Cái chết của “Phó tướng” IS
Kênh truyền hình CNN của Mỹ vừa đưa tin nhân vật quyền lực số hai của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Fadhil Ahmad al-Hayali đã bị tiêu diệt.
Ngay sau đó, Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Ned Price xác nhận, Fadhil Ahmad al-Hayali, còn được gọi là Hajji Mutazz, đã bị tiễu trừ trong một cuộc không kích trong khi đang di chuyển gần thành phố Mosul (Iraq).
Fadhil Ahmad al-Hayali, hay còn gọi là Hajji Mutazz, là lãnh đạo quyền lực số 2 của IS. Ảnh: Alarabiya.net
Theo các hồ sơ còn lưu giữ, Al-Hayali là người dân tộc thiểu số Thổ, sinh ra ở miền Bắc Iraq. Dưới thời chính quyền Tổng thống Saddam Hussein, Al-Hayali là Đại tá quân đội trong một đơn vị tình báo có tên Istikhbarat. Tên này cũng đã từng phục vụ trong lực lượng đặc biệt, chuyên bảo vệ dinh thự tổng thống cho đến khi Mỹ và liên quân mở cuộc chiến vào Iraq năm 2003. Sau khi Saddam Hussein bị lật đổ, Al-Hayali đã gia nhập quân nổi dậy Sunni để chống lại người Mỹ và từng bị giam giữ tại một trong những nhà tù của Mỹ tại Iraq, đặc biệt là trại Bucca vào đầu năm 2005 vì liên quan tới tổ chức khủng bố Al-Qaeda. Sau đó, tên này được bàn giao lại cho lực lượng an ninh Iraq.
Các quan chức an ninh Mỹ cho rằng, Al-Hayali đứng đầu các cuộc tấn công của IS ở Baghdad và tỉnh Ninewa của Iraq trong khoảng năm 2011-2012. Việc kết nối liên lạc giữa Al-Qaeda ở bán đảo Arab và IS cũng do tên này đảm nhận. Sau đó, y nhanh chóng leo lên vị trí quyền lực thứ hai của IS dưới Abu Bakr al-Baghdadi. Al-Hayali được cho là đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho lực lượng Hồi giáo cực đoan này thông qua việc buôn bán dầu mỏ, cổ vật cũng như các hoạt động bắt cóc con tin đòi tiền chuộc. Bên cạnh đó, tên này cũng được xác định là nhân tố chính trong việc vận chuyển qua lại một lượng lớn vũ khí, chất nổ, xe cộ giữa Iraq và Syria cho IS.
Theo các quan chức an ninh Mỹ, việc “Phó tướng” Al-Hayali bị tiêu diệt sẽ là cú giáng mạnh tới IS bởi vì ảnh hưởng của tên này rộng khắp các lĩnh vực tài chính, truyền thông và hoạt động hậu cần của nhóm khủng bố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Đô đốc Hải quân Mỹ Jeff Davis nhận định, cái chết của tên này sẽ không làm suy yếu hoạt động của IS mà có thể dẫn đến những kiểm soát an ninh chặt chẽ hơn, nhất là đối với thủ lĩnh Al-Baghdadi, nhân vật gần như đã biến mất từ sau khi bị thương hồi cuối tháng 3 trong một trận không kích ở khu vực gần biên giới Syria. Ngoài ra, cái chết của Al-Hayali cũng có thể trở thành yếu tố châm ngòi cho các cuộc tấn công trả thù của IS trong thời gian tới. Quỳnh Dương
Theo_Hà Nội Mới
Mỹ đã "lỗi thời" trong cách tiếp cận với Trung Quốc?
Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Washington là cơ hội để Mỹ và Trung Quốc cùng phát triển một cách tiếp cận phù hợp trong giai đoạn mới.
Washington Post ngày 18/9 đã đăng tải nhận định của học giả James Mann, nhà nghiên cứu quốc tế tại trường Đại học Johns Hopkins về mối quan hệ Trung-Mỹ cũng như triển vọng phát triển trong tương lai.
Mùa hè này, Tổng thống Mỹ Barack OBama đã có bài phát biểu thừa nhận vì nhiều lý do mà có những lúc Hoa Kỳ không chấp nhận từ bỏ những quan điểm lỗi thời, vốn không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Khi đó, ông Obama nói về việc cải thiện quan hệ với Cuba. Theo học giả James Mann, ông Obama cũng cần áp dụng lời nói này trong chính sách của Mỹ với Trung Quốc.
Trong bối cảnh Washington chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần tới, dường như Mỹ vẫn duy trì quan điểm về một Trung Quốc trong giai đoạn những năm 1970 cho đến 1990.
Khi đó, các nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng Trung Quốc sẽ cởi mở hơn, trở thành một phần trong hệ thống quốc tế dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Trên thực tế, Trung Quốc đã phát triển theo hướng khác nhưng Mỹ vẫn duy trì những quan điểm đã lỗi thời trong quá khứ.
Kể từ thời cựu Tồng thống Mỹ Nixon, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ vẫn duy trì cùng một chiến lược tiếp cận với Trung Quốc. Ngay cả Ronald Reagan hay ông Clinton cũng chỉ để lại lời hứa thay đổi chính sách trong chiến dịch tranh cử Tổng thống.
Học giả Mann cho rằng, về cơ bản những lời nói của Tổng thống Obama về Cuba cùng với chính sách của những người tiền nhiệm đã không trả lời câu hỏi, Mỹ cần phải làm gì khi tình hình thay đổi.
Và như vậy, quan điểm về việc hình thành nhóm G-2 đã nhen nhóm trở lại trước chuyến thăm của ông Tập. Với nhóm G-2, Mỹ trung có thể đặt mối quan hệ song phương lên hàng đầu để cùng định hướng các vấn đề trên thế giới.
Ý tưởng này ngày càng được củng cố trong cuộc khủng hoảng tài chính, khi mà Trung Quốc tỏ ra là đối tác kinh tế mạnh mẽ nhất của Mỹ. Gần đây, ông Tập đã nhấn mạnh đề nghị "thiết lập mối quan hệ cường quốc kiểu mới" tương tự như lời kêu gọi về việc hình thành nhóm G-2 trong quá khứ.
Tuy nhiên, một chính sách như vậy có thể sẽ làm mất lòng các đồng minh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu. Các đồng minh Mỹ lo ngại việc Washington và Bắc Kinh bắt tay mà không có sự tham gia của các quốc gia này.
Mối quan hệ chiến luợc tình được hình thành giữa Mỹ và Trung Quốc trong Chiến tranh Lạnh giờ đây đã không còn tồn tại. Mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ trong thương mại và đầu tư vào Trung Quốc cũng đã biến đổi.
Ngày nay, Nhà Trắng dường như không giúp đỡ các doanh nghiệp Mỹ trong thương mại với Trung Quốc và chỉ tìm kiếm lập trường cứng rắn hơn về vấn đề sở hữu trí tuệ và an ninh mạng. Do đó, nỗ lực duy trì mối quan hệ Trung-Mỹ kiểu cũ dường như đã vượt khỏi tầm tay.
Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi ở mức độ chính phủ. Nhưng ý tưởng về mối quan hệ này đã không theo kịp với thực tế. Trong vài năm tới, một chính sách mới của Mỹ chắc chắn sẽ xuất hiện nhưng ở mức độ chậm.
Trong bối cảnh đó, một số ý tưởng đã được đem ra thảo luận. Có đề xuất nói rằng Trung Quốc cần phải được đối xử với các quy tắc tương tự như các quốc gia khác. Đề xuất khác tập trung vào việc Mỹ nên trả đũa nếu Trung Quốc trừng phạt doanh nghiệp hoặc các kênh truyền thông.
Học giả Mann nhận định, Mỹ nên phát triển một cách tiếp cận có kinh nghiệm hơn, bỏ qua ước mơ về ngoại giao cá nhân hoặc những kỹ thuật có thể đem lai mối quan hệ như trong quá khứ.
Mỹ và Trung Quốc ngày nay đang hướng đến một giai đoạn mới. Đây là thời điểm để phát triển các chính sách và ý tưởng mà không bị chi phối bởi những nỗ lực nhằm khôi phục lại quá khứ.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Dầu WTI giảm gần 5% xuống dưới 45 USD khi số giàn khoan giảm Giá dầu thô của Mỹ ngày 18/9 giảm gần 5% khi các công ty năng lượng của Mỹ giảm số giàn khoan tuần thứ ba liên tiếp, dấu hiệu mới nhất cho thấy giá dầu giảm đang khiến các công ty khoan dầu hoãn kế hoạch khai thác trở lại như đã công bố cách đây vài tháng. Theo công ty dịch vụ...