Cái chết tất yếu của các công ty game mạng xã hội (Phần 2)
Lợi nhuận bị sụt giảm khi phải chia nhỏ thị phần, nhìn nhận kém sự phát triển của thị trường đã khiến các game mạng xã hội dần bị khai tử. Lợi nhuận sụt giảm, nhìn nhận kém thị trườngSự phát triển nhanh chóng cùng nguồn thu không nhỏ từ các NPH game đã khiến Facebook muốn ăn chia lợi nhuận và mạng xã hội lớn nhất hành tinh này cho ra đời hệ thống Credits của mình vào tháng 7 năm 2011. Tất cả những game trên mạng xã hội này đều phải sử dụng hệ thống Credits của Facebook, lợi nhuận mà Facebook nhận được là 30%. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của các NPH, trong đó có Zynga và EA.
Facebook Credits ra đời làm giảm 30% lợi nhuận của các NPH Game mạng xã hội.
Bên cạnh đó, sự bùng nổ smartphone những năm trở lại đây đã khiến người dùng có xuhướng chuyển sang dùng điện thoại thay vì máy tính như trước. Sự thay đổi này khiến các NPH không đáp ứng được nhu cầu thị trường và chịu nhiều tổn hại. Lượng người chơi giảm đi rõ rệt và nếu mãi dậm chân tại chỗ, các NPH đều phải nói lời tạm biệt với thị trường game mạng xã hội.
Quay trở lại với Zynga, đứng trước cái chết đã nhìn thấy rõ ràng, Zynga lập tức mua Newtoy để xây dựng tựa game nổi tiếng Words With Friends, nhưng không may là trò chơi này có doanh thu không được như mong đợi. Công ty này cũng mạnh tay chi tiền mua lại OMGPOP, công ty phát triển game nổi tiếng trên mobile DrawSomething, nhưng trò chơi này nhanh chóng tụt hạng và mang lại khoản lỗ lên tới 95 triệu USD cho họ.
Video đang HOT
Thị phần bị chia nhỏ.
Phần cuối cùng tôi sẽ nói tới vấn đề miếng bánh thị phần. Những tựa game nổi tiếng trên mạng xã hội của các tên tuổi lớn như Zynga hay EA đều đơn giản và quan trọng là dễ sao chép. Với lợi nhuận lớn thu lại, có rất nhiều công ty nhảy vào xâu xé. Từ những tên tuổi lớn như EA và mới đây là King.com tất cả đều muốn giữ cho mình một lượng thị phần nhất định. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận từ mảng game mạng xã hội bị chia thành nhiều phần.
Nếu như Zynga và EA mang tới những game có tính toàn cầu cao thì các game mạng xã hội của các NPH địa phương có tính bản địa tốt hơn rất nhiều. Rõ ràng tại Việt Nam, game của các công ty trong nước có sức ảnh hưởng tốt hơn FarmVille. Từ những sản phẩm của các công ty, NPH nhỏ lẻ cũng dần dần gặm nhấm rất nhanh miếng bánh thị phần béo bở này khiến các công ty lớn dần mất đi lợi nhuận.
Game mạng xã hội Việt Nam có lợi thế hơn các game từ NPH nước ngoài.
Với đà phát triển như hiện nay, liệu thị phần game mạng xã hội sẽ tiếp tục bị chia nhỏ cho tới khi nào, và các công ty còn tiếp tục đổ tiền vào phát triển với lợi nhuận bị thu hẹp lại như vậy hay không?
Tạm kết
Doanh thu của tất cả các tựa game Zynga sở hữu trên mạng xã hội năm 2011 là 11 triệu USD, con số này vào năm 2012 đã giảm xuống 2,6 triệu USD và game của họ không còn hot nhất trên Facebook. Mạng xã hội này cũng cho biết có 250 triệu thành viên của họ sử dụng các trò chơi hàng tháng nhưng con số này sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Sự suy thoái của các công ty kinh doanh game mạng xã hội là điều tất yếu và được các chuyên gia dự đoán trước.
Theo GameK
Game Mạng xã hội đang tụt dốc không phanh
Từng được coi là xu thế mới của làng game quốc tế, nhưng giờ đây hàng loạt game Mạng xã hội đang mất dần người chơi và phải đóng cửa.Kể từ khi làn sóng Mạng xã hội tràn ngập cư dân mạng, đặc biệt là với sự bùng nổ của Facebook thì các trò chơi trên nền tảng này cũng sở hữu lượng người chơi khổng lồ. Thành công rực của của Zynga với FarmVille hay CityVille càng khiến nhiều NSX lao vào phát triển game Mạng xã hội, và nhiều người từng coi đây là xu thế mới của làng game quốc tế.
The Sims Social, một trong nhiều game MXH đóng cửa gần đây.
Tuy nhiên nhận định trên có vẻ là quá sớm vì trong thời gian gần đây, hàng loạt game Mạng xã hội đang mất dần người chơi và phải đóng cửa mà mới nhất là trường hợp của EA. Theo tin mới nhận hãng này vừa tuyên bố đóng cửa 3 game The Sims Social, SimCity Social và Pet Society.
Sở dĩ EA phải đóng cửa một số game cho Facebook vì họ thấy rằng lượng người chơi đã giảm rõ rệt. Quyết định này không có gì ngạc nhiên bởi vì trước đó cũng đã có một số sản phẩm tương tự bị đóng cửa với cùng lý do. Việc "ông lớn" này không còn mặn mà với game Mạng xã hội cho thấy nền tảng này bắt đầu xuống dốc.
Cách đây không lâu, ngay cả Zynga cũng đã đóng cửa một số game Facebook như PetVille, Mafia Wars 2, FishVille. Vampire Wars, Treasure Isle... Thậm chí hãng này còn ngừng một số studio phát triển và dự định không còn sản xuất game cho Facebook.
Lớp trẻ đang dần kém mặn mà với game trên Facebook.
Việc các game Mạng xã hội đang ngày một tụt dốc là không quá bất ngờ, nhất là khi mà mức độ quan tâm của người dùng đến Facebook không còn được như xưa. Giờ đây họ vào MXH chủ yếu để chia sẻ cuộc sống cá nhân thay vì giải trí như trước, ngay cả nhiều chuyên gia cũng đánh giá rằng Facebook sẽ mất vị thế trong tương lai.
Theo GameK
Cái chết tất yếu của các công ty game mạng xã hội (Phần 1) Những tựa game nổi tiếng như PetVille, Pet Society, The Sims Social,... lần lượt bị khai tử cùng những đợt cắt giảm đầu tư của hai NPH lớn là Zynga và EA. Đó là những dấu hiệu dự đoán trước tương lai không mấy tốt đẹp của các công ty phát triển game mạng xã hội. Thời kỳ phồn thịnh Năm 2008 là...