Cái chết của hôn nhân mai mối ở Ấn Độ
Thay vì dựa vào mối quan hệ có sẵn, nhiều gia đình Ấn Độ chuyển sang các nền tảng trực tuyến để tìm bạn đời cho con cái.
Zing trích dịch bài đăng trên CNN , đề cập đến sự thay đổi trong phương pháp mai mối và kết hôn ở Ấn Độ trong kỷ nguyên công nghệ.
Năm Ananya 15 tuổi, cô cảm thấy bất lực khi chứng kiến chị gái mình kết hôn với một người đàn ông chỉ gặp trước đó vài tháng. Lúc đó, cô dâu mới 19 tuổi và biết chồng mình, người được cha mẹ chọn, qua vài lần nói chuyện trên điện thoại.
“Tôi không nghĩ chị ấy đã chuẩn bị cho việc này. Nhìn chị tôi có vẻ không vui lắm. 19 tuổi là mốc thời gian quá trẻ để kết hôn”, Ananya nói.
Hiện Ananya đã 30 tuổi. Cô biết rằng gia đình rất muốn con gái ổn định cuộc sống với một ai đó, nhưng Ananya chưa sẵn sàng.
Việc mở rộng phương thức chọn bạn đời mang lại nhiều cơ hội hơn cho các đôi trẻ. Ảnh: CNN.
“Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”
Tuy hôn nhân sắp đặt vẫn là một chuẩn mực khó xóa nhòa ở quốc gia đông dân thứ 2 thế giới, những cô gái trẻ ngày nay đã tự do hơn trong việc chọn “nửa kia” của mình hoặc có quyền không kết hôn.
Sự ra đời của các nền tảng công nghệ đang dần thay thế phương pháp mai mối truyền thống. Thay vì dựa vào mối quan hệ gia đình, giới trẻ Ấn Độ và cha mẹ của họ chuyển sang dùng các trang web trực tuyến để tìm bạn đời.
Mặc dù hình thức hiện đại hóa hơn, nhiều người cho rằng các thước đo cũ như đẳng cấp, vẻ ngoài vẫn phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Ảnh: Times of India.
Theo truyền thống, cha mẹ sẽ viết sơ yếu lý lịch về các đặc điểm nổi bật của con cái họ – cân nặng, chiều cao, ngoại hình và tầng lớp – rồi chia sẻ với phụ huynh của những gia đình khác.
Hồ sơ cũng có thể được chia sẻ với bạn bè, linh mục địa phương hoặc người mai mối.
Trong quá khứ, những thông tin như vậy chỉ được giới hạn trong vòng tròn mối quan hệ của gia đình cô dâu, chú rể. Nhưng bây giờ nó cũng thường xuất hiện trên Internet để cả thế giới đều xem được.
Các trang web hoạt động tương tự như ứng dụng hẹn hò, khuyến khích người dùng đăng thông tin cá nhân của họ để tìm kiếm “nửa kia” phù hợp.
Video đang HOT
Theo CNN , trong khi những thứ ghi trên ứng dụng hẹn hò thường vui nhộn và dí dỏm thì tiểu sử được chia sẻ trên các nền tảng liên quan đến hôn nhân lại mang tính cá nhân nhiều hơn.
Nghề nghiệp, thu nhập, tôn giáo và tầng lớp đều được liệt kê. Đối với phụ nữ, bài đăng cũng có thể nêu rõ cân nặng, vóc dáng cơ thể và bề ngoài của họ.
Tự nắm giữ tương lai
Nhiều gia đình rất coi trọng những dữ liệu này. Song một số khác cho rằng các tiêu chí trên – đặc biệt với tầng lớp và ngoại hình – là sự phân biệt đối xử.
“Bạn bị đánh giá chỉ qua một tập hợp các phẩm chất trên giấy tờ, chắc chắn điều này đúng với nhiều đàn ông. Nó phản ánh một cách sâu sắc hiện thực và đó là điều khiến tôi khó chịu”, Mira (26 tuổi), một luật sư sống ở New Delhi, bày tỏ.
Nếu cả hai cảm thấy ưng ý thì đôi bên sẽ có một vài “buổi hẹn hò”, thường có các thành viên trong gia đình đi cùng. Sau đó, nhà trai, nhà gái sẽ đưa ra quyết định có kết hôn hay không.
Kết hôn qua sự sắp đặt trong thời hiện đại mang lại cho các cá nhân liên quan nhiều quyền lực hơn quá khứ. Ảnh: CNN.
Nhiều năm trước, Ananya đã yêu cầu được tự soạn sơ yếu lý lịch của mình thay vì để gia đình làm thay. “Tôi nhớ đã làm nó giống như một CV và gửi cho cha xem”.
Ananya có lối sống tương đối hiện đại. Cô rời quê hương đến thủ đô New Delhi để làm việc cho một công ty quản lý sự kiện nghệ thuật.
Sau khi hồ sơ của Ananya được chuyển tiếp, một gia đình ở gần Jaipur đã đến gặp cha cô để ngỏ lời kết hôn. Nhưng với điều kiện con dâu họ phải ở nhà hoặc tham gia công việc kinh doanh của gia đình.
“Tôi thấy điều này thật kỳ lạ vì tôi có khả năng tự chủ. Công việc ổn định đã giúp tôi thuyết phục cha mẹ tin rằng tôi không cần phải vội vàng kết hôn”, cô gái 30 tuổi khẳng định.
Trước đây, các bậc cha mẹ sẽ là người quyết định hầu hết lễ cưới của con cái. Cô dâu, chú rể chỉ được cho biết họ kết hôn với ai và sự kiện này được diễn ra như thế nào.
“Đây là cách làm đã cũ. Hôn nhân mai mối truyền thống đã chết và bị thay thế bởi công nghệ”, Amitrajeet A. Batabyal, giáo sư kinh tế tại Viện Công nghệ Rochester, chia sẻ.
Giới trẻ Ấn Độ dần tự chủ hơn trong hôn nhân của mình. Ảnh: CNN.
Tuy vậy, Sanjay Chugh, một nhà trị liệu ở New Delhi, cho biết nhiều người trẻ Ấn Độ vẫn tận dụng hình thức hôn nhân sắp đặt để gặp gỡ và dành nhiều thời gian tìm hiểu đối phương.
“Hôn nhân sắp đặt là một truyền thống tại đây và nó sẽ không biến mất một cách mau chóng. Sự khác biệt là ở hiện tại, nó chỉ đóng vai trò như một cầu nối. Cô dâu hoặc chú rể tương lai có thể gặp nhau 5, 6 lần. Họ mới là người quyết định cưới hay không”, Chugh nhấn mạnh.
Pallavi cho hay cách tiếp cận này có hiệu quả với cô. Cô đã dành 6 tháng để làm quen với chồng mình.
“Chúng tôi và cả gia đình 2 bên đã gặp nhau trước khi đồng ý tổ chức đám cưới. Tôi không phải chịu bất kỳ áp lực nào về việc kết hôn và có thể cắt đứt hôn ước bất cứ lúc nào. Cha mẹ tôi cũng rất thoải mái. Cưới hay không là tùy thuộc vào tôi”, Pallavi nói.
Có thể không lập gia đình
Các xu hướng mới xuất hiện cho thấy thời thế đang dần thay đổi. Trong 3 thập kỷ qua, độ tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ Ấn Độ đã tăng từ 19,3 đến 22,3, tính theo giai đoạn 1990-2018. Sự chênh lệch về mốc thời gian lập gia đình còn dựa trên nơi họ sinh sống.
Ví dụ, tại khu vực nông thôn vào năm 2019, các cô gái thường lấy chồng ở khoảng 21,8 tuổi, còn thành thị là 23,4 tuổi.
Theo số liệu của chính phủ, phần trăm tham gia lực lượng lao động ở nữ giới cũng giảm so với cùng giai đoạn 1993-1994. Tỷ lệ có việc làm ở thành thị từ 15-19 tuổi là 142/1.000. Gần một thập kỷ sau, con số đó đã giảm xuống còn 89/1.000.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau cho thực trạng này như thị trường việc làm suy yếu hay ngày càng có nhiều phụ nữ Ấn Độ theo đuổi con đường học vấn dài hạn. Tấm bằng cử nhân đã mở ra cho họ nhiều lựa chọn hơn ngoài việc kết hôn.
Nhiều phụ nữ Ấn Độ ưu tiên cho việc học hơn lấy chồng. Ảnh: India Express.
Nisha tin rằng cơ cấu gia trưởng của xã hội đang dần thay đổi. Phụ nữ ngày càng trở nên quyết đoán hơn, cho dù đó là nhu cầu thân mật về thể xác hay vấn đề tài chính. Họ dần có được quyền bình đẳng như nam giới.
Mira (26 tuổi), một luật sư ở New Delhi, không chắc liệu mình có kết hôn hay không.
Mira cho biết quan điểm về hôn nhân và cuộc sống của cô đã thay đổi kể từ khi rời nhà lên thành phố, nơi cô gặp những người có hoàn cảnh, giai cấp khác nhau.
Từ nhỏ, Mira đã được dạy theo cách trở thành một người vợ. Ngay cả những việc nhỏ nhặt như quán xuyến nhà cửa hay đảm bảo mọi thứ đặt đúng trật tự đã ăn sâu vào tâm trí cô.
“Tôi đang ở độ tuổi được cho là ‘bom nổ chậm’. Gia đình thực sự muốn thấy tôi kết hôn trong 2 năm tới vì không thể chạm ngưỡng 30 mà chưa lập gia đình. Chuyện đó giống như trời sập hay thứ gì đó rất khủng khiếp”, Mira chia sẻ.
Vợ kiện chồng vì hói đầu ở Ấn Độ
'Nếu biết trước anh ta bị hói đầu, tôi đã không bao giờ đồng ý kết hôn', người vợ viết trong đơn kiện. Hôn nhân của cả hai mới chỉ kéo dài một tháng.
Người vợ ở Ấn Độ kiện chồng ra tòa một tháng sau khi kết hôn vì phát hiện anh bị hói đầu, theo Gulf News.
Người phụ nữ 27 tuổi không được tiết lộ danh tính, hiện là nhân viên kế toán, sống tại thành phố Mumbai. Cuối tháng 9, cô kết hôn với chàng trai 29 tuổi, đang làm việc cho một công ty tư nhân.
Trong đơn kiện, người phụ nữ cáo buộc chồng và gia đình anh ta lừa dối mình, cố tình che giấu chứng hói đầu. Trong suốt khoảng thời gian quen biết và hẹn hò đến khi về chung sống cùng một nhà, người đàn ông đã đội tóc giả.
Cô gái đâm đơn kiện gia đình nhà chồng sau khi phát hiện chồng mình cố tình che giấu chứng hói đầu. Ảnh: The Hindu.
"Nếu biết anh ta không có tóc, tôi đã không đồng ý lấy nhau ngay từ đầu. Tôi chỉ phát hiện ra sự thật một ngày sau khi kết hôn. Khi đem vấn đề này nói với gia đình nhà chồng, tôi nhận được câu trả lời là 'Không sao hết, đây không phải chuyện gì to tát'", người vợ cho hay.
Ngoài kiện tội cố tình lừa dối, cô gái còn tố cáo chồng mình thường xuyên tìm cách kiểm soát vợ, kiểm tra điện thoại, tin nhắn và ghi âm cuộc gọi của cô. Cô cũng bị ép quan hệ tình dục mà không có sự đồng thuận.
Về phần nhà chồng, cô gái cho biết bị gia đình họ nhiều lần hạch sách, đòi đưa thêm của hồi môn.
Không chịu được tình cảnh sau khi kết hôn, cô đã đệ đơn kiện vào hôm 2/11.
Hói đầu khi còn trẻ bị coi là điểm trừ của đàn ông trong mắt các cô gái Ấn Độ. Ảnh: YouTube.
Theo Kailash Barve, thanh tra cấp cao tại Sở cảnh sát bang Maharashtra, họ đã nhận được đơn kiện và đang tiến hành điều tra, bắt giữ người chồng.
"Người chồng viết đơn xin tại ngoại trước nhưng chúng tôi đã bác bỏ và yêu cầu anh ta đến trình diện. Chúng tôi sẽ xin lệnh bắt tạm giam người đàn ông trong 1-2 ngày. Những hành vi được nhắc tới trong đơn kiện đã vi phạm luật hình sự Ấn Độ", ông Barve cho hay.
Đàn ông hói đầu, nhất là ở độ tuổi còn trẻ, bị coi là điểm trừ trong mắt phụ nữ Ấn Độ.
Năm 2018, bác sĩ phẫu thuật tên Ravi Kumar vượt 1.000 km từ New Delhi để về làm lễ cưới ở khu vực nông thôn Sugauli. Cuộc hôn nhân do gia đình hai bên sắp xếp và cô gái chưa từng gặp mặt Kumar trước đó.
Hôn sự diễn ra êm xuôi. Tuy nhiên, khi cả hai chuẩn bị hoàn thành nghi thức trong đám cưới truyền thống, vị bác sĩ đã tháo chiếc mũ đội đầu và cô dâu bị sốc khi thấy người đứng trước mặt có mái đầu hói.
Kết cục, cô gái từ chối kết hôn ngay sau đó và đám cưới trở nên hỗn loạn. Dù gia đình hai bên cố gắng thuyết phục, cô gái kiên quyết không thay đổi ý định.
Biết tôi không thể đẻ thường mà phải chuyển sang mổ, chồng liền gửi một tin nhắn khiến tôi bật khóc Thay vì những lời động viên, chồng tôi lại tấn công tinh thần vợ. Anh khiến tôi cảm thấy mệt mỏi và muốn buông xuôi tất cả. Tôi vừa sinh con được 4 ngày. Đến giờ vết mổ vẫn đang đau, thế nhưng cơn đau thể xác ấy không là gì so với nỗi buồn mà tôi đang phải gánh chịu. Tôi đã...