Cai game – Gian khổ nhưng không phải không thể
“Cai game” hay “bỏ game” là chủ đề đã tồn tại từ lâu trong cộng đồng game thủ trên khăp 5 châu chứ chẳng riêng gì tín đồ ảo quốc gia nào. Nếu như trước năm 2004 vấn đề này còn khá nhạt nhòa tại Việt Nam và chỉ gói gọn trong thế giới offline, thì cơn bão MMO ập tới khiến các cuộc tranh luận về nó trở nên nóng hổi và tốn nhiều giấy mực hơn bao giờ hết.
Không thể đếm hết được những ý kiến cho rằng cai game không khó, và cũng chẳng thể nói xuể được những lập luận cho rằng từ giã game cực kỳ gian khổ. Tuy nhiên nếu suy xét kỹ càng, chúng ta cũng phần nào tìm ra được câu trả lời hợp lý nhất cho vấn đề này.
Bị động hay chủ động
Trước hết, phải xác định rõ ràng rằng bạn chủ động hay bị động trong chuyện cai game. Chủ động có nghĩa là chẳng ai ép buộc, tự bản thân cảm thấy phải tạm dừng loại hình giải trí này (có thể là do cảm thấy nó quá ảnh hưởng tới cuộc sống thực, hoặc chỉ là thử xem mình có đủ can đảm cũng như khả năng hay không). Còn bị động là bị gia đình, xã hội tác động hoặc thậm chí là NPH quyết định đóng cửa game.
Với khả năng thứ hai, tức bị động, rõ ràng rất khó để game thủ dời bỏ món ăn mình yêu thích. Một game thủ VLTK kỳ cựu từng tâm sự rằng càng bị cha mẹ thúc ép bỏ game thì anh càng cảm thấy yêu game hơn, thậm chí tìm mọi cách để chơi vụng chơi trộm, mãi đến khi… lấy vợ thì mọi chuyện mới giảm đi một chút.
Còn với trường hợp NPH đóng cửa game, đây là vấn đề “nhỏ như con thỏ” vì trong nước vẫn còn cả tá trò chơi để gắn bó, ngay cả khi game trong nước đóng cửa hết thì họ vẫn có thể chu du ra các server nước ngoài. Nên nhớ rằng với sự phát triển của internet hiện tại, hầu như không có cách nào để ngăn cản người ta chơi game online, trừ khi nhốt chặt trong nhà và cắt đường truyền.
“Nếu chưa nghĩ đến chuyện bỏ game thì chưa thể bỏ được!”.
Với khả năng đầu tiên, tức chủ động, bỏ game cũng… không hề dễ, tuy nhiên so với việc bị ép buộc thì tỷ lệ % thành công cao hơn nhiều. “Thứ nhất bạn tự hỏi bạn xem bạn có muốn bỏ game không, nếu bạn chưa muốn nghĩ đến chuyện bỏ game thì bạn chưa thể bỏ được đâu”, A.T, một GM tâm sự, đó cũng là trải nghiệm rút ra từ chính bản thân anh.
Kết luận trên cũng dễ hiểu, với một game thủ thì việc đi đến suy nghĩ tự giác bỏ game không phải là điều dễ dàng. Để đi đến quyết định ấy đòi hỏi họ đã phải đấu tranh với bản thân suốt một thời gian dài, đồng thời nhiều khi là kết quả của những kinh nghiệm học được trong cuộc sống thực. Dĩ nhiên không hiếm trường hợp biết rằng mình cần cai mà vẫn chẳng thế dứt ra được, khi đó thì quả thực chỉ còn cách… tới gặp chuyên gia hoặc bác sỹ tư vấn.
Phong cách chơi game
Nghĩ đơn giản, nhưng phong cách chơi cũng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để biết rằng một game thủ có dễ bỏ game hay không. Ở đây có thể xét tới hai khả năng, một là chơi đại trà (bất cứ game nào cũng chơi và cày kéo khỏe như nhau), hai là chỉ thích 1 game và say mê nó đến nỗi không muốn chuyển sang game khác nữa.
Video đang HOT
Rất khó để dứt được niềm đam mê với tựa game “ruột”.
Rõ ràng, khả năng thứ hai khiến vấn đề cai game trở nên khó khăn hơn nhiều, đối với những gamer như vậy, mọi chi tiết liên quan tới trò chơi họ yêu thích đều dẫn tới cảm giác “nôn nao”. Thậm chí chỉ cần nghe tới bản nhạc nền lúc bắt đầu log-in là đã bủn rủn tay chân.
“Cabal với tôi còn hơn một trò chơi, nó là nhà tôi, nơi mỗi ngày tôi log vào để nghe tiếng chim hót, mưa rơi, tiếng suối chảy róc rách, tiếng gió reo nhè nhẹ… là nơi tôi ngồi mỗi chiều nhìn hoàng hôn bên hồ đỏ thẫm, nhìn tuyết rơi trắng trời trắng đất, nhìn mưa tí tách giữa lòng suối… hay đơn giản là nửa đêm ngồi lặng ngắm ánh đèn chớp sáng giữa lòng thành phố cùng người mình yêu thương…”, đó là tâm sự thật lòng của một gamer Cabal, chừng đó đủ để thấy được lôi họ ra khỏi niềm đam mê tận đáy lòng còn khó hơn lên trời.
Nhưng chơi “đại trà” thì sẽ bỏ dễ dàng.
Còn với đối tượng chơi game đại trà, có thể cày một lúc 3, 4 MMO thì khác. Người ta thường quan niệm rằng càng chơi nhiều game, càng thích nhiều game thì cai càng khó, thực chất mọi chuyện ngược lại hoàn toàn, có thể ban đầu họ khó dứt ra được nhưng chỉ cần 1 tuần, 2 tuần không động đến thì “cắt cơn” ngay.
Tuổi tác, vợ con
Tuổi tác cũng là chìa khóa tác động cực lớn và có thể là lớn nhất trong số các yếu tố giúp họ bỏ game dễ hay khó. Với một game thủ còn đang trong tuổi ăn tuổi lớn (14 ~ 23 tuổi), giã từ trò chơi gần như là điều gì đó quá xa xỉ với họ, tuy nhiên khi đã có vợ, có con và phải chăm lo cho gia đình thì lại khác.
Lấy một ví dụ, hẳn nhiều người chơi Linh Vương hoặc Kiếm Thế đều ít nhiều biết đến nickname BigHit02. Game thủ này được coi là một đại gia ở bất cứ game nào anh chơi, thế nhưng cuối cùng khi sắp làm lễ cưới, anh cũng phải đi đến quyết định mà bản thân tự cho rằng “khó khăn nhất trong đời”, đó là từ giã thế giới ảo.
Tỷ lệ gamer đã có vợ nghiện game ít hơn hẳn so với các “single”.
Tất nhiên, không phải ai đã lớn tuổi (> 25t) hoặc lập gia đình đều phải cai game ngay tức khắc, thế nhưng với nhiều vấn đề đau đầu ngoài cuộc sống thực, họ dễ dàng “cáo lão về quê” mà không cảm thấy quá nuối tiếc. Trong khi đó khi còn trẻ chưa phải lo lắng chuyện cơm áo bạc tiền, game là hình thức giải trí không thể đánh bại.
Ngoài ra, không phải là phổ biến nhưng sau khi có người yêu, tỷ lệ dừng chơi thành công cũng cao lên đáng kể, đơn giản vì họ đã tìm thấy thứ để mình “bỏ thời gian” nhiều hơn. Có điều, sau khi… thất tình thì khả năng trở lại gắn bó với thế giới ảo gần như là 99%.
Mức độ gắn kết cộng đồng
Không phải là yếu tố quá lớn, nhưng mức độ gắn kết, hòa nhập với cộng đồng cũng tác động không nhỏ tới việc cai game thành công ít hay nhiều. Nếu một game thủ ít có bạn bè in-game, ít tham gia các hoạt động offline bang hội thì họ chỉ phải tranh đấu với niềm đam mê bản thân mà thôi, trong khi đó ngược lại, mọi chuyện khó hơn nhiều.
Chơi theo phong cách cá nhân, ít hòa đồng thì cai cũng dễ hơn.
“Đây đã là lần thứ 3 mình cố cai game rồi nhưng vẫn không ăn thua, mấy đứa bạn cùng lớp cứ rủ rê, rồi mỗi lần đi chơi với các anh em trong bang thì toàn nghe họ bàn chuyện trong game, nghe đã muốn quay lại rồi, mà không đi offline thì bất lịch sự quá, căn bản anh em cũng thân thiết nhau lâu rồi”, Hoàng Long, một gamer Kiếm Thế tâm sự.
Nói chung, sẽ không bao giờ có được một câu trả lời chung nhất cho vấn đề “Cai game khó hay dễ”, với mỗi người chơi kết quả lại khác nhau, vì thế các cuộc tranh luận xưa nay chỉ mang lại hàng chục trang giấy cãi vã mà vẫn không đi đến đâu. Còn nếu bạn đang muốn từ bỏ thế giới ảo thì hãy “check” lại xem mình ở vào các trường hợp nào bên trên.
Theo Game Thủ
Sai lầm "vượt rào" của chị em
Khi phụ nữ vượt qua các giai đoạn của hẹn hò nhanh hơn thì người đàn ông có xu hướng dừng lại.
Mỗi cuộc hẹn hò đều có những giai đoạn nhất định ứng với từng mức độ sâu sắc trong từng khoảng thời gian khác nhau. Khi một trong hai người bỏ qua những giai đoạn đầu tiên hay bất kỳ giai đoạn khác của quá trình hẹn hò thì điều đó có thể sẽ là cản trở họ tiến đến một mối quan hệ bền vững.
Phụ nữ "nhanh chân", đàn ông sẽ... dừng bước!
Các nhà tâm lý đã chỉ ra 5 nấc thang của quá trình hẹn hò gồm: Thu hút, thử thách, trở thành duy nhất, gắn kết và kết hôn.
Khá thường xuyên là con người ta thường bỏ qua giai đoạn thứ hai- một giai đoạn thử thách quan trọng cho quan hệ đôi lứa. Thay vì nguy cơ mất đi đối tác vì bản thân ta không chắc chắn, người ta thường tìm cách đơn giản hơn là chuyển ngay sang giai đoạn tiếp theo. Thay vì cảm nhận liệu người đàn ông có phù hợp với mình không, người phụ nữ lại bỏ qua và mắc sai lầm khi cố gắng chứng tỏ với anh ấy rằng cô là người thích hợp với anh.
Trong giai đoạn đầu tiên là thu hút nhau, nếu phụ nữ phản ứng như là cô ấy đã bước sang giai đoạn thứ tư là gắn kết, thì điều đó là không phù hợp và sai lầm giống như việc bạn hỏi người đàn ông ngay trong buổi hẹn đầu tiên là: Anh muốn mời bao nhiêu người tới dự đám cưới hay anh muốn sinh bao nhiêu con?
Trong hầu hết các trường hợp, khi phụ nữ phản ứng như thể cô ấy đã ở giai đoạn cao hơn, như thể quan hệ của hai người đã sâu sắc dù thực tế chưa đến mức đó thì khó mà khiến người đàn ông tiến tới gắn kết hôn nhân. Khi đó, đàn ông có xu hướng ở lỳ giai đoạn mà anh đã chinh phục được cô, anh không còn động lực để tiến lên nữa.
Nói chung, khi phụ nữ vượt qua các giai đoạn của hẹn hò nhanh hơn thì người đàn ông có xu hướng dừng lại. Theo các chuyên gia tâm lý, đó là sự khác biệt cơ bản giữa nam giới và nữ giới.
Với phụ nữ, nếu một thứ đã mang lại hiệu quả, họ sẽ nghĩ làm thế nào để có thể khiến nó tốt hơn. Một mối quan hệ với người đàn ông mà mang lại cho cô ấy thứ cô mong muốn thì cô có động lực để khiến nó tốt hơn trong khi đó ở vị trí người đàn ông thì anh ta sẽ nghĩ rằng giờ anh ấy có thể nghỉ ngơi vì chắc chắn anh ấy đã làm quá đủ.
Ví như anh mới đang ở giai đoạn thứ tư là gắn kết nhưng cô lại cư xử với anh như thể hai người đã là vợ chồng thì có thể khiến anh nghĩ tại sao lại phải làm điều gì đó để thay đổi kế hoạch cơ chứ, mọi thứ đang tốt đẹp cơ mà. Kết quả của việc nàng quá "nhanh chân" này sẽ khiến anh không cảm nhận hết được mức độ khao khát ở sâu thẳm tâm hồn để có thể mong muốn chia sẻ phần đời còn lại của mình với cô ấy. Và thế là anh ta có thể sẽ không bao giờ cảm thấy mình cần phải cưới cô.
Khi phụ nữ vượt qua các giai đoạn của hẹn hò nhanh hơn thì người đàn ông có xu hướng dừng lại... (Ảnh minh họa)
Hoặc khi anh ta mới đang ở giai đoạn thứ hai của quá trình hẹn hò là thử thách, mà cô lại cư xử như thể hai người đã gắn bó sâu sắc lắm thì anh ta dễ phản ứng ngược lại với mong muốn của cô ấy. Khi một phụ nữ yêu tuyệt vọng một người đàn ông nào đó hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào anh ấy thì hiển nhiên anh ta sẽ nghĩ rằng: Cô ấy có vẻ chắc chắn mình là người đàn ông dành cho cô ấy, mình không biết nữa. Thậm chí khi đó anh ta sẽ nghĩ mối quan hệ đó không phù hợp và anh ta chưa sẵn sàng cho mối quan hệ lâu bền như thế.
Ngược lại, trường hợp phụ nữ ban đầu tỏ vẻ quá cởi mở trước những động thái của người đàn ông rồi sau đó dường như có hơi nghi ngờ về việc chuyển sang giai đoạn thứ ba là trở thành người duy nhất của anh ấy - thì cô sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt anh. Khi người đàn ông không phải lo lắng về sự khó khăn để thoát ra khỏi mối quan hệ thì anh ấy sẽ hứng thú hơn với việc gắn kết với người phụ nữ đó.
Phụ nữ bị hấp dẫn bởi típ đàn ông... hờ hững
Nếu đàn ông là người chủ động bỏ qua giai đoạn trong quá trình hẹn hò, sẽ khiến hai người tiến nhanh hơn qua 5 giai đoạn, đưa quan hệ của hai người nhanh chóng trở nên sâu sắc.
Nhưng điều đó cũng có thể khiến cô ấy phát chán. Ví như tình yêu của cô ấy mới chỉ đang ở giai đoạn gắn kết, mà anh lại cư xử như thể hai người đã là vợ chồng thì cô ấy dễ nghĩ: Anh ấy cư xử như thể tôi và anh ấy đã kết hôn mà thậm chí tôi còn chưa đồng ý. Chính quá trình tốc hành trong hẹn hò của anh có thể khiến cô chán và không muốn dâng hiến bản thân cho mối quan hệ đó.
Trước khi phụ nữ đồng ý lấy anh làm chồng, cô ấy cần cảm thấy những tình cảm của mình sẽ được tôn trọng. Chưa kể, khi đàn ông quá mạnh bạo có thể khiến phụ nữ không thể tin tưởng anh ấy để bước sang giai đoạn trở thành cô gái duy nhất của anh ta. Và sự thực đáng buồn là anh ấy càng thích cô thì cô ấy càng muốn chạy trốn và càng không tin tưởng anh.
Phụ nữ bị hấp dẫn bởi những người đàn ông "không thực sự quan tâm" là vì khi đó đàn ông đang đứng ở giai đoạn thứ nhất, hoặc thứ hai - là những giai đoạn thích hợp để bắt đầu mối quan hệ. Tương tự, khi một người đàn ông theo đuổi một cô gái nhưng vẫn chưa chắc chắn liệu có muốn trở thành duy nhất hay trở thành chồng của cô ấy, thì điều đó khiến anh ấy trở nên hấp dẫn hơn trong mắt cô.
Bởi khi đó anh đã tạo ra cơ hội để phụ nữ tìm hiểu và tìm thấy sự an toàn. Khi đàn ông tiến bước quá mạnh mẽ, nó có thể khiến cô cảm thấy mình không có quyền được cảm thấy không chắc chắn. Kết quả là cô sẽ không bao giờ có cơ hội tìm hiểu được sự chắc chắn trong mình rằng cô đã sẵn sàng để tiến tới giai đoạn trở thành người phụ nữ duy nhất của anh.
Thực tế, khả năng vượt "đèn đỏ" trong 5 giai đoạn của quá trình tán tỉnh rất dễ xảy ra khi một trong hai người hoặc cả hai người quá háo hức muốn vượt lên trước. Họ thậm chí có thể kết hôn nhưng vì chưa được chuẩn bị nên họ sẽ rất khó khăn để vượt qua những thử thách xuất hiện trong cuộc sống
Theo Bưu Điện Việt Nam
'Yêu' sau khi cưới giúp hôn nhân bền chặt Ngày nay, việc trai - gái "vượt quá giới hạn" trước khi kết hôn khá phổ biến. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây nhận thấy những cặp đôi từ từ tiếp cận, biết chờ đợi, thường có thể gắn kết lâu dài và có mối quan hệ sâu sắc hơn. Nghiên cứu gồm 2035 người đã kết hôn tham gia đánh giá...