Cái chết bí ẩn của triệu phú ăn chơi khét tiếng
Cái chết của triệu phú Serge Rubinstein, 46 tuổi, không gây nhiều bất ngờ trong dư luận nhưng là câu hỏi suốt hàng chục năm qua cho giới chức thành phố New York.
Rạng sáng 27/1/1955, cảnh sát nhận được trình báo của quản gia căn biệt thự 6 tầng sang trọng nằm trên đại lộ số 5, đối diện công viên trung tâm, về việc chủ nhân ngôi nhà – triệu phú Serge Rubinstein bị sát hại.
Thi thể nạn nhân nằm trên sàn phòng ngủ, mặc bộ đồ ngủ bằng lụa đắt tiền, hai tay và chân bị trói chặt bằng dây, miệng dán băng keo. Phòng ngủ của nạn nhân bị lục tung, các ngăn kéo tủ quần áo bị kéo ra, quần áo vứt ngổn ngang trên giường. Kết quả khám nghiệm tử thi ban đầu cho thấy nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân là do siết cổ. Cảnh sát nhận định sự việc có dấu hiệu giết người, cướp tài sản.
Hiện trường không phát hiện bất kỳ dấu vết hung thủ để lại, không có dấu hiệu phá hoại để đột nhập vào căn biệt thự. Nạn nhân ở cùng người mẹ 78 tuổi, người dì 82 tuổi (cả hai ở tầng trên), vài người hầu, quản gia nhưng họ không nhìn hay nghe thấy tiếng động lạ nào.
Thi thể Serge Rubinstein được mang khỏi biệt thự. Ảnh: New York Daily News.
Vụ án mạng nhanh chóng được các tờ báo địa phương đưa tin. Hầu hết mọi người đều biết rất rõ tiểu sử dầy cộm của Serge Rubinstein. Triệu phú xấu số này sinh ra tại Nga, lớn lên và học tập tại Anh. Cha của ông từng là cố vấn tài chính cho Sa hoàng Nicholas đệ nhị và Grigori Rasputin.
Rubinstein di cư vào Mỹ bằng hộ chiếu mang quốc tịch Bồ Đào Nha. Ông tận dụng những thiên khiếu bẩm sinh về kiến thức kinh tế, mạo hiểm mua lại những công ty làm ăn thua lỗ, thao túng thị trường ngoại tệ… và mang về thu nhập lớn. Ông bước vào thế giới thượng lưu, thậm chí từng dùng cơm tối với Tổng thống Roosevelts trong Nhà Trắng.
Cuộc sống xa hoa của Rubinstein nhanh chóng qua mau, khi bị kết án hai năm tại nhà tù Pennsylvania vào năm 1947. Trong thời gian này ông ly dị vợ, chính phủ Hoa kỳ chuẩn bị trục xuất và tước quyền quay lại vĩnh viễn.
Năm 1949, ông tiếp tục bị truy tố về tội gian lận chứng khoán nhưng được tuyên trắng án. Báo chí cũng thường xuyên đưa tin về cuộc sống về đêm muôn màu của triệu phú nổi tiếng ăn chơi cùng những cô gái đẹp ở khắp các nhà hàng sang trọng, câu lạc bộ đắt tiền ở New York.
Video đang HOT
Mối quan hệ của Rubinstein trong giới ăn chơi, làm ăn, những kẻ thù không đội trời chung, những cô gái qua đêm… gây khó khăn cho công tác điều tra án mạng. Đội ngũ điều tra viên khoảng 50 người chia nhau lấy lời khai của hơn 500 người bạn được cho đã tiếp xúc với nạn nhân trước khi bị sát hại. Tuy nhiên, cảnh sát không phát hiện nghi vấn.
Điều tra viên nhận định hung thủ có thể sát hại Rubinstein vì mâu thuẫn quyền lợi trong kinh doanh. Trong số những người bạn của triệu phú có nhà môi giới chứng khoáng Stanley T. Ông này cho biết Rubinstein từng nói về những lời đe doạ chết người, khẳng định có thể một ai đó đã thuê sát thủ giết hại Rubinstein.
Nghi vấn khác cho rằng động cơ gây án của hung thủ là vì ghen. Đêm xảy ra án mạng, Rubinstein sau khi ăn tối và khiêu vũ tại câu lạc bộ đã hẹn với người mẫu tóc nâu xinh đẹp Estelle Gardner. Hai người quay trở về ngôi nhà 6 tầng ở đường số 5 và đường 62 để uống rượu vào khoảng 1h sáng hôm sau. Tuy nhiên, Gardner khai với cảnh sát rằng cô đã rời đi khoảng 30 phút sau đó và bắt taxi về nhà.
Kế đó, Rubinstein mặc bộ đồ ngủ màu xanh đậm và cố gắng tán tỉnh Patricia Wray, thư ký riêng, nhưng cô ấy từ chối qua đêm. Đó là lần cuối cùng người ta nhìn thấy Rubinstein còn sống.
Triệu phú Rubinstein (phải) tại câu lạc bộ khiêu vũ đêm trước xảy ra án mạng. Ảnh: New York Daily News.
Quá trình điều tra vụ án vẫn diễn ra khẩn trương, có thêm ít nhất 5 người bạn gái được đưa đến lấy lời khai, trong đó có Gardner và Wray. Tuy nhiên, cảnh sát tin rằng những cô gái này không thể sát hại Rubinstein mà không có sự trợ giúp.
Sự chú ý của điều tra viên ngay sau đó chuyển sang hai thương gia có mối quan hệ làm ăn mờ ám với Rubinstein, khi họ khai rằng bị những người lạ mặt tấn công trên phố và ném đá vào cửa sổ nhà họ. Nhưng cả hai sau đó đều có chứng cứ ngoại phạm.
Một tháng sau án mạng, vụ án tưởng chừng được làm rõ khi cảnh sát vô tình bắt được tên trộm vặt – Herman Scholz, 50 tuổi. Hắn khai ra âm mưu dự định bắt cóc trùm mafia Frank Costello để đòi tiền chuộc nhưng sau đó chuyển mục tiêu sang Rubinstein, với thủ đoạn thuê sát thủ trong thế giới ngầm để thực hiện kế hoạch bắt cóc triệu phú nhưng không thành công. Sợ bại lộ nên hắn đã ra tay sát hại Rubinstein.
Lời nhận tội này của Scholz không được công nhận, vì các điều tra viên chứng minh được ông ta chẳng có chút liên quan đến chứng cứ thu thập được và hắn có vấn đề về thần kinh. Scholz vẫn bị bắt bởi khi khám xét nơi ở của ông ta cảnh sát phát hiện số lượng lớn vũ khí, kể cả súng máy.
Vụ án vẫn chưa được khép lại khi mà 65 năm trôi qua. Câu hỏi về hung thủ gây ra cái chết triệu phú Rubinstein vẫn chưa có lời giải đáp ngoại trừ vụ bắt giữ tên trộm cho lời khai giả.
Vấn nạn xin tiền qua điện thoại trong nhà tù Mỹ
Dù đang trong tù, Joseph Michael Wood vẫn thường xuyên dùng điện thoại di động gọi cho gia đình xin tiền.
Từ sau song sắt nhà tù hạt St. Clair, bang Alabama, những cuộc gọi xin tiền của Wood diễn ra không ngừng. Trong các cuộc gọi, người thân thường nghe thấy giọng người khác đang dặn Wood phải nói thế nào. "Đây là chuyện liên quan tới sinh mệnh đấy, mọi người không biết trong này thế nào đâu", Wood van nài.
Trước chiêu trò tống tiền rõ ràng, Stephen Davis, anh họ của Wood, dặn mọi người trong nhà đừng gửi tiền vì em trai có thể bị đánh nhưng những trận đòn sẽ dừng lại khi kẻ xấu biết không thể đòi thêm tiền. Tuy nhiên, một tối tháng 7/2017, ít lâu sau khi từ chối ba cuộc gọi xin tiền, Davis nhận được cuộc gọi thứ tư từ giám thị nhà tù. Wood bị siết cổ chết trong buồng giam ở tuổi 33.
Angela Wood, bà mẹ có con trai bị sát hại trong buồng giam sau khi gia đình ngưng trả tiền bảo kê. Ảnh: New York Times.
Nhà chức trách chưa xác định được mối liên hệ giữa cái chết của Wood với việc tống tiền. Nhưng theo New York Times, sự việc này đã phản ánh hậu quả đáng sợ do sự thờ ơ trong thời gian dài của Phòng Cải huấn bang Alabama, thể hiện qua việc không thể triệt tiêu vấn nạn điện thoại di động bị tuồn lậu vào tù.
Bobby Monaghan, 55 tuổi, người từng ngồi 10 năm tại nhà tù hạt St. Clair cho tới khi được hủy bản án vào năm 2018, cho biết các băng đảng đường phố kiểm soát vật cấm trong tù như ma túy và điện thoại và đôi khi có sự cấu kết của quản giáo. Nếu phạm nhân trở thành mục tiêu mà người thân không chịu trả tiền, anh ta sẽ bị đâm. "Đó là cách vận hành", Monaghan nói.
Bộ Tư pháp Mỹ đồng ý với Monaghan. Năm 2019, cơ quan liên bang này từng cáo buộc tiểu bang Alabama đã "cố ý thờ ơ" khi không xử lý những vấn đề gây ảnh hưởng tới sự an toàn của phạm nhân như quá tải buồng giam, thiếu cán bộ, nạn tống tiền, và buôn lậu vật cấm.
Theo những cựu tù nhân tại bang Alabama, chiêu trò tống tiền diễn ra như sau: Những kẻ thường có liên hệ với băng đảng trong tù sẽ luẩn quẩn quanh căng-tin để xem phạm nhân nào hay tới mua đồ. Đây là dấu hiệu cho thấy có người bên ngoài hay nạp tiền vào tài khoản căng-tin của phạm nhân đó. Ít lâu sau, phạm nhân sẽ bị buộc tiết lộ số điện thoại của người thân, từ đó mở ra cánh cửa để kẻ xấu tống tiền.
Phạm nhân nghiện ma túy là con mồi thông thường nhất, theo Louis Singleton Jr, người chấp hành án tại nhà tù an ninh tối đa tại Montgomery, bang Alabama. Những người này dễ rơi vào cảnh nợ nần khi dùng chịu ma túy được tuồn vào trong tù. Khoản nợ 30 USD tới cuối tháng có thể trở thành 300 USD hoặc hơn, theo Singleton.
Người nghiện và nợ tiền sẽ bị gây áp lực không ngừng để phải gọi điện thoại cho người thân bên ngoài xin tiền. Người thân sẽ được dặn chuyển tiền qua nhiều dịch vụ. Với khả năng thu thập được nhiều thông tin hơn ai hết, cán bộ trại giam cũng có thể tiếp tay bằng cách tiết lộ người thân của phạm nhân nào có tiền. Họ cũng có thể quay lưng đi trong lúc "con mồi" bị đánh.
Thủ đoạn trên đã khiến nhiều người phải nộp tiền để bảo vệ người thân trong tù. Ví dụ, Debra Howard Mears phải trả 10.000 USD trong một năm để bảo vệ con trai 27 tuổi khi anh này chấp hành án bốn năm tù về tội trộm cắp tài sản và phân phối chất bị kiểm soát. Một bà mẹ khác đã bỏ ra hơn 48.000 USD trong 10 tháng để giữ cho con trai được an toàn trong nhà tù tại hạt Bibb, bang Alabama.
Trong một số trường hợp, phạm nhân có vẻ như đang gặp nguy hiểm nhưng thực tế cũng tham gia vào chiêu lừa đảo. Năm 2019, điều tra viên đã xác định được một phạm nhân tại nhà tù hạt Bibb cấu kết với hai người khác để lừa 300 USD của chính chị mình. Người chị không đâm đơn tố cáo.
Không chỉ bang Alabama, vấn nạn điện thoại cấm trong tù là nỗi bức bối của giới chức quản lý nhà tù Mỹ trong nhiều năm qua. Được tuồn vào qua nhiều đường như thả bằng drone, ném qua tường rào, nhét trong bóng rổ,..., những chiếc điện thoại đã được sử dụng trong âm mưu giết người, kế hoạch vượt ngục, và nhiều tội phạm khác. Ví dụ, năm 2019, nhà chức trách bang South Carolina đã bóc gỡ đường dây phạm nhân dùng điện thoại để lừa đảo quân nhân qua ứng dụng hẹn hò trực tuyến.
Giải pháp có vẻ khả thi là đặt máy làm nghẽn sóng nhưng đây cũng là cách làm trái phép. Theo Ủy ban Truyền thông Liên bang (FTC), công nghệ làm nghẽn mạng sẽ ảnh hưởng tới các cuộc gọi 911 và những phương tiện truyền thông khác liên quan tới vấn đề an ninh công cộng.
Jeff Dunn, giám đốc Phòng Cải huấn bang Alabama, cho biết bang này có cách tiếp cận nhiều lớp để chống lại điện thoại cấm như khám xét đột xuất và dùng chó nghiệp vụ đánh hơi. Từ giữa tháng 3 tới giữa tháng 6, giới chức nhà tù bang Alabama đã thu hơn 150 thiết bị điện tử, hơn 100 vũ khí, và hơn 7 kg ma túy. Ngoài ra, 22 người thân của phạm nhân và bốn nhân viên đã bị bắt vì cố tuồn vật cấm vào tù.
Tuy vậy, theo Dunn, các đường ranh giới đang có lỗ hổng. Với mức thu nhập thấp của cán bộ trại giam, sự cám dỗ để kiếm thêm tiền là khó tránh. Trong 5 năm qua, hơn 140 cán bộ "nhúng chàm" tại bang Alabama đã bị sa thải hoặc đối diện hậu quả pháp lý.
Một chiếc điện thoại 29 USD có thể được bán với giá 300 USD hoặc hơn khi được tuồn vào trong tù. Khoản đầu tư này có thể đem lại lợi nhuận khá tốt vì có điện thoại trong tay, phạm nhân có thể đe dọa bất cứ ai, ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào.
Kẻ si tình trả thù Trong cuộc gọi lúc 0h, Nick Howard (18 tuổi) nói chỉ khoảng nửa tiếng nữa sẽ về tới nhà nhưng ngay sau đó đã rơi vào bẫy của kẻ nhiều năm theo đuổi mẹ cậu. Cho tới sáng hôm sau, ngày 5/2/1997, Nick vẫn chưa về nhà. Bố mẹ cậu lập tức gọi cho cảnh sát thành phố Sacramento, bang California báo tin...