Cái chết của bệnh quyền lực
Dương Tự Trọng bị đề nghị 18 – 20 năm tù giam, mức án cao nhất của khung hình phạt. Trước đó, anh trai ông – cựu Chủ tịch Vinalines – bị tuyên phán mức án tử hình.
Dương Tự Trong và Dương Chí Dũng tại tòa.
Dù ông Dương Tự Trọng có đọc thơ trước vành móng ngựa hay không thì thiên hạ vẫn đọc thấy ở ông một bi kịch.
Gia đình họ Dương là “danh gia vọng tộc” đất cảng. Khỏi phải bàn, từ địa vị của cha ông Dương Tự Trọng, đến anh trai ông, đến ông, đều là người có quyền lực. Danh gia vọng tộc không phải là trí thức, sĩ phu, khoa học, nghệ thuật, mà là có quyền và có tiền.
Nhưng vì có quyền và có tiền mới có hậu quả của ngày hôm nay. Nếu như không cậy vào quyền, vào tiền, thì chắc chắn Dương Tự Trọng và Dương Chí Dũng không nghĩ đến việc bỏ trốn. Hành trình tẩu thoát của Dương Chí Dũng dưới bàn tay đạo diễn của Dương Tự Trọng cho thấy họ có tiền, có quyền, điều khiển luôn cả các tay chân trong giới giang hồ. Bàn tay quyền lực của Dương Tự Trọng không phải chỉ điều hành vài tay chân trong nội bộ mà còn với ra cả “ xã hội đen”.
Video đang HOT
Nhưng quyền lực có sự nguy hiểm của nó, bởi vì sự hãnh tiến và tham vọng sẽ rất dễ dẫn dắt con người đi quá giới hạn quyền lực cho phép. Ông Dương Tự Trọng đã đi quá giới hạn đó. Đương nhiên, Dương Chí Dũng cũng đã có những bước đi sai lầm.
Hãy nhìn vào đất cố đô để thấy một chân dung khác – ông Hồ Xuân Mãn – nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên – Huế. Dân Huế từng cho rằng “đất cố đô có vua” để nói về quyền lực của ông Hồ Xuân Mãn. Ông đã dùng quyền để làm nhiều thứ, trong đó có việc biến ông thành anh hùng.
Cho đến nay, Hồ Xuân Mãn đã từ người quân tử thành kẻ tiểu nhân, từ bậc anh hùng thành kẻ hèn trong mắt thiên hạ. Ông đã sai lầm vì ông có quá nhiều quyền lực. Nguy hiểm hơn, quyền lực giao cho ông quá lớn so với trí tuệ và đức độ của ông. Xài quyền lực không phải dễ như xài tiền.
Câu chuyện đang diễn ra tại phiên tòa xét xử cựu quan chức công an Dương Tự Trọng và phiên tòa lương tâm với thẩm phán nhân dân đang xét xử ông Hồ Xuân Mãn là tiếng chuông cảnh báo cho những kẻ cậy và lạm dụng quyền lực.
Theo Lê Thanh Phong
Bị cáo Dương Chí Dũng khai gửi đơn tố cáo tới ông Bá Thanh
Dương Chí Dũng khai, sau khi xử xong vụ Vinalines, ông Dũng có viết đơn tố cáo gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và ông Nguyễn Bá Thanh.
Đơn tố cáo của ông Dương Chí Dũng đã được gửi tới ông Nguyễn Bá Thanh
Theo đó, trong đơn ông Dũng cho rằng ông đã không nhận 1,666 triệu USD tiền lại quả từ việc mua ụ nổi.
Ông Dương Chí Dũng khai trước tòa cụ thể hơn về lá đơn tố cáo như sau: "Những điều trước đây tôi phản bác giờ tôi khai lại: Vấn đề vị cán bộ này nhận tiền, ngoài 500.000 USD thì còn khoản nữa. Liên quan đến việc đầu tư làm ăn nên tôi và bà Lan (công ty Vạn Thịnh Phát ở TP.HCM- PV) còn đưa cho anh 1 triệu USD. Hôm đưa tiền tôi gọi cho anh, anh nói 5h về đến nhà. Tôi mang túi vào phòng anh rồi để luôn hai cái túi ở phía bên trong nhà".
Phiên tòa xử vụ Vinalines kết thúc vào ngày 16/12/2013, sau ba ngày xét xử. Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình.
Vào phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng và các đồng phạm ngày 14/12/2013, Trưởng Ban Nội chính TƯ âm thầm một mình đến TAND Hà Nội tham dự.
Ông Nguyễn Bá Thanh đến khá sớm. Khi các phòng theo dõi phiên xử qua tivi còn chưa được mở, ông Thanh xuống xe ở cửa vào khu nhà hành chính của tòa, một mình đi thẳng vào khu vực phòng bố trí theo dõi phiên xử Dương Chí Dũng.
Và lần này, ngày 7/1/2014, ông Nguyễn Bá Thanh lại lặng lẽ đến theo dõi phiên tòa xét xử vụ án Dương Tự Trọng (em trai Dương Chí Dũng) cùng 6 đồng phạm về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Vụ án của Dương Chí Dũng và đồng phạm tại Vinalines là một trong 10 đại án tham nhũng mà Ban Nội chính TƯ, Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng TƯ đưa vào diện giám sát đặc biệt.
Quyết tâm phòng chống tham nhũng từng được ông Nguyễn Bá Thanh thể hiện bằng từng hành động, lời nói cụ thể.
Và khi nói về Luật chống bao che tham nhũng, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng: "Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng đã rõ rồi, vấn đề còn lại là phải làm. Vừa chống nhưng vừa phòng tham nhũng. Chống thì phải chống nhưng còn phải phòng nữa. Ngay cả một số dịch vụ công cũng xảy ra tham nhũng, thậm chí trong bệnh viện cũng xảy ra. Có điều là nơi nhiều, nơi ít, quy mô khác nhau thôi".
Hay ông cũng từng chia sẻ: "Việc xử lý các vụ án tham nhũng cực kỳ khó khăn, cần phải thận trọng. Quá trình điều tra, khởi tố cần phải chính xác đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai. Chính vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải có thời gian".
Có lẽ cũng vì vậy trong đại án lần này ông luôn là người âm thầm theo dõi bởi như hồi tháng 9/2013, trong buổi tiếp xúc cử tri hai quận Hải Châu, Sơn Trà - Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh cũng bày tỏ:"Muốn làm nhanh những vụ án tham nhũng, nhưng làm chưa xong vụ này đã lại phát hiện ra vụ khác".
Theo Xahoi
Đề nghị khởi tố vụ án mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn Lời khai của Dương Chí Dũng và một số nhân chứng hôm nay tại tòa thấy có dấu hiệu của tội cố ý làm lộ bí mật công tác, đại diện VKS kiến nghị HĐXX có kiến nghị khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác. Trong phần công bố bản luận tội, công tố viên cho rằng, lời...