Cải cách từ con người
Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, thực tế, cùng một quy trình thủ tục, nhưng có nơi làm tốt, có nơi làm kém. Điều này cho thấy, vấn đề con người rất quan trọng.
Chỉ trong 1 năm, Chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết với cùng một nội dung: cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này cho thấy, 2 vấn đề này đang trở nên bức xúc và cấp bách hơn bao giờ hết. Cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục để giảm số giờ nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội hoặc thông quan hải quan là giải pháp hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu của Nghị quyết 19. Thủ tục hành chính của nước ta phức tạp là một thực tế không ai phủ nhận. Song, đó không phải là nguyên nhân chính làm nản lòng doanh nghiệp và người dân.
Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, thực tế, cùng một quy trình thủ tục, nhưng có nơi làm tốt, có nơi làm kém. Điều này cho thấy, vấn đề con người rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm đến việc đưa thủ tục vào cuộc sống ra sao, công khai minh bạch và để xã hội, người dân giám sát chứ không chỉ giảm trên lý thuyết.
Tại hội nghị triển khai cải cách thủ tục thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng khẳng định, việc giảm số giờ nộp thuế chỉ mới là tính toán trên giấy, điều quan trong hơn là cần có cuộc cách mạng về tư duy của cán bộ thuế… Các Nghị quyết của Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu rất cụ thể như rút ngắn số ngày, số giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nộp thuế, nộp BHXH… Cùng với 2 nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ cũng kêu gọi các bộ, ngành và địa phương phải đẩy mạnh cải cách để tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bộ Tài chính là một trong những cơ quan tích cực nhất trong việc thực hiện 2 Nghị quyết trên. Vừa qua, Bộ này đã ký quyết định bãi bỏ 8 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 38 thủ tục trong lĩnh vực thuế và hải quan. Điều đáng nói là, chính những thủ tục này lại được các cơ quan cấp dưới “tham mưu” để Bộ ban hành, gây phiền toái cho doanh nghiệp.
Video đang HOT
Tại một phiên họp mới đây bàn về cải cách hành chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẳng thắn chỉ rõ, chúng ta cần nhất quán quan điểm cải cách là vì số đông doanh nghiệp làm ăn chân chính, chứ không phải chỉ vì một số doanh nghiệp vi phạm, gian lận thương mại mà siết tất cả lại.
Rõ ràng, cần phải có sự đột phá mạnh trong cải cách hành chính ở các cơ quan quản lý Nhà nước và cán bộ thực thi công vụ. Cần chấm dứt tình trạng giành thuận lợi về mình, đẩy khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Cải cách không chỉ ở số ngày, giờ bớt được hay đơn giản hóa thủ tục, điều mấu chốt là cải cách từ con người thực thi.
Theo_An ninh thủ đô
Nâng hạng đô thị với Tam Điệp và Kỳ Anh
Chiều 9/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông các Tờ trình của Chính phủ về đề án thành lập thành phố Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) và Thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt đồng ý.
Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được nâng hạng lên thành phố.
Thị xã Tam Điệp hiện đã đạt 9/10 tiêu chuẩn của đô thị là thành phố, chỉ còn tiêu chuẩn về tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính hiện nay là chưa đạt. Tuy nhiên, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập phường Yên Bình (thuộc Thị xã Tam Điệp) thì Tam Điệp sẽ đủ tiêu chuẩn lên thành phố theo quy định của pháp luật.
Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị của thị xã Tam Điệp đạt đủ các tiêu chuẩn của đô thị loại III như nhà ở, công trình công cộng, giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện và chiếu sáng công cộng...
Về tổ chức bộ máy, theo Đề án của Chính phủ, việc thành lập mới phường Yên Bình và thành lập thành phố Tam Điệp không làm tăng tổ chức, biên chế và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do tỉnh quản lý.
Nhu cầu vốn đầu tư cho phường Yên Bình và thành phố Tam Điệp giai đoạn 2016-2020 là khoảng 1.932 tỷ đồng; trong đó vốn từ ngân sách trung ương là 1.269,2 tỷ đồng.
Về việc thành lập Thị xã Kỳ Anh và 6 phường trực thuộc thị xã, được Chính phủ thực hiện dựa trên điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Kỳ Anh. Huyện Kỳ Anh còn lại 76.161,7 ha diện tích tự nhiên và 120.518 nhân khẩu là phù hợp, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình.
Tiêu chuẩn thành lập thị xã Kỳ Anh đạt 8/9 tiêu chuẩn, và với việc thành lập 6 phường thuộc thị xã Kỳ Anh đạt đủ 4/4 tiêu chuẩn thành lập phường thuộc thị xã.
Về tổ chức bộ máy và biên chế, tỉnh Hà Tĩnh dự kiến thành lập 24 cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của thị xã Kỳ Anh với nhu cầu 132 biên chế cán bộ, công chức. Theo đó, tỉnh sẽ điều chuyển cán bộ, công chức trong nội bộ tỉnh cho thị xã khi được thành lập; đồng thời giữ nguyên trạng đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn. Như vậy, việc thành lập thị xã Kỳ Anh không làm tăng tổng biên chế cán bộ, công chức do tỉnh Hà Tĩnh quản lý.
Nhu cầu vốn đầu tư cho thị xã Kỳ Anh và của huyện Kỳ Anh sau khi điều chỉnh địa giới hành chính giai đoạn 2015-2020 là 2.580 tỷ đồng.
Sau khi nghe Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra Đề án của Ủy ban Pháp luạt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Đề án thành lập thành phố Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) và thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt đồng ý.
Thành Chung
Theo_Báo Chính Phủ
Vụ mua ve chai nhặt 5 triệu yen: Công an tiếp tục thủ tục trả lại tiền Ngày 7.4, Công an Q.Tân Bình tiếp tục mời chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê Quảng Ngãi) cùng chồng là anh Trịnh Minh Vương (37 tuổi) lên để tiếp tục các thủ tục nhận lại 5 triệu yen. Công việc vất vả hằng ngày của "tỉ phú ve chai" Huỳnh Thị Ánh Hồng - Ảnh: Lam Ngọc Trước đó, ngày 23.3,...