trai hi sinh khi đang làm nhiệm vụ.
Cha và con đều vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đã hy sinh trong lúc dạy lái, để lại một người vợ, người mẹ khóc đến cạn nước mắt đến 2 lần. Thử hỏi có thành quả nào mà không trả giá đắt, có bình yên nào mà không xót xa!
Sự ra đi bất ngờ của Thượng uý Nguyễn Văn Tùng và Thượng uý Đặng Đình Duy, khiến không chỉ người thân trong gia đình bàng hoàng mà rất nhiều người thương tiếc bởi các anh chỉ mới 25 tuổi – các tuổi còn biết bao hoài bão. Thế nên, trước đó ai cũng hy vọng đây chỉ là sự hiểu nhầm đáng tiếc, rồi ngày mai, chàng phi công lại trở về trong vòng tay gia đình, thực hiện những ước mơ dang dở.
Quá đau đớn trước sự ra đi của em trai, chị Nguyễn Trang (28 tuổi) – chị củaThượng uý Nguyễn Văn Tùng viết trên trang cá nhân: “ Em trai bé bỏng của chị, em chỉ đùa với bố mẹ, chị và mọi người thôi phải không? Về đi, về với bố mẹ đi em nhé. Chị yêu em hơn chính bản thân chị. Em biết điều đó chứ? Cả ngày hôm nay, chị và mọi người ở chùa cầu nguyện cho em. Bố mẹ và bạn bè đang trong đó đón em cả rồi. Ai cũng khóc sưng mắt vì em rồi đó, em biết không?”.
Vượt qua một chặng đường dài hàng nghìn km từ Hà Nội xuống Vũng Tàu để trông ngóng tin em nhưng chi gái của Thượng uý Duy vẫn không hề mệt mỏi. Thế nhưng, nếu nhìn thấy những người phụ nữ ấy, ngày hôm nay trong lễ tang này, mọi người mới cảm thấy nỗi đau có sức tàn phá như thế nào!
Chị gái của phi công Đặng Đình Duy thảm thiết gọi tên em. Chiến sĩ Duy đã mất mẹ từ nhỏ, chỉ còn chị gái.
Trong buổi tang lễ này, ai cũng đau buồn nhất là những người thân của các anh. Nỗi đau quá lớn khiến họ già đi, tàn tạ! Nếu ai đã từng trải qua nỗi đau này, mới thấm thía cảm giác của người thân họ đang phải hứng chịu.
Hằng ngày, khi mỗi người trong chúng ta yên vui với công việc, bình an trong cuộc sống thì có biết bao người lính âm thầm rèn luyện trên thao trường, ở nhiều nơi rừng sâu núi thẳm, nơi trùng dương biển đảo. Chúng ta đừng bao giờ quên, để có những phút thanh bình này những người lính đã và đang phải đổ bao mồ hôi, nước mắt và cả máu, để canh giữ bầu trời Tổ quốc.
Suốt chiều dài lịch sử, người lính đã trải qua bao nghịch cảnh khốc liệt gấp bội, nhưng họ vẫn vượt qua, để về theo tiếng gọi Tổ quốc. Nhân dân mãi không quên các anh!.
Thu An
Theo NTD
Đề nghị công nhận liệt sĩ 3 phi công trong vụ rơi máy bay
Bộ Quốc phòng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận 3 phi công tổ bay EC-130T2 là liệt sĩ.
Ngày 22/10 theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng cho biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có Quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 3 phi công anh dũng hy sinh trong vụ trực thăng rơi ở núi Dinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cụ thể, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký Quyết định truy tặng Huân chươngBảo vệ Tổ quốc hạng Nhì cho Thiếu tá Dương Lê Minh; truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Thượng úy Đặng Đình Duy và Thượng úy Nguyễn Văn Tùng.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận 3phi công tổ bay EC-130T2, thuộc Trung tâm Huấn luyện, Binh đoàn 18 là liệt sĩ.
Trước đó, ngày 19/10 Bộ Quốc phòng đã truy thăng quân hàm từ Đại úy lên Thiếu tá cho đồng chí Dương Lê Minh; Truy thăng quân hàm từ Trung úy lên Thượng úy cho 2 đồng chí Đặng Đình Duy và Nguyễn Văn Tùng.
Theo Vĩnh Phú (Báo Giao thông)
Thăng quân hàm 3 phi công hy sinh trên máy bay gặp nạn Bộ Quốc phòng vừa có quyết định thăng quân hàm cho 3 phi công hy sinh trên trực thăng EC 130 gặp nạn ở Bà Rịa - Vũng Tàu. 3 phi công hy sinh khi làm nhiệm vụ huấn luyện bay được thăng quân hàm. Trong ảnh, từ trái sang phải: Thiếu tá Dương Lê Minh, Thượng úy Đặng Đình Duy, Thượng úy...