“Cài đặt” lại quan hệ Nga-Mỹ
Cho dù cả Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Barack Obama từng khẳng định muốn “cài đặt” lại quan hệ Nga-Mỹ, song thực hiện được điều đó không phải dễ vì 2 cường quốc hàng đầu thế giới này có quá nhiều khác biệt về lợi ích chiến lược cũng như giá trị.
Những động thái liên tiếp mới đây không khỏi khiến dư luận phải đặt câu hỏi rằng hợp tác Nga-Mỹ đang thực sự đi về đâu sau những tuyên bố về “cài đặt lại” quan hệ song phương. Ngày 24-12, cả 2 vị Thứ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Nga cùng lên tiếng phàn nàn, thất vọng về các vấn đề ảnh hưởng tới quan hệ Nga-Mỹ trong cả 2 lĩnh vực ngoại giao và quân sự.
Theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov, cuộc đàm phán về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu giữa Nga và Mỹ đã bị đình trệ thời gian dài vừa qua. Phát biểu với báo chí tại Matxcơva, ông Antonov nói: “Tình hình đang rơi vào thế bế tắc. Các mối quan ngại của chúng tôi đã bị phớt lờ”.
Video đang HOT
Hệ thống phòng thủ chống tên lửa mà Mỹ đang ráo riết triển khai tại châu Âu là trở ngại lớn nhất đối với quan hệ
Nga-Mỹ nhiều năm nay. Trong khi Mỹ tuyên bố hệ thống chống tên lửa này không nhằm vào Nga mà chỉ chống lại các mối đe doạ tên lửa của các quốc gia như Iran thì Matxcơva luôn cho rằng tấm lá chắn tên lửa được Washington dựng lên ở châu Âu là để vô hiệu hóa đòn răn đe tên lửa của Nga.
Rất nhiều vòng đàm phán ở nhiều cấp khác nhau đã diễn ra nhưng Nga và Mỹ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề phòng thủ chống tên lửa. Mỹ cho đến nay vẫn từ chối yêu cầu của Nga đòi được tham gia vào cơ chế điều hành và “ấn nút đỏ” kích hoạt hệ thống này cho dù rất nhiều biện pháp phòng ngừa, xây dựng lòng tin đã được hai bên đề xuất.
Bế tắc trong vấn đề then chốt trên, quan hệ Nga-Mỹ lại nảy sinh mâu thuẫn mới khi Tổng thống Obama đã ký ban hành Đạo luật Magnitsky ngay sau khi nó được Quốc hội Mỹ thông qua. Theo đạo luật này, Washington cấm mọi quan chức Nga liên quan đến cái chết của luật sư Sergei Magnitsky năm 2009 nhập cảnh Mỹ, đồng thời phong tỏa mọi tài khoản của họ trong các ngân hàng Mỹ.
Trong khi Tổng thống Putin cho rằng đây là một “động thái không thân thiện” thì Duma Quốc gia Nga đã thông qua đạo luật “chống Magnitsky” nhằm trả đũa đạo luật trên. Phát biểu ngày 24-12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng Nga và Mỹ đã bắt đầu một cuộc “chiến tranh tâm lý” bắt nguồn từ cái gọi là đạo luật Magnitsky cũng như đạo luật “chống Magnitsky”.
Với quan ngại của hai Thứ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Nga có thể thấy rõ một bước lùi trong quan hệ Nga-Mỹ. Mối quan hệ này sau khi Tổng thống Obama tuyên bố “cài đặt lại” lúc mới bước vào Nhà trắng cách đây 4 năm đã có những tiến triển như ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới và kết thúc đàm phán để Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… song vẫn gặp phải các trở ngại lớn do khác biệt, mâu thuẫn về lợi ích chiến lược (hệ thống phòng thủ chống tên lửa) và giá trị (nhân quyền trong vụ Magnitsky).
Thế nên, dù hai Tổng thống Putin và Obama mới đây lại tuyên bố “điều chỉnh lại” để quan hệ song phương hướng tới thành công nhưng không dễ thực hiện điều đó trên thực tế.
Theo ANTD
Mỹ thành lập nhóm đặc nhiệm kiểm soát súng đạn
"Nếu có điều gì có thể làm để ngăn chặn những thảm kịch do súng đạn gây ra, chúng ta có nghĩa vụ sâu sắc phải thực hiện" - Tổng thống Mỹ Barack Obama nói sau khi chỉ định Phó Tổng thống Joseph Biden làm người đứng đầu nhóm đặc nhiệm để soạn thảo chính sách nhằm siết chặt các quy định về kiểm soát kinh doanh và sở hữu súng đạn.
Ông Obama kêu gọi cũng cần phải xem xét kỹ hơn một nền văn hóa mà thường xuyên ca ngợi súng và bạo lực. Tổng thống Mỹ gọi đó là một cách tiếp cận toàn diện, đồng thời nhắc lại việc ông ủng hộ cấm vũ khí tấn công, các đoạn băng video bạo lực cũng như phải kiểm tra lý lịch của người mua súng.
Lực lượng đặc nhiệm này sẽ phải đệ trình một bản báo cáo trong vòng vài tuần tới. "Mặc dù điều này không dễ dàng nhưng tất cả đều phải cố gắng với nỗ lực cao nhất để ngăn chặn việc tái diễn các vụ thảm sát nhằm vào thường dân vô tội" - ông Obama nhấn mạnh.
Hồi năm 1994, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật cấm kinh doanh và sở hữu 19 loại vũ khí tấn công. Đạo luật này đã hết hiệu lực từ năm 2004 nhưng vẫn chưa có đạo luật nào thay thế.
Theo ANTD
Khỏa thân tại tòa án để phán đối đạo luật... cấm khỏa thân Chính quyền thành phố San Francisco đã chính thức ra đạo luật cấm khỏa thân ở nơi công cộng. Ngay lập tức quyết định này đã làm dấy lên làn sóng phản đối dữ dội từ phía những công dân theo chủ nghĩa "thiên nhiên" sống tại thành phố. Hai người phụ nữ đã ngay lập tức khỏa thân tại tòa thị chính...