‘Cái chết đen’ đã thực sự biến mất chưa?
‘Cái chết đen’ từng là nỗi kinh hoàng khi khiến gần 50 triệu người dân châu Âu tử vong. Virus gây bệnh này chưa bao giờ biến mất.
Chúng vẫn tồn tại trong cơ thể các loài gặm nhấm và có thể gây đại dịch mới bất cứ lúc nào.
Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch dưới kính hiển vi – Ảnh: NIAID/CDC/SCIENCE PHOTO LIBRARY
“Cái chết đen” là tên gọi của đại dịch hạch xảy ra ở châu Á và châu Âu, do loại vi khuẩn Yersinia pestis gây ra, được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại khi khiến khoảng 75 – 200 triệu người trên toàn thế giới phải chết. Đại dịch trở nên nghiêm trọng trong giai đoạn 1346-1351, giết chết gần 50 triệu người dân châu Âu.
Video đang HOT
Căn bệnh không cách nào chữa khỏi dứt điểm, tuy được khống chế sự lây lan trên diện rộng nhưng vẫn tiếp tục bùng phát thành các đợt nhỏ trong suốt 300 năm sau đó tại Anh và một số quốc gia châu Âu khác.
Cho đến tận năm 2007, Tổ chức Y tế thế giới vẫn coi dịch hạch là một trong ba bệnh dịch đặc biệt của nhân loại.
Gần đây, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng nó có thể bùng phát trở lại ở dạng đột biến mới mà thuốc kháng sinh không thể điều trị và gây ra một đại dịch khác. Lý do bởi mặc dù dịch hạch trong tiềm thức chúng ta là “đại dịch cổ xưa” nhưng vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể các loài gặm nhấm và bọ chét trên khắp thế giới.
Trên thực tế, bệnh dịch hạch vẫn xuất hiện ở một số khu vực trên thế giới. Theo chuyên gia y tế Kelly Charniga, thuộc khoa dịch tễ học bệnh truyền nhiễm của Imperial (Anh), đợt bùng phát dịch hạch lớn cuối cùng xảy ra ở Madagascar vào năm 2017, ảnh hưởng đến khoảng 2.400 người.
Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 6-10 ca mắc, phổ biến nhất ở một số vùng của Tây Nam Hoa Kỳ, đặc biệt là New Mexico, Arizona và Colorado. Thời gian có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh dịch hạch ở những khu vực đó là từ tháng 3 đến tháng 10 hằng năm.
Năm 2020, Trung Quốc cũng ghi nhận ca tử vong do dịch hạch, buộc chính quyền phải phong tỏa một địa phương tại Nội Mông.
Tại thời điểm hiện nay, dịch hạch không phải là điều đáng lo ngại, COVID-19 vẫn là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu khi đang làm gián đoạn các hoạt động phòng ngừa và dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu.
Tất cả các dạng bệnh dịch hạch cũng đều có thể dễ dàng điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Nhưng nguồn lây không chỉ là chuột mà còn qua bọ chét nên có thể lây nhiễm cho vật nuôi trong nhà, rồi lây bệnh cho người.
Điều này có nghĩa là khả năng lây nhiễm của dịch hạch vẫn rất cao, và khó có thể nói trước được việc vi khuẩn Yersinia pestis có đột biến và xuất hiện tình trạng kháng thuốc hay không.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo những người nuôi và chăm sóc thú cưng nên thường xuyên chăm sóc y tế cho vật nuôi, tìm cách loại bỏ các loại bọ chét, bọ ve khỏi cơ thể chúng. Giữ môi trường sống sạch sẽ và tránh xa các loài gặm nhấm, cụ thể là chuột.
WHO đánh giá nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua đường tình dục
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang xem xét các báo cáo về các trường hợp phát hiện virus gây bệnh đậu mùa khỉ trong tinh dịch của bệnh nhân, qua đó đánh giá khả năng bệnh có thể lây qua đường tình dục.
Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, đến nay WHO vẫn tin rằng virus gây bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lây qua tiếp xúc gần gũi giữa người với người. Nhiều ca mắc đậu mùa khỉ được phát hiện trong đợt bùng phát mới nhất tập trung ở châu Âu là những người có quan hệ tình dục với nhau, có tiếp xúc gần.
Trong những ngày gần đây, các nhà khoa học phát hiện các vật chất di truyền của virus trong tinh dịch của nhiều bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở Đức và Italy, trong đó có mẫu xét nghiệm cho thấy virus phát hiện trong tinh dịch của một bệnh nhân có thể lây lan cho người khác và bắt đầu quá trình sao chép.
Việc phát hiện ra vật chất di truyền của virus trong tinh dịch bệnh nhân không có nghĩa rằng virus lây lan qua đường tình dục như virus HIV gây bệnh AIDS hay virus gây bệnh giang mai, những loại virus đều được biết đến là có thể lây lan qua tiếp xúc với tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc dịch tiết cơ thể khác của người mắc bệnh. Cũng có những loại virus dù có vật chất di truyền được phát hiện trong tinh dịch của bệnh nhân như virus Zika nhưng lại chưa thể xác định việc này có dẫn tới nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục hay không.
Catherine Smallwood, Giám đốc phụ trách theo dõi tình hình bệnh đậu mùa khỉ của WHO tại khu vực châu Âu cho biết hiện chưa rõ liệu những báo cáo gần đây có đồng nghĩa rằng virus gây bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan qua đường tình dục hay không. Có nhiều điều về dịch bệnh này vẫn chưa được chú ý đầy đủ trước đây. Bà cho rằng cần phải tập trung vào nghiên cứu cách thức lây lan dịch bệnh lần này và điều rõ ràng nhất cho đến nay là nguy cơ lây lan bệnh có liên quan trực tiếp tới hành động tiếp xúc da kề da.
Trên 1.300 ca mắc đậu mùa khỉ đã được ghi nhận ở khoảng 30 quốc gia, chủ yếu là ở châu Âu, kể từ đầu tháng 5. Hầu hết các ca bệnh được ghi nhận ở các nam giới có quan hệ tình dục đồng tính. Đợt bùng phát này gây lo ngại vì bệnh đậu mùa khỉ trước đây rất hiếm khi lây lan ngoài châu Phi, nơi đã coi đây là bệnh đặc hữu. Đặc biệt, phần lớn các ca mắc được phát hiện không có lịch sử đi lại tới châu Phi. Hiện các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu động cơ của đợt bùng phát hiện nay, nguồn gốc dịch bệnh và liệu virus đã có biến đổi gì so với những virus được phát hiện ở châu Phi hay không.
Ghi nhận hàng chục ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở thủ đô của Đức Trong những ngày qua, giới chức Đức tiếp tục ghi nhận có thêm các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nước này, trong đó thủ đô Berlin có sự gia tăng đáng kể số ca nhiễm, với gần 40 trường hợp. Virus đậu mùa khỉ nhìn dưới kính hiển vi tại Viện nghiên cứu Robert Koch của chính quyền liên bang...