Cái chết rình rập: Người Việt hại nhau chỉ vì tiền
Theo các chuyên gia, thực phẩm bẩn là nguồn gốc của mọi vấn đề trong xã hội, là khởi nguồn của sự tệ hại, vì đồng tiền mà sinh ra lòng tham, sự vô cảm. Hậu quả, cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình.
“Thần chết” hiện lên trong mâm cơm
Tại diễn đàn “Đón sóng thực phẩm sạch” diễn ra vào sáng ngày 23/8, TS, thầy thuốc ưu tú Hoàng Đình Chân – Giám đốc Bệnh viện ung bướu Hưng Việt, đã chỉ ra con số đáng báo động với ngành thực phẩm hiện nay.
Cụ thể, có 40/120 mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng, có 455/735 mẫu thịt gia súc, gia cầm không an toàn cho người sử dụng.
TS. Chân cũng dẫn báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, hơn 2.000/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán thuốc kém chất lượng; hơn 2.500/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán vi phạm quy trình chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Thực phẩm bẩn đang bủa vây bữa cơm của các gia đình Việt
“Phải nói rằng đây là con số hết sức báo động nếu chúng ta không quan tâm tới thực phẩm sạch. Dưới góc độ người làm y tế, có một câu nói rất nổi tiếng là: Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình, thậm chí ngay trong từng bữa ăn của trẻ nhỏ
“, TS Chân nói. Bởi, thực phẩm bẩn có thể gây ung thư dạ dày, thực quản, ung thư gan, ung thư tuỷ, ung thư vòm họng, ung thư đại trực tràng,… “.
Trước đó, tại những hội thảo liên quan tới tình trạng thực phẩm bẩn, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát từng thừa nhận, không phải riêng với thịt mà rau, gạo, hoa quả hiện nay cũng có vấn đề. Theo lời ông Phát, mỗi khi nghĩ đến cảnh chuối được ngâm ủ trong thùng hóa chất có thuốc trừ sâu mà ông thấy lạnh cả xương sống.
Một chuyên gia trong ngành cũng tâm sự, thịt cá, rau củ, hoa quả,… đâu đâu cũng chỉ nhìn thấy đồ độc hại.
“Về những vùng trồng rau xanh quanh Hà Nội, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật được dùng tràn lan. Người dân vô tư phun thuốc trừ sâu độc hại ở ruộng bên này, lúc phun gió khiến thuốc bay sang thửa ruộng bên cạnh có rau đang thu hoạch vô cùng nguy hiểm”. Vị chuyên gia này nói , độc hại từ đó mà sinh ra. Thế nên, “thần chết” mới hiện hữu trong mâm cơm người Việt.
Video đang HOT
Thực tế, theo số liệu từ Bộ Y tế, mỗi năm tại Việt Nam có 150.000 ca mắc mới và hơn 75.000 người chết vì ung thư. Nghĩa là, trung bình một ngày có 250 người chết với các loại ung thư phổ biến như ung thư vú, gan, đại tràng, khoang miệng, dạ dày.
Vì đồng tiền, vì lòng tham mà một bộ phận người Việt bất chấp tất cả, tẩm đủ các thứ thuốc độc hại vào rau củ quả rồi đem bán cho người tiêu dùng
Tất cả do đồng tiền và lòng tham
Đề cập tới vấn đề trên, bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị TH True Milk, cho rằng, thực phẩm bẩn là nguồn gốc của mọi vấn đề trong xã hội. Đó là khởi nguồn cho sự tệ hại nhất của con người và chính đồng tiền đẻ ra lòng tham, sự vô cảm đó.
“Hàng ngày đọc những thông tin về số người mắc ung thư tôi rất đau lòng. Khoa học đã chỉ ra nhiều nguyên nhân gây ung thư, một trong số đó được chỉ đích danh đó là do thực phẩm bẩn. Và chúng ta có thể giảm thiểu những nỗi đau này bằng sách sản xuất thực phẩm sạch. Nhưng nói đến thực phẩm bẩn, không chỉ có mỗi chuyện ung thư, mà quan trọng hơn là chuyện chất lượng giống nòi Việt, tầm vóc người Việt”, bà Hương nói.
Bà Thái Hương cho rằng, trong nông nghiệp, có 3 khâu cần phải minh bạch rõ ràng, đó là: giống, phân bón và bảo quản. Nếu thị trường thiếu minh bạch, doanh nghiệp cũng thiếu minh bạch trong sản xuất, kinh doanh thì việc thất bại trong lĩnh vực thực phẩm sạch là điều có thể đoán trước.
Trong khi đó, GS. Nguyễn Lân Dũng cũng cho biết, một năm Việt Nam nhập 4.100 loại thuốc trừ sâu, 100 nghìn tấn thuốc thì không cách nào kiểm soát nổi.
Ông khẳng định: “Không phải người giàu có mới làm được rau bảo đảm, vấn đề đặt ra là có làm hay không. Không có cách gì chống được sâu mà không có nhà lưới. Vì vậy, chúng ta nên phát triển thuốc trừ sâu sinh học, thay thế hoá học và thay thế hệ thống thực phẩm hiện tại bằng việc trồng rau trong nhà lưới và chỉ dùng phân hữu cơ”.
Ông Chu Xuân Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cũng thừa nhận rằng, nhiều loại thực phẩm bẩn được gắn mác thực phẩm sạch để lừa khách hàng.
“Qua quá trình kiểm tra, kiểm soát, chúng tôi nhận thấy có hiện tượng rau củ quả “bẩn” được đưa vào các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, cửa hàng,… được gắn mác an toàn. Trong năm 2015, chúng tôi cũng đã tịch thu, tiêu hủy gần 12.000 kg thủy hải sản đông lạnh; gần 20.000 kg thịt bò, thịt lợn, thịt trâu,… Trong số đó, có những lô hàng được bán ở các cửa hàng uy tín, gắn mác thực phẩm sạch đánh lừa khách hàng”, ông Kiên nói.
Chia sẻ về vấn đề niềm tin của người tiêu dùng trên thị trường thực phẩm sạch, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cũng nêu nghịch lý là nhiều người bán thực phẩm sạch nhưng không bán được, vì người tiêu dùng không có niềm tin, vì giá chưa đủ hấp dẫn,… Cuối cùng, đạo đức của người sản xuất, kinh doanh cũng không thể duy trì được, bởi “có thực mới vực được đạo”.
Theo Tin tức Online
Rau ngậm 100 tấn thuốc trừ sâu mỗi năm, hỏi sao người Việt không bị đầu độc
"Tôi rất thắc mắc: Trong số 4.100 loại thuốc trừ sâu chúng ta nhập về (90% nhâp từ Trung Quốc) với số lượng 100.000 tấn và có tới 1.643 hoạt chất khác nhau trong khi Trung Quốc có 1,4 tỉ dân nhưng họ chỉ cho phép sử dụng hơn 600 hoạt chất".
Vấn đề thực phẩm bẩn đang gây bức xúc trong xã hội. Theo thống kê ở nước ta, mỗi năm có khoảng 150.000 ca ung thư mới và khoảng 70.000 người chết. Một trong những nguyên nhân gây ung thư được chỉ ra là thực phảm bẩn.
Theo GS. Nguyễn Lân Dũng, đây là những con số biết nói, con số có thật để biết thực phẩm bẩn đáng sợ như thế nào.
Ông cho biết có trường hợp đáng sợ như đưa thẳng nước tiểu vào tiết canh, dùng dầu nhớt để đuổi bọ rầy trên rau, măng ngâm hóa chất... Con người Việt Nam không được ai bảo vệ, nguy hiểm cả sức khỏe, giống nòi.
GS Dũng kể, có người cháu của ông đã sẵn sàng bỏ 2 tỷ đồng để mua đất trồng rau, cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình và cho anh em, bạn bè.
Theo ông, không nên nói rau hữu cơ vì không có rau vô cơ, chúng ta không nên nói rau an toàn, rau không an toàn mà phải là rau bảo đảm, trên bao bì ghi "chúng tôi không dùng thuốc hóa học, phân đạm hóa học".
Hiện nay Việt Nam đang nhập số lượng thuốc trừ sâu khủng khiếp với hàng nghìn loại hoạt chất theo ông điều này rất khó để kiểm soát.
"Tôi rất thắc mắc trong số 4.100 loại thuốc trừ sâu chúng ta nhập về (90% nhâp từ Trung Quốc) với số lượng 100.000 tấn và có tới 1.643 hoạt chất khác nhau trong khi Trung Quốc có 1,4 tỉ dân nhưng họ chỉ cho phép sử dụng hơn 600 hoạt chất. Câu hỏi đó tôi không trả lời được. Đặc biệt có chúng ta có tới hơn 30.000 đại lý bán thuốc trừ sâu, như thế thì làm sao người Việt Nam không bị đầu độc", GS Dũng nhấn mạnh.
Ông nêu câu hỏi, tại sao chúng ta không làm thuốc trừ sâu vi sinh học trong khi tất cả các đề tài phát triển thuốc sinh học của các nhà khoa học đã được nghiệm thu xuất sắc nhưng đều đút vào ngăn kéo?
"Chúng tôi hiện nay bảo quản 5000 chủng vi sinh vật bảo tàng giống chuẩn quốc gia nhưng không có nhà máy nào thì chúng tôi sản xuất gì. Chúng ta xem công nghệ sinh học là ưu tiên, nhưng coi thường công nghiệp vi sinh vật. chúng ta chỉ có 3 sản phẩm công nghiệp sinh vật là rượu bia, bột ngọt, vắc xin nhưng có hàng nghìn sản phẩm khác, trong đó có vài nghìn sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học không ai đầu tư sản xuất. Tại sao chúng ta không làm mà phải nhập về 4000 loại thuốc trừ sâu", GS Lân Dũng nói.
Người dân mất niềm tin
Tại diễn đàn "Đón sóng thực phẩm sạch" ngày 23/8, ông Lê Tư, Công ty Hồng Thanh Việt (Vũng Tàu) cho biết: Doanh nghiệp của ông chuyên cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng, khách sạn ở Vũng Tàu. Khách hàng đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao, nên ông phải lên Đà Lạt tìm nguồn thực phẩm.
Thực tế thì chỉ có số ít là thực phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGap, còn lại khi ngỏ lời nhập hàng thì nhận được câu trả lời từ phía người cung cấp: "Anh cần chứng nhận VietGap thì tôi lo cho".
Theo ông Tư, cần có sự minh bạch về phía Nhà nước, cơ quan quản lý tới người sản xuất mới không có chuyện "lo chứng nhận VietGap" nhưng đồng thời người tiêu dùng cũng cần phải có niềm tin với những nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch.
"Doanh nghiệp bán thực phẩm sạch thì người tiêu dùng không mua. Xã hội đang mất niềm tin trầm trọng, nhưng cũng cần tìm hiểu, chứ không phải nói không tin rồi ra chợ mua thực phẩm không rõ nguồn gốc", ông Tư nói.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược PTNNNT cũng cho rằng hiện nay có nghịch lý là nhiều người bán thực phẩm sạch nhưng không bán được, vì người tiêu dùng không có niềm tin, vì giá chưa đủ hấp dẫn... Cuối cùng đạo đức của người sản xuất, kinh doanh cũng không thể duy trì được vì có thực mới vực được đạo.
Ông Vũ Vinh Phú, chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng kỷ luật thị trường tại Việt Nam rất kém, quản lý từ ngọn. Chúng ta cũng chưa phân biệt được doanh nghiệp làm ăn chân chính và không chân chính. Ông lấy ví dụ, ở Singapore, cửa hàng dán giấy đỏ là có thể vào ăn, còn giấy đen sẽ phải phá sản.
Theo ông, đừng yêu cầu người tiêu dùng phải thông thái mà các cơ quan quản lý phải chủ động bảo vệ người tiêu dùng.
Cũng liên quan đến vấn đề thực phẩm, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân cho rằng, người có hành vi buôn bán chất cấm trong chăn nuôi có thể bị xử lý hình sự theo Bộ Luật hình sự đang sửa đổi.
GS Nguyễn Lân Dũng cũng cho rằng cần khuyến khích người dân làm rau bảo đảm và phải có người chịu trách nhiệm, pháp luật phải ghi rõ đi tù 5 hay 20 năm tù nếu vi phạm an toàn thực phẩm thì lúc đó người dân mới tin được. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.
Theo Infonet
Nuôi gà, trồng rau trên ban công trong thành phố để cứu đói Khi cơn đói và việc vật vã xếp hàng mua thực phẩm quá mệt mỏi, người Venezuela đã tự trồng rau, nuôi gà ngay trên ban công trong thành phố để cải thiện. Một giáo viên cho biết: "Chúng tôi cần phải tận dụng mọi không gian có thể". "Nông nghiệp đô thị" được xem là vũ khí mới nhất của Venezuela trong...