Cái chết bí ẩn của nhà vi sinh học hàng đầu thế giới về virus corona
TS Frank Plummer, 67 tuổi, chết ở TP Nairobi – Kenya vào ngày 4-2, nơi ông đang tham dự lễ kỷ niệm 40 năm hợp tác nghiên cứu giữa ĐH Manitoba với Kenya, ông được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu về virus corona.
Theo đài BBC, TS Plummer được cho là chết vì một cơn đau tim trước khi đến bệnh viện. Tuy nhiên, chưa có thông báo chính thức nào về nguyên nhân cái chết.
“Những đóng góp của ông có tác động toàn cầu, cứu sống hàng chục ngàn người trong nhiều thập kỷ” – bà Theresa Tam, giám đốc y tế công cộng của Canada, viết trên mạng xã hội Twitter.
Bà Tam nói: “TS Plummer là cựu giám đốc khoa học của Phòng thí nghiệm vi sinh học quốc gia Canada. Ông hỗ trợ thành lập và biến phòng thí nghiệm quốc gia ở TP Winnipeg thành một tổ chức đẳng cấp thế giới”.
Nhà vi sinh học Frank Plummer. Ảnh: John Woods
TS Plummer ở vị trí lãnh đạo của phòng thí nghiệm nghiên cứu virus corona gây ra cúm SARS và H1N1, cũng như trong quá trình phát triển vắc-xin Ebola.
Video đang HOT
Trước khi đến phòng thí nghiệm, nghiên cứu của TS Plummer định hình chính sách y tế công cộng trên toàn cầu. Ông xây dựng một hoạt động nghiên cứu tầm cỡ thế giới ở Kenya, nơi ông quan sát một nhóm phụ nữ đặc biệt có khả năng miễn dịch tự nhiên với HIV-1. Khám phá đó cung cấp thông tin quan trọng cho việc phát triển vắc-xin HIV và thuốc.
Ông David Barnard, Chủ tịch ĐH Manitoba, tuyên bố: “TS Plummers được các học giả và nhà nghiên cứu trên khắp thế giới ngưỡng mộ và đánh giá cao. Di sản của ông là tìm cách phát triển vắc-xin HIV, một trong những cột mốc trong phòng chống bệnh truyền nhiễm”.
TS Plummer nhận được nhiều giải thưởng danh giá trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm Huy chương Flavelle từ Hiệp hội Hoàng gia Canada năm 2018 vì những đóng góp của ông cho khoa vi sinh học.
Gia Minh
Theo nld.com.vn/National Post, CBC
Vì sao dơi vẫn sống sót dù bản thân là một ổ virus?
Hoạt động bay có thể làm tăng sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể dơi - khiến nhiệt độ tương tự như sốt ở người và các động vật có vú khác.
Các nhà khoa học tin rằng, xét trên quy mô tiến hóa, điều này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của loài vật, giúp nó vượt qua mọi chủng virus.
Xuất hiên đoạn video ăn súp dơi nghi lây nhiễm virus Corona trên các trang mạng trực tuyến. Ảnh: Alamy Stock Photo
Dẫn nghiên cứu của một số chuyên gia nghiên cứu dịch bệnh truyền nhiễm, kênh CNN đưa tin một trong những thủ phạm khiến virus Corona lây lan sang người có thể chính là loài dơi.
"Khi nhìn vào trình tự gen của loại virus này, và so sánh với các loại virus Corona từng biết trước đây, họ hàng gần với virus đó nhất xuất phát từ loài dơi", Tiến sĩ Peter Daszak - Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe và môi trường EcoHealth Alliance - giải thích.
Giáo sư Guizhen Wu thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết dựa theo báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Lancet ngày 29/1 vừa qua, các dữ liệu cho thấy có sự đồng nhất giữa virus Corona ở người và virus ở trong loài dơi.
Từ lâu dơi luôn bị coi là một nhân vật phản diện siêu sinh học. Loại động vật có vú biết bay này là một "bể chứa" loạt virus chết người như Marburg, Nipah và Hendra - những chủng virus từng gây ra các bệnh và đại dịch ở Uganda, Malaysia, Bangladesh và Australia. Dơi cũng bị coi là vật chủ tự nhiên của virus Ebola, virus gây bệnh dại, SARS và MERS, trong đó SARS và MERS là hai chủng virus Corona tương tự mẫu virus xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc).
"Phát hiện về loại virus Corona mới có liên quan đến loài dơi không khiến các nhà nghiên cứu virus cảm thấy quá ngạc nhiên. Dơi luôn được coi là một bể chứa virus chính gây ra sự xuất hiện và tái xuất của nhiều loài virus chết người', Tiến sĩ Stathis Giotis - một chuyên gia nghiên cứu virus tại Khoa Dịch bệnh truyền nhiễm thuộc Cao đẳng Hoàng gia London - nhận định.
Vậy tại sao loài dơi vẫn có thể sống sót mặc dù bản thân mang quá nhiều loại virus gây chết người đến vậy?
Dơi thuộc nhóm động vật đa chủng loại, với hơn 1.300 loài, chỉ đứng sau loài gặm nhấm trong lớp động vật có vú. Chúng thích nghi với điều kiện sống tại mọi châu lục trừ Nam Cực. So với động vật trên cạn, chúng có tuổi thọ cao hơn. Sinh sống trong hang đồng nghĩa với việc loài dơi có khả năng tiếp xúc với nhiều loại virus hơn và dễ dàng lan truyền lẫn nhau. Trong khi mang trong mình nhiều loại virus chết người, dơi dường như vẫn dễ dàng vượt qua, ngoại trừ virus gây bệnh dại.
Một lời giải thích hợp lý cho sức đề kháng "tuyệt vời" của loài dơi là khả năng bay. Hoạt động bay có thể làm tăng sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể của dơi. Các nhà khoa học tin rằng, xét trên quy mô tiến hóa, điều này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của loài vật, giúp nó vượt qua mọi loại chủng virus.
Theo Tiến sĩ Giotis, "các nhà khoa học đưa ra giả thuyết, hệ thống miễn dịch của dơi qua nhiều thế kỷ đã tiến hóa nhờ vào khả năng bay của chúng. Các thành phần miễn dịch chống virus chủ chốt được lưu trữ trong cơ thể dơi, nhưng một số gen kích hoạt cơ chế chống viêm hoặc kháng virus đặc thù có thể biến đổi".
Trong một bài báo năm 2017, các nhà khoa học đã chỉ ra dơi chứa nhiều virus nguy hiểm hơn các loài khác. Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu 188 loại virus gây bệnh và phát hiện dơi là vật chủ có tỷ lệ "cao hơn đáng kể" so với các loài động vật có vú khác.
Hồng Hạnh
Theo Báo Tin tức
Ngôi làng dịch bệnh ở Anh, nơi quyết định hy sinh để cứu cả đất nước Để tránh đại dịch hạch bùng phát lan rộng ra khắp nước, ngôi làng này quyết định tự cách ly để cứu tất cả những người khác chưa nhiễm bệnh. Từ năm 1665 đến năm 1666, một bi kịch xảy ra ở phía bắc London, Anh, bệnh dịch hạch đã cướp đi sinh mạng hơn 80.000 người, tương đương với 1/5 dân số...