Cái chạn trong ký ức tuổi thơ tôi, liệu ai còn nhớ
Những ai đã từng sống qua cái thời bao cấp gian khó trước đây đều biết đến cái vật này, cái thời nhà nhà đều chưa có cái tủ lạnh như bây giờ.
Ở thành phố, cái chạn được đóng bằng gỗ, nông thôn người ta làm bằng tre. Hình thức thì giống nhau, công dụng như nhau đều là nơi để gia đình cất giữ thức ăn, nó có ngăn riêng chống được Ruồi, muỗi, chuột, bọ.
Cái chạn hay còn gọi là gạc- măng -giê (garde manger)
Ngày ấy nghèo khó nên cũng chả có thức ăn gì lưu cữu quá 2 ngày nên chả cần lạnh, chủ yếu là để tránh gián, chuột chui vào và con Mèo ko ăn vụng được. Nhiều nhà để tránh lũ Kiến leo lên người ta còn kê 4 cái chân chạn lên 4 cái bát mẻ, đổ ngập dầu luyn tránh Kiến.
Video đang HOT
Tầng trên cùng thoáng mát bởi 3 phía được gắn lưới sắt mắt nhỏ, có cánh cửa với cái khóa gỗ xoay ngang đóng bằng đinh guốc hoặc cái khuy móc cửa được dùng để cất đồ ăn, liễn mỡ, hũ đường… tầng giữa úp bát đũa và có thể là những cái nồi nhỏ.
Tầng dưới cùng là vài ba cái hũ dưa Cà hay chai nước mắm dở, túm hành tỏi khô, sấp lá bánh đa nem còn lại, lọ lạc sống và úp xoong nồi, chảo…gầm chạn cao là nơi con Chó thích chui vào nằm nhất cho nên sau này các Cụ hay ví các chàng trai đi ở rể nhà vợ như “Chó chui gầm chạn” là vậy !
Cái Chạn đã gắn bó với người Việt Nam qua rất nhiều năm khốn khó, lũ trẻ con đi học, đi chơi về đến nhà là lục Chạn xem có gì ăn không, có khi chỉ là củ khoai, củ sắn hấp cơm còn để lại trong cái bát chiết yêu miệng loe cũng đủ ấm lòng. Cái Chạn có lọ muối vừng, có bát mắm dở, có tý Tép rang, vài quả Cà thâm đen khô khốc đủ để ăn nốt bát cơm nguội vét nồi. Có lần để cửa Chạn hé mở, có con chuột nhắt mò vào thế là mấy đứa trẻ sập cửa Chạn hò nhau bắt… Cái Chạn chứa đựng cả một thời khốn khó, hiếm có nhà nào có sơn hào hải vị chứa trong cái vật đơn sơ ấy. Nó bình dị nhưng là vật ko thể thiếu trong nhà cùng cái Bếp kiềng đun rơm củi, xoong nồi đen nhẻm, nấu cơm khói bay mù mịt thơm mùi rơm mới. Cái Chạn đi vào tiềm thức tuổi thơ, thân thuộc.
Nhớ lắm !
Theo searchtotal
Món ăn có cái tên dễ gây hiểu lầm: khoai deo - nhai muốn gãy răng và là niềm tự hào của người dân Quảng Bình
Không quá cầu kì, đậm đà sắc hương nhưng khoai deo đã làm cho những ai một lần nếm thử cũng phải nhung nhớ mãi về sau.
Quảng Bình, mảnh đất cằn cỗi, quanh năm nắng gió khắc nghiệt nên từ lâu củ khoai, củ sắn bình dị đã trở thành hương vị gắn bó với đời sống nơi đây. Và có lẽ, "trong cái khó ló cái khôn", những người con của vùng đất Bắc Trung Bộ đã tận dụng thức quà mộc mạc này để tạo nên đặc sản hút hồn thực khách. Trong đó, khoai deo chính là niềm tự hào của Quảng Bình khiến thực khách phải tò mò mong muốn khám phá.
Ban đầu, nhìn qua cái tên khoai deo, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng ai đó viết... sai chính tả. Nhưng sự thật, nó là khoai deo, là khoai deo chứ không phải khoai dẻo nhé!
Giống khoai ở Quảng Bình là loại khoai đỏ, có hình dạng giống củ sâm và được trồng trên đất cát. Nhờ cái nắng, cái gió từ tự nhiên mà củ khoai mang hương vị bùi bùi, ngon ngọt đặc trưng khác hẳn với nhiều nơi. Vì muốn tạo nên một món ăn chơi, có thể "gậm nhấm" mỗi khi buồn miệng nên người ta đã chế biến ra khoai deo để có thể bảo quản được lâu. Dần dần, nhờ hương vị độc đáo và khác biệt mà cái tên này đã trở thành một đặc sản níu chân thực khách.
Củ khoai sau khi được thu hoạch thì không phải chế biến ngay mà phải để cho thật ráo nước trong một khoảng thời gian dài. Cái hay là người ta phải bảo quản ở nơi thật khô thoáng để chúng không không bị mọc mầm. Quan sát nếu thấy khoai hết độ căng mọng thì họ sẽ đem đi rửa sạch và luộc chín.
Khoai được bóc vỏ, thái mỏng rồi phơi dưới trời nắng thật to. Phải phơi tầm 10 - 12 nắng cho đến khi miếng khoai săn thịt và chuyển hẳn sang màu cánh gián. Khi ấy người ta gọi đấy là lát deo. Dù cho có đi qua bao lần nắng gió nhưng chúng vẫn giữ nguyên được mùi thơm dịu cùng cái ngọt bùi vẹn nguyên như ban đầu.
Cái thú thưởng thức khoai deo của Quảng Bình cũng làm người ta nhớ mãi. Ban đầu bạn sẽ phải thốt lên với độ cứng kì lạ của chúng. Và nếu cứ cố chấp ngấu nghiến thì bạn có thể bị gãy răng luôn đấy. Cung cách thưởng khoai deo là phải từ tốn, chầm chậm nhấm nháp và cảm nhận từng chút một hương vị. Khi miếng khoai dần mềm lại, bắt đầu nhai, bạn sẽ thấy cái dẻo dẻo cùng vị ngọt lan tỏa trong cổ họng. Một chút bùi bùi, một chút thơm thơm đan xen tinh tế làm người ta cứ muốn chìm đắm mãi.
Thưởng thức khoai deo, bạn không chỉ đang tận hưởng mùi vị của nắng của gió Quảng Bình mà còn thấm tháp được cái nét chân chất của người dân nơi đây. Không quá cầu kì, đậm đà sắc hương nhưng khoai deo đã làm cho những ai một lần nếm thử cũng phải nhung nhớ mãi về sau.
Chỉ một câu hỏi bâng quơ của vợ, chồng có tật nên giật mình mà khai ra chuyện "ăn vụng" Tôi cũng chỉ hỏi trêu trêu chồng vậy thôi, ai ngờ anh lại hớ nên khai ra chuyện ăn vụng bên ngoài. Tôi và Hùng lấy nhau may mắn là được sự giúp đỡ của cả hai bên gia đình nên mua được nhà ngay. Hai vợ chồng chỉ đứng ra lo thêm những khoản mua sắm nội thất gia đình rồi tu...