Cái chết tức tưởi vì khói thuốc của em bé 1 tháng tuổi rúng động Indonesia, bố mẹ đứa trẻ yêu cầu chính phủ đóng cửa ngành công nghiệp thuốc lá
Sự ra đi đột ngột của em bé 1 tháng tuổi đã khiến cha mẹ của em đã yêu cầu Chính phủ đóng cửa ngành công nghiệp thuốc lá đang giết dần giết mòn hàng triệu người.
Vào năm 2017, đất nước Indonesia đã rúng động bởi cái chết của bé Muhammad Hafizh, 1 tháng tuổi. Đứa trẻ qua đời vì bị viêm phổi sau hít phải khói thuốc lá. Cha mẹ của cậu bé không thể ngờ rằng, việc tiếp xúc với khói thuốc lá trong một thời gian ngắn như vậy lại có thể cướp đi sinh mạng của đứa trẻ.
“ Tôi hy vọng Chính phủ sẽ đóng cửa các nhà máy sản xuất thuốc lá. Nó còn tệ hơn cả ma túy. Ma túy chỉ giết chết người sử dụng nó nhưng những người nghiện hút thuốc lá lại giết chết những người xung quanh họ“, cô Fitria Lestari, mẹ của đứa trẻ lên tiếng.
Được biết, cậu bé Hafizh trước khi qua đời đã tiếp xúc với khói thuốc lá trong một bữa tiệc để chúc mừng em bé mới sinh. “ Thuốc lá chính là thủ phạm. Chúng tôi tin rằng, hút thuốc là yếu tố chủ chốt. Mọi thứ đều ổn trước đó“, Hegidi Ichwanur, cha của đứa trẻ cho hay.
Cậu bé 1 tháng tuổi đã nhập viện sau khi hít phải khói thuốc lá.
Fitria và chồng cô cho biết những người hút thuốc đều là người thân trong gia đình và họ đều từ chối việc bỏ hoàn toàn thuốc lá. Người mẹ nói rằng cậu bé có dấu hiệu bị khó thở và vợ chồng cô đã đưa con đến bệnh viện nhanh chóng.
“ Thằng bé ở trong phòng cấp cứu 10 tiếng đồng hồ liền. Bác sĩ nói tình trạng của Hafizh đã được cải thiện. Tuy nhiên sau đó, tình hình chuyển biến xấu đi. Hafizh bị ho, mạch đập ngày càng yếu và bác sĩ động viên chúng tôi hãy cầu nguyện.
Cuối cùng, tôi cũng chịu thua trước thần chết. Tôi đã nói với con rằng, chúng tôi đã rất hạnh phúc khi có Hafizh trên đời và rồi thằng bé rời xa chúng tôi mãi mãi“, Fitria nói.
Cha mẹ Hafizh rất đau lòng về sự ra đi đột ngột của cậu con trai.
Indonesia là quốc gia có tỷ lệ đàn ông hút thuốc ở trong top cao nhất thế giới. Khoảng 60% nam giới trên 15 tuổi hút thuốc hàng ngày và 2% phụ nữ là người hút thuốc. Trung bình mỗi ngày, một người hút thuốc tiêu thụ khoảng 3 bao thuốc lá.
Video đang HOT
Tỷ lệ người trẻ hút thuốc tăng cao ở Indonesia, một phần bắt nguồn từ việc giá những gói thuốc rất rẻ và dễ dàng có thể mua chúng ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, trước những tác hại do khói thuốc lá gây ra cho cộng đồng, một chiến dịch cấm hút thuốc lá trong gia đình đã diễn ra, bắt đầu từ khi vực phía đông Jakarrta.
Người dân đã ký cam kết chống hút thuốc trong nhà của họ, và đã sơn tất cả các ngôi nhà trong khu vực bằng màu sáng để làm nổi bật những nỗ lực của họ. Điều này đã tác động không hề nhỏ đến tinh thần cộng đồng.
Những ngôi nhà sáng màu trong chiến dịch chống hút thuốc lá ở Indonesia.
“ Tôi cảm thấy xấu hổ vì hút thuốc lá trong khi hàng xóm của tôi thì không“, một người đàn ông địa phương tên Adi cho hay.
Adi chia sẻ rằng ông đã từng hút 3 bao thuốc lá mỗi ngày và hiện tại ông đã giảm xuống còn nửa bao và sẽ cố gắng từ bỏ hoàn toàn. “ Hình phạt xã hội khiến chúng tôi thay đổi tự nguyện“, ông Adi cho hay.
Ở Indonesia, hiếm có cá nhân hay tổ chức nào chống lại các công ty thuốc lá. Quảng cáo thuốc lá ở Indonesia có mặt ở khắp mọi nơi, không chỉ ở trong rạp chiếu phim, trên truyền hình mà còn ở các áp phích dán ở trên xe tải hoặc nhà ở.
Quảng cáo thuốc lá có mặt ở khắp mọi nơi tại Indonesia.
Mẹ của bé Hafizh đã kêu gọi Chính phủ phải chống lại ngành công nghiệp thuốc lá. “ Khó khăn ở đây là có rất nhiều thứ được tài trợ bởi các công ty thuốc lá, như các sự kiện thể thao. Nếu Chính phủ không thể đóng cửa được họ thì cần áp dụng biện pháp tăng thuế thuốc lên lên cao gấp nhiều lần“, mẹ của bé Hafizh lên tiếng.
Nguồn: ABC News
Theo Helino
Ung thư phổi ở nữ giới và nguyên nhân ít ai ngờ tới
Nhắc tới ung thư phổi, đa số sẽ nghĩ ngay rằng chỉ có nam giới mới mắc bệnh. Nhưng sự thật không hẳn như vậy, nữ giới cũng có thể mắc ung thư phổi và nguyên nhân đằng sau khiến nhiều người ngạc nhiên.
Ung thư phổi - Bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở nữ giới
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính, bắt nguồn từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế quản. Tại Việt Nam, nếu như ung thư phổi là ung thư phổ biến nhất ở nam giới và chiếm tỉ lệ tử vong hàng đầu thì với nữ giới, ung thư phổi phổ biến thứ 3, sau ung thư vú, dạ dày.
Nữ giới cũng có thể mắc ung thư phổi
Theo bác sĩ Lim Hong Liang - Chuyên gia Ung bướu hàng đầu Singapore, Bệnh viện Thu Cúc: "Số bệnh nhân nữ mắc ung thư phổi luôn chiếm từ 50-60% trong mỗi đợt khám. Điều đó có nghĩa là, nếu nói nam giới mắc ung thư phổi cao hơn nữ giới là không đúng. Hơn nữa, độ tuổi mắc bệnh ung thư phổi tương đối trẻ, rất nhiều người chỉ nằm trong độ tuổi 40."
Bác sĩ Lim cũng cho biết, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng, ung thư phổi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và đe dọa tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân không ngờ gây bệnh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 85-90% các ca ung thư phổi có liên quan tới thuốc lá, bao gồm hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá. Nhiều chị em cho rằng không trực tiếp hút thuốc là sẽ thoát ung thư phổi. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, người hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người hút thuốc vì họ hít vào một cách thụ động. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại nước ta cũng rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc. Ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá hay gặp ở phụ nữ gấp đôi so với nam giới. Trong khói thuốc lá có ít nhất 40 chất có khả năng gây ung thư đó là Hydrocarbure thơm đa vòng như 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen, Polonium 40 và Selenium trong giấy cuốn thuốc lá.
Bên cạnh đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư phổi bao gồm:
Tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị ung thư phổi: theo bác sĩ Lim Hong Liang, những người từng bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn. Bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn một chút nếu bạn có người thân ở cấp độ 1 (anh, chị, con hoặc cha mẹ) bị ung thư phổi. Nguy cơ gia tăng có thể là do thói quen sinh hoạt tương đồng hoặc sống ở cùng một nơi có chất gây ung thư.
Tiền sử bệnh phổi: mắc một số bệnh phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD, bệnh lao (TB), nhiễm trùng phổi... cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Khí thải công nghiệp, khói bụi từ các phương tiện giao thông cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi
Ô nhiễm không khí ngoài trời: nhiều nghiên cứu cho thấy, tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngoài trời gây ung thư phổi. Càng nhiều ô nhiễm không khí, bạn càng có nguy cơ phát triển ung thư phổi. Các thành phần khác nhau của ô nhiễm không khí ngoài trời gây ung thư bao gồm: khí thải động cơ diesel, benzen và một số PAH.
Tiếp xúc với bức xạ: những người từng xạ trị vào ngực để điều trị một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư hạch Hodgkin hoặc ung thư vú, có nguy cơ ung thư phổi cao hơn. Những người này có nguy cơ cao hơn nữa nếu họ hút thuốc.
Tiếp xúc với amiăng và randon: Amiăng được sử dụng rộng rãi trong vật liệu xây dựng và nhiều ngành công nghiệp. Những người có nguy cơ phơi nhiễm amiăng cao nhất bao gồm: công nhân trong mỏ amiăng, công nhân ngành công nghiệp ô tô, xưởng đóng tàu,công nhân nhà máy xi măng, họa sĩ, thợ mộc và thợ điện. Các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc tiếp xúc với amiăng có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn. Điều này cũng tương tự với khí radon - một loại khí thường có ở những ngôi nhà được xây dựng trên nền đất có quặng uranium tự nhiên. Ung thư phổi do radon khiến khoảng 20.000 người chết mỗi năm.
Tiếp xúc với một số hóa chất: arsenic, các hợp chất asen vô cơ, hợp chất cadmium và cadmium, hóa chất được sử dụng trong sản xuất cao su, sắt và thép đúc và sơn... cũng làm tăng nguy cơ ung thư.
Hệ thống miễn dịch suy yếu: những người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc từng ghép tạng và dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch có nguy cơ phát triển nhiều loại ung thư trong đó có ung thư phổi.
Chủ động bảo vệ sức khỏe ngay hôm nay
Phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng bệnh khá tốt
Ung thư phổi là hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Mỗi năm nước ta có hơn 20.000 người mắc bệnh, trong đó có đến 17.000 người đã tử vong, 56 người mắc mới mỗi ngày. Các chuyên gia dự báo, con số này có thể gia tăng nhiều hơn nữa trong tương lai gần.
Cũng theo bác sĩ Lim Hong Liang, để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, không chỉ nam giới mà nữ giới cũng cần tránh xa các yếu tố nguy cơ kể trên và thực tầm soát ung thư phổi định kỳ nhằm phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm - thời điểm mà khả năng chữa khỏi bệnh là cao nhất. Đặc biệt, khi thấy các biểu hiện như: đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí; khó thở khi khối u to, chèn ép; tĩnh mạch cổ nổi to, khó nuốt, nuốt đau; khàn tiếng, giọng đôi, nấc; mệt mỏi, gầy sút, sốt... cần thăm khám ngay tại các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Ngày nay, nhờ tiến bộ của y học hiện đại, có thể phát hiện "mầm mống" ung thư phổi từ khi người bệnh chưa có triệu chứng bằng tầm soát ung thư phổi. Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau, trong đó có gói tầm soát ung thư phổi. Xem danh mục gói khám tại đây. Gọi: 1900 55 88 96 để biết thêm thông tin chi tiết. Để đăng ký điều trị ung thư phổi với chuyên gia hàng đầu Singapore, liên hệ 0907 245 888.
Theo Dân trí
Làm thế nào để cai thuốc lá thành công? Thuốc lá "bào mòn" sức khỏe không chỉ người hút trực tiếp mà cả người hút thụ động, thậm chí được coi là thủ phạm cướp đi mạng sống nhiều người. Vì vậy, theo chuyên gia, bỏ thuốc lá là rất cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt. Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) năm nay có chủ đề...