“Cái đuôi lì lợm”
Tôi kết hôn năm 1997. Sau khi sinh con gái đầu lòng vào năm 1998, tôi đi làm lại. Từ khi bắt đầu nhận ca đêm là chồng tôi nổi máu ghen tuông, bắt tôi phải ở nhà chăm con, không cho tôi đi làm.
Tôi không chấp nhận ngồi nhà, đề nghị nếu anh cứ bắt tôi phải nghỉ làm thì tốt nhất là chia tay. Anh đã tát tôi rồi vào bếp lấy dao gí vào người tôi đòi giết. Cha chồng tôi phải vào can để mẹ con tôi chạy tránh ra ngoài.
Sau chuyện đó, tôi vẫn tiếp tục đi làm vì không muốn sống phụ thuộc vào chồng, muốn tự kiếm tiền để phụ nuôi cha mẹ ruột. Nhưng, từ đó trở đi, khi nào tôi đi làm ca đêm là y như rằng anh lẽo đẽo đi theo. Tôi làm việc trong công ty, anh ngồi quán cà phê bên ngoài canh chừng. Tôi đi vệ sinh là anh bật dậy đi theo. Tôi xấu hổ với đồng nghiệp, bị ức chế nên làm việc kém hiệu quả thấy rõ. Tôi đã nói chuyện nghiêm chỉnh với anh nhưng anh không nghe, cứ bám sát canh chừng tôi. Tôi chẳng biết phải làm sao để cắt cái đuôi lì lợm này. Nguyễn Nhất Hà (Tân Bình).
Chị Hà mến, Luật PCBLGĐ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Theo luật này, các hành vi bạo lực đối với thành viên gia đình được quy định không chỉ là những hành vi đánh đập, ngược đãi theo cách hiểu thông thường của mọi người. Việc chồng chị thường xuyên theo dõi chị vì ghen tuông cũng bị coi là hành vi BLGĐ, được quy định tại khoản c, điều 2, Luật PCBLGĐ, và bị nghiêm cấm tại khoản 1, điều 8. Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ, có hiệu lực thi hành từ 27/1/2010 đã đưa ra mức xử phạt từ 100.000đ -1.000.000đ đối với hành vi thường xuyên theo dõi thành viên gia đình vì lý do ghen tuông, gây áp lực về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, chuyện này khá tế nhị, chị nên cư xử khéo léo, đừng để ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng sau này. Trước tiên, chị nên nhờ cha mẹ hoặc chị em bên chồng (chọn người có tiếng nói uy tín với chồng chị) phân tích, khuyên giải anh ấy. Nếu không hiệu quả mới nhờ đến sự trợ giúp của cơ quan có thẩm quyền. Thẩm quyền xử lý vụ việc này là trưởng công an phường hoặc chủ tịch UBND phường nơi chị sinh sống.
Luật sư Phạm Lĩnh Sơn
(Văn phòng Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp)
Theo PNO
Có thực con gái là khoản đầu tư lỗ của bố mẹ?
Người ta nói sinh con gái là mối làm ăn lỗ vốn nhất của cha mẹ. Biết vậy, nhưng cha mẹ vẫn không thể nào ngừng lại việc dành trọn tình yêu cho con gái.
Lý do cũng có thể xuất phát từ suy nghĩ con gái lớn lên, lấy chồng rồi thường sẽ phải toàn tâm toàn ý chăm lo phục vụ cho gia đình chồng thay vì quan tâm để ý đến bố mẹ đẻ. Nhiều người còn gọi con gái là "lũ vịt giời" hay "quả bom nổ chậm" trong nhà. Vậy những tư tưởng phân biệt con trai con gái ấy liệu có còn đúng ở thời điểm hiện tại? Có lẽ câu trả lời sẽ là không bởi những người cha, người mẹ luôn yêu thương con cái vô điều kiện và họ sẽ chẳng bao giờ tính toán đến việc lỗ hay lãi khi dưỡng dục con.
Con gái đi lấy chồng rồi sẽ phải chăm lo phục vụ cho gia đình nhà chồng? Cách hiểu đó cũng nên đặt vào tùy người và hoàn cảnh. Con nào cũng là con, trai hay gái đều được. Khi trưởng thành lập gia đình nhỏ, việc không được thường xuyên chăm sóc bố mẹ đẻ cũng là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là con gái. Bởi phần lớn thời gian, ngoài công việc họ còn phải chăm lo cho gia đình nhỏ của mình, đối nội đối ngoại sao cho hòa thuận.
Đối với các bậc làm cha làm mẹ, sinh được con ra đã là một thiên chức thiêng liêng, là có cả gia tài quý báu, và là một niềm hạnh phúc lớn lao nên không ai suy tính thiệt hơn, lỗ lãi cả.
Người ta thường nói "con gái là áo bông của mẹ". Không chỉ thế, con gái vốn tình cảm và đáng yêu. Mỗi lúc mệt mỏi bố sẽ có người đấm lưng, được con gái dành cho một cái ôm thật chặt. Mẹ có người nhổ tóc sâu, đi chợ, phụ giúp việc nhà hay đơn giản chỉ là tâm sự... thì rõ ràng sinh con gái đang có lãi đấy chứ. Và thường thì con gái luôn tình cảm, tâm lý và sâu sắc như thế.
Hơn nữa, nhiều người cho rằng vấn đề ở đây là cách mà người con đó đối xử với bố mẹ mình ra sao. Có những người con trai luôn phá phách hỗn hào với bố mẹ dù đã lớn, nhưng cũng có những cô gái đã lập gia đình vẫn dành nhiều thời gian chăm lo cho bố mẹ chu đáo.
Ngay từ lúc còn trong bụng, con gái đã được bố mẹ lo lắng cho vẻ ngoài. Rồi khi con gái lớn hơn 1 chút, biết chạy nhảy và nghịch ngợm. Bố mẹ cũng đỡ được khoản quát tháo, la rầy. Con gái chăm học và giỏi việc nhà, biết ru em à ơi, biết dỗ dành mẹ những khi buồn và biết khóc chung bấy nhiêu lần với mẹ.
Con gái cũng có thể mạnh mẽ giống ba. Đặc biệt là những khi gia đình đối mặt với biến cố. Con gái có thể thay ba chăm sóc mẹ và em, có thể làm những việc phi thường tưởng chừng chỉ con trai mới có thể làm được. Vậy là sinh con gái có lãi lớn như vậy đó!
Cho đến khi...
Bố mẹ cho con gái một hình hài vẹn nguyên nhưng sau những lần vấp ngã trên quãng đường đời, con gái trở về với bao nhiêu đường sứt sẹo. Bố mẹ dịu dàng với con gái bao nhiêu thì người đời phũ phàng với con gái bấy nhiêu.
Bố mẹ làm tất cả cho con gái lúc ở nhà thì khi trưởng thành con gái phải làm những điều đó với những gương mặt lạ lẫm, không chút thân quen. Rồi bỗng một ngày, con gái trở thành một thành viên trong gia đình khác. Bố mẹ lại lo lắng liệu con gái có an yên không? Êm ấm không? Và tương lai có bình tâm không?...
Sẽ chẳng ai nói trước được tương lai, nhưng cửa của bố mẹ luôn rộng mở đón con gái về và bếp nhà vẫn luôn sẵn sàng cho những lần đỏ lửa. Sau bao nhiêu thăng trầm, bố mẹ tôi, bố mẹ bạn, bố mẹ của những cô con gái, vẫn "lãi" được cả một gánh lo toan.
Dù sinh con gái là lỗ hay lãi thì bố mẹ vẫn sẽ yêu thương chúng ta hết mực. Tình yêu đó là không thể đong đếm, không cầu báo đáp. Tất cả đều xuất phát từ tình thương lớn lao nơi trái tim của các bậc làm cha mẹ.
Ai cũng chỉ có một đời để sống, ta càng trưởng thành thì cha mẹ lại già đi, sẽ chẳng ở bên ta mãi được. Hãy quan tâm và ở bên cha mẹ khi còn có thể!
Theo Người Đưa Tin
Đòn trả thù không thể thâm độc hơn của cô vợ khi bị bạn thân cướp chồng Tôi với chồng cũ từng là một cặp đẹp đôi ở trường đại học. Sau khi tốt nghiệp, 2 vợ chồng tôi cùng vay mượn để mở một cửa hàng kinh doanh giày dép da. Lúc mới bắt đầu, công việc kinh doanh khá chật vật, chúng tôi chỉ dám thuê một phòng trọ đơn giản để sống. Ngày đó, vợ chồng tôi...