Cái chết của con người có thực sự đáng sợ!
Đối với con người, cái chết có thực sự đáng sợ không?. Hãy tham khảo qua bài viết này.
Khi con người sắp sửa từ giã cõi đời, họ đều mong ước mình làm được nhiều điều tốt đẹp, vuông tròn đạo nghĩa với cha mẹ, trách nhiệm với gia đình. Cũng từ lúc ấy họ trở nên bao dung, nhân ái và vị tha hơn… Khi nhận biết điều đó trước sau gì cũng sẽ xảy ra, không có nghĩa là người Phật tử xem cuộc đời là ảm đạm, thê lương. Ngược lại, khi ấy ta có thêm dũng cảm đối diện với sự thật.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Con người lo âu không phải vì ngoại cảnh mà vì hy vọng và tưởng tượng về đời sống tương lai của mình. Cõi chết, chẳng hạn, tự nó không khủng khiếp và khiếp sợ hay kinh hãi chỉ do tâm trí của chúng ta tưởng tượng mà ra. Chúng ta thường không đủ can đảm để đối đầu với ý tưởng về cái chết. Với những kẻ không dám đối đầu với thực tế, thì khổ đau thật sự khủng khiếp và không thể chấp nhận được. Nhưng nếu chúng ta biết đương đầu với sự thật, nó sẽ làm dịu bớt hay loại trừ cái khủng khiếp của sự sợ hãi.
Video đang HOT
Theo đạo Phật, chết là sự tan rã của uẩn. Những uẩn này là thọ, tưởng, hành, thức, và sắc hay vật chất. Bốn nhóm đầu thuộc về tinh thần hay nama, họp thành đơn vị của thức. Nhóm thứ năm, rupa là vật chất hay vật lý uẩn. Sự phối hợp của tâm vật lý đó theo quy ước được đặt cho một cá nhân, một con người hay cái Tôi.
Bạn nên biết rằng, trong thế giới tự nhiên, cái gì có sanh ra đều có mất đi, có tồn tại phải có ngày kết thúc, điều đó không thể miễn cưỡng hoặc thay đổi được.
Vậy nguyên nhân của cái chết là từ đâu?
Chết là một hiện tượng tự nhiên, một quy luật chung trong cuộc sống không ai có thể tránh khỏi. Dù là người giàu hay nghèo, sang hay hèn, đã sanh ra trên cõi đời này không sớm thì muộn chắc chắn có một ngày chúng ta phải từ bỏ tất cả để ra đi, dù chúng ta có muốn hay không muốn.
Chết do thọ mạng hết. Thọ mạng là mạng sống của chúng sanh và chư thiên trong thế gian này hay ở các cảnh giới khác.
Chết do nghiệp hết. Nghiệp là những hành động có chủ ý, có thể là thiện hay bất thiện, và có thể biểu hiện qua thân, qua lời nói hay ý tưởng. Tất cả các hành động có chủ ý đều được gọi là nghiệp.
Chết do nghiệp và thọ mạng đều hết.
Chết do sự can thiệp của nghiệp hủy diệt. Nghiệp hủy diệt là nghiệp thứ tư trong 4 loại nghiệp được xếp loại theo phương thức tác dụng.
Theo KhoeDep
Suýt ly hôn vì quá tin thầy bói
Cô ấy dí cái đơn vào tay tôi, hối hả: "Ký đi, ký mau đi không là mất mạng". Tôi nghĩ cô ấy đe dọa tôi, có thể thuê giang hồ "xử" nếu tôi không chịu ly hôn.
"Tôi không ký, cô muốn làm gì thì làm". Tôi vứt cái đơn lên bàn, đứng dậy. Chúng tôi hay xích mích, ngay từ hồi mới lấy nhau. Tính tôi ít nói, trầm lặng, cô ấy thì sốc nổi, ngang bướng, thích làm gì là làm bằng được. Thỉnh thoảng góp ý nhẹ nhàng thì cô ấy bảo rằng tôi "dạy đời". Lần nào cãi cọ cô ấy cũng đòi ly hôn. Cái chiêu đòi ly hôn nghe mãi cũng nhàm cho nên đến giờ, lấy nhau được 3 năm rồi, tôi cũng chẳng thèm chấp nữa.
"Anh không hiểu à? Tuổi tôi với anh là đại kỵ, không ly hôn thế nào cũng có một người chết". Nghe cô ấy nói thế, tôi phát khùng: "Phỉ phui cái mồm cô đi, ai bảo cô thế?". "Thì anh thấy đấy, từ ngày lấy nhau đến giờ có ngày nào sống hòa thuận yên ổn đâu. Hôm qua chính một ông mù ở ngoài đường đã "ngửi" thấy em đi qua và phán thế. Người ta mù, không nhìn thấy em mà còn nói thế, thì chẳng nhẽ là vô căn cứ".
Tôi chỉ còn biết ôm đầu vì sự ấu trĩ của vợ: "Tôi lạy cô, vấn đề là cô lại đi tin một lão mù nói nhảm". "Anh không ký thì tôi sẽ đâm đơn ly hôn một mình, tôi không dại gì chết chung với anh". Cô ta giật cái đơn rồi hớt hải đi thẳng.
Tôi tưởng rằng cô ấy cũng chỉ mụ mị vài ba hôm rồi "tỉnh" lại thôi, không ngờ cuối tuần cô ấy triệu tập cuộc họp gia đình khẩn cấp gồm cả hai bên nội ngoại để bàn việc ly hôn. Cuộc họp hôm ấy biến thành một trận "khẩu chiến" của những người không cùng ý kiến và kết quả là: "Việc của vợ chồng chúng mày thì chúng mày tự quyết".
Cô ấy đâm đơn lên tòa án, bị tòa bác đơn vì lý do không chính đáng. Cô ấy lồng lộn lên và đổ tội cho tòa án, nếu cô ấy có "mệnh hệ" gì thì tòa phải chịu trách nhiệm. Cô ấy về gây áp lực với tôi bắt tôi ký vào đơn rồi sáng nào cũng tụng kinh gõ mõ khẩn cầu "quan trên xá tội", cho cô ấy thời gian để ly hôn.
Sau khi bị bác đơn, theo quy định của pháp luật thì một năm sau mới được nộp đơn lại, cho nên cô ấy luôn sống trong cảnh sợ hãi, đâm ra chì chiết tôi. Mặc dù rất mệt mỏi nhưng tôi không thể chiều theo ý vợ, nếu ly hôn thì chẳng khác nào vào hùa với cô ấy mê tín dị đoan.
Hơn một năm sau, cô ấy lại nộp đơn ly hôn. Lần này cũng bị bác đơn dù cô ấy đã nhờ vả hết luật sư này đến thẩm phán nọ. Hai năm sau, cô ấy và tôi vẫn sống khỏe. Tôi bảo với vợ rằng, ông thầy mù ấy nói đúng, trước sau gì anh và em cũng chết, nhưng chắc là phải "hai cái năm mươi".
Quay lại thời điểm cô ấy bị stress vì "sợ chết", thỉnh thoảng tôi phải "chữa stress" cho cô ấy bằng "chuyện ấy", chính vì vậy trong khi chờ tòa "thụ lý" đơn, giờ cô ấy đang mang bầu đứa con thứ 2 của chúng tôi. Còn 2 tháng nữa là cu cậu ra đời. Vợ tôi bớt bướng bỉnh hơn vì trong lúc cô ấy nghĩ mình sắp chết, cô ấy đã biết trân trọng cuộc sống hơn.
Theo GĐVN
Trong giây phút cận kề cái chết, chính câu nói tuyệt tình của chồng đã khiến tôi sống lại. Tôi lấy chồng qua sự mai mối, hay nói trắng ra là ép buộc. Chồng tôi là dân kinh doanh, suốt ngày chỉ biết đi chỗ này chỗ nọ kí hợp đồng, tìm hiểu thị trường. Tôi là giáo viên nên hầu như chỉ biết dành hết thời gian cho gia đình. Khi cưới, tôi biết anh không hề yêu tôi, chẳng qua...