Cái chết tức tưởi của một cậu bé do ‘đuối nước khô’
Cậu bé Francisco Delgado (4 tuổi, ở Texas, Mỹ) đã chết tức tưởi vì một hiện tượng y học hiếm gặp, gọi là “đuối nước khô”, khi đi bơi cùng gia đình tại Texas (Mỹ), theo The Epoch Times.
Cha mẹ cần cẩn trọng khi cho con đi bơi
Cậu bé trông vẫn bình thường sau khi đi chơi cùng gia đình, nhưng bị tiêu chảy và nôn mửa suốt 1 tuần, sau khi lên khỏi hồ bơi. Tuy nhiên, cha mẹ bé chỉ chăm sóc con ở nhà, nghĩ rằng bé chỉ bị rối loạn tiêu hóa thông thường.
Tình trạng của cậu bé xấu đi sau một tuần. Cha của bé đã gọi 911 sau khi cậu ngừng thở. Anh nhớ lại: bé trút hơi thở cuối cùng, và tôi không biết phải làm gì nữa.
Mẹ bé nhớ lại: Qua màn nước mắt, tôi thấy thằng bé nằm đó, họ vẫn đang cố cứu nó. Tôi hét lên: “Hãy để tôi được sờ vào con tôi! Thằng bé đang cần mẹ”.
Phổi của bé chứa đầy dịch và ngay cả các bác sĩ cũng không thể làm gì được nữa.
Các bác sĩ thông báo rằng cậu bé đã bị đuối nước khô. Tình trạng đuối nước khô xảy ra quá mạnh đối với Francisco. Mẹ bé còn không thể tin nổi: “Bé còn chưa kịp xuống nước, nước chỉ mới ngập tới gối”, theo The Epoch Times.
Đuối nước khô, đuối nước thứ cấp là gì?
Trang Parents.com giải thích rằng đuối nước khô và đuối nước thứ cấp đều được xếp vào dạng tai nạn đuối nước. Đuối nước khô xảy ra khi hít hoặc nuốt phải một lượng nước nhỏ vào phổi, gây co thắt đường thở, khiến nạn nhân không thể thở được.
Và đuối nước thứ cấp là khi nạn nhân bị nước vào phổi, nếu không được cấp cứu ngay, nước sẽ gây tổn thương phù phổi cấp, viêm phổi, từ đó gây suy hô hấp, khiến cơ thể gặp khó khăn và thậm chí không thể cung cấp ô xy và giải phóng khí CO2, dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Kay Leaming-Van Zandt, từ Bệnh viện Nhi đồng Texas (Mỹ), cho biết một số trẻ em sẽ có triệu chứng ngay sau khi xảy ra đuối nước. Nhưng một số trẻ em khác sẽ xuất hiện các triệu chứng muộn hơn. Đầu tiên, các bé trông vẫn bình thường và các vấn đề về hô hấp chỉ xuất hiện sau đó hàng giờ.
Video đang HOT
Cứu được một bé trai 2 tuổi
Cha mẹ Francisco muốn sự ra đi của con mình trở nên có ý nghĩa nên đã tuyên truyền cho các bậc cha mẹ nhận biết về chứng đuối nước này.
Nhờ vậy mà, Garon Vega, từ Colorado (Mỹ), đã cứu mạng con trai 2 tuổi của mình, sau khi nhận ra các triệu chứng của đuối nước khô từ câu chuyện của cha mẹ bé Francisco.
Con của họ đã bị uống nước khi chơi ở bể bơi, sau đó bị sốt và khó thở.
Phim X-quang cho thấy có dịch trong phổi cậu bé. Các bác sĩ đã cứu được cậu bé, theo The Epoch Times. Mẹ bé xúc động nói: “Tôi cảm thấy mình cần phải gặp ngay cha mẹ của Francisco, không có từ ngữ nào để diễn tả hết lòng biết ơn của chúng tôi, chính bé Francisco đã cứu mạng con trai chúng tôi”.
Cần chú ý điều gì về đuối nước khô?
Đuối nước khô dễ xảy ra ở trẻ nhỏ và dễ dàng dẫn đến tử vong nếu không đươc cha mẹ chú ý can thiệp kịp thời.
Khi bé hít hoặc sặc, uống phải nước khi đi bơi và được đưa lên bờ, hầu hết cha mẹ nghĩ rằng nguy hiểm đã qua. Nhưng sau khi hít nước vào mũi hoặc bị sặc nước, các cơ trong khí quản của trẻ sẽ co thắt lại, gây khó khăn hoặc ngăn cản không cho ô xy vào phổi, theo The Epoch Times.
Chỉ cần một ngụm nước nhỏ vào phổi cũng có thể dẫn đến phù phổi, cản trở phổi cung cấp ô xy cho máu, suy hô hấp, dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng của đuối nước khô và đuối nước thứ cấp thường xuất hiện nhiều giờ sau khi bơi.
Các biểu hiện cần theo dõi bao gồm: Ho, đau ngực, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, lơ mơ, khó thở hoặc khó nói chuyện, cáu kỉnh, mũi hoặc miệng sủi bọt.
Trong trường hợp mới chớm bị ứ nước trong phổi, nếu nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện, có thể cứu được và không để lại di chứng nặng nề. Nhưng nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, phổi tổn thương sẽ tiến triển thành phù phổi cấp, suy hô hấp, và sớm tử vong.
Cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý, ngay cả khi bé chỉ bị hụp xuống nước trong giây lát hoặc lỡ uống vài ngụm nước, cũng nên đưa con đi khám ngay, theo The Epoch Times.
Theo thanhnien
Ai đi bơi cũng cần biết: Loại vi trùng này có thể dễ dàng tồn tại trong nước hồ bơi bẩn và gây bệnh cho con người
Đi bơi là lựa chọn tuyệt vời vừa giúp rèn luyện sức khỏe vừa hạ nhiệt trong những ngày nắng nóng mùa hè. Tuy nhiên, lượt người tới các bể bơi công cộng ngày càng đông có thể gây nên nhiều vấn đề đe dọa sức khỏe, thậm chí cả gây bệnh.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số người phải nhập viện do mắc Cryptosporidiosis - bệnh lây lan qua nước hồ bơi bị ô nhiễm hay còn gọi là tiêu chảy sau khi đi bơi - đang gia tăng đột biến. Nếu không điều trị kịp thời, vấn đề sức khỏe này có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng tới con người.
Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia nhằm ngăn ngừa và điều trị căn bệnh lây truyền này:
Cryptosporidiosis là gì?
Cryptosporidiosis bắt nguồn từ một loại ký sinh trùng mang tên Cryptosporidium. Về cơ bản, ký sinh trùng này sẽ lây truyền qua đường phân - miệng. Waleed Javaid, bác sĩ kiêm trưởng khoa phòng chống bệnh nhiễm khuẩn tại Tổ chức Mount Sinai Downtown, New York, cho biết, đây là nguyên nhân chủ yếu và hàng đầu dẫn tới căn bệnh này.
Vì vậy, nếu một người bị đi ngoài liên tục trong vài ngày trước khi sử dụng bể bơi công cộng, vi khuẩn còn sót lại của bệnh tiêu chảy có thể lây nhiễm cho những người bơi khác.
Hầu hết những người mắc cryptosporidiosis chỉ ở dạng nhẹ. Các triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy và cảm thấy khó chịu trong bụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này sẽ phát triển thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như làm suy yếu hệ thống miễn dịch. CDC cho biết, những người này thường mắc tiêu chảy lâu hơn người khỏe mạnh, có thể kéo dài tới 3 tuần.
Ngoài nguyên nhân từ hồ bơi công cộng, bạn có thể mắc bệnh này từ gia súc mang ký sinh trùng Cryptosporidium.
Nếu một người bị đi ngoài liên tục trong vài ngày trước khi sử dụng bể bơi công cộng, vi khuẩn còn sót lại của bệnh tiêu chảy có thể lây nhiễm cho những người bơi khác.
Bệnh này có phổ biến không?
Theo thống kê của CDC, số người mắc Cryptosporidiosis gia tăng chóng mặt từ năm 2007-2017. Nhìn chung có tới 7465 trường hợp mắc bệnh ký sinh trùng này được ghi nhận ở 40 tiểu bang Mỹ.
Trên thực tế, số người mắc bệnh đang ngày càng gia tăng mỗi năm và khó thể kiểm soát. Theo báo cáo của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, Cryptosporidiosis bùng phát trở thành một trong những vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu do số ca mắc bệnh này tăng khoảng 13% sau mỗi năm từ 2007-2017. Tuy nhiên, CDC cho biết, sự gia tăng đột biến này chủ yếu là do các phương pháp phòng ngừa và điều trị Cryptosporidiosis chưa được phổ biến.
Bí quyết phòng tránh Cryptosporidiosis
Theo Seymour Diamond, chuyên gia y khoa kiêm người điều hành Tổ chức HealthCare, một trong những việc làm hàng đầu nhằm ngăn ngừa căn bệnh này là không đi bơi hoặc xuống tắm ở những khu vực chứa nước bẩn. Bạn hãy đảm bảo chắc chắn nước trong bể sạch sẽ trước khi xuống bơi lội. Đây là việc làm quan trọng, đặc biệt đối với người dễ mắc.
Bạn hãy đảm bảo chắc chắn nước trong bể sạch sẽ trước khi xuống bơi lội. Đây là việc làm quan trọng, đặc biệt đối với người dễ mắc.
Bác sĩ Javaid cho biết, những người bị suy giảm miễn dịch cần phải cảnh giác với môi trường có nguy cơ gây bệnh cao. Ngoài ra, bạn hãy thận trọng nếu xung quanh hồ bơi có gia súc hoặc động vật khác vì ký sinh trùng có thể lây truyền từ chúng sang người. Đồng thời, bất cứ khi nào bạn chạm vào gia súc, hãy chắc chắn vệ sinh tay sạch sẽ sau đó.
Ngoài việc lưu ý tới động vật, bạn còn phải cẩn thận những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em. Không ít cha mẹ mắc sai lầm cho con đi bơi sau khi trẻ bị tiêu chảy vài ngày trước đó. Như đã đề cập, ký sinh trùng Cryptosporidium có thể tồn tại và lây truyền qua đường phân và miệng. Hơn nữa, do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ kém hơn người trưởng thành, bạn cũng không nên để trẻ bơi ở nơi có nguy cơ mắc bệnh cao.
Theo bác sĩ Javaid, những người bị tiêu chảy sau khi đi bơi trong vài ngày không nên tập lặn vì điều đó có thể truyền bệnh cho những người sở hữu sức đề kháng kém.
Nguồn: Health/Helino
Cậu bé Mỹ bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người khi tắm biển Bệnh nhi nhập viện khi cơ thể xuất hiện những vết đốm nhỏ sau đó vết thương nặng dần, ra máu, bong tróc. Người mẹ chia sẻ, cuối tháng 6 con trai đi bơi, hôm sau xuất hiện những đốm nhỏ trên khắp cơ thể. Những ngày tiếp theo, các vết thương phát triển nặng dần, bé phải vào bệnh viện. Các bác...