Cải cách nhiều vẫn chưa hết bức xúc, nhiều doanh nghiệp muốn khởi kiện
Thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu đã có những cải cách tích cực, năm sau thuận lợi hơn năm trước, nhưng chưa thể hài lòng.
Vẫn còn nhiều những khó khăn, bức xúc mà doanh nghiệp phải gánh chịu.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Báo cáo về “Mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu”, kết quả khảo sát trong năm 2020. Báo cáo dựa trên kết quả phản hồi của 3.657 doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất – xuất khẩu, gia công, chế xuất, dịch vụ logistics và đại lý hải quan,…
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI, Trưởng nhóm điều tra, nghiên cứu, đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh Covid bùng phát, đứt gãy thương mại toàn cầu nghiêm trọng, báo cáo ghi nhận những đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp đối với ngành hải quan và các bộ, ngành liên quan trong nỗ lực cải cách thủ tục xuất nhập khẩu.
Đó là những chuyển biến tích cực về thủ tục hành chính xuất nhập khẩu, về chất lượng phục vụ của cán bộ hải quan và các cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Mức độ phổ biến của việc chi trả chi phí ngoài quy định, trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu cũng đã giảm bớt.
Vẫn còn nhiều kêu ca
Mặc dù vậy, báo cáo cũng cho thấy, còn rất nhiều việc cơ quan hải quan và các bộ, ngành cần cải cách và thay đổi, để tạo thuận lợi về xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu đã có những cải cách tích cực nhưng DN chưa thể hài lòng (ảnh minh họa).
Cụ thể, vẫn có tới 38% số doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm hiểu thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu. Đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và những doanh nghiệp lớn, có tỷ lệ gặp khó khăn cao hơn các doanh nghiệp khác. Các thủ tục kiểm tra hồ sơ, hoàn thuế và không thu thuế, kiểm tra thực tế hàng hóa, tuy có chuyển đổi tích cực nhưng vẫn gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Video đang HOT
Ở các khâu: thủ tục kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa; hoàn thuế và nộp thuế, các doanh nghiệp nhận xét quy định hay thay đổi, có sự phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ quan hải quan với các cơ quan khác, bị yêu cầu cung cấp giấy tờ ngoài quy định, cán bộ hải quan không hướng dẫn đầy đủ tận tình, không công khai thông tin và quy trình xử lý,…
Đặc biệt, việc áp mã HS (mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu) và xác định giá trị hải quan bị các doanh nghiệp kêu ca, phàn nàn nhiều nhất. Nếu năm 2018, có 66,3% số doanh nghiệp gặp trở ngại khi xác nhận mã HS thì năm 2020, con số này tăng lên 76%. Ví như tình trạng không thống nhất trong áp dụng mã HS giữa hải quan và doanh nghiệp; việc tham vấn trước về mã HS với cơ quan hải quan không dễ dàng; kết quả giám định mã HS của cơ quan hải quan mất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, 33,9% số doanh nghiệp phàn nàn về việc xác định giá trị hải quan còn thiếu cơ sở, không thuyết phục.
Thủ tục kiểm tra sau thông quan vẫn kéo dài và chồng chéo, doanh nghiệp vẫn bị yêu cầu cung cấp thông tin và giấy tờ ngoài quy định. Chi cục kiểm tra sau thông quan kiểm tra cả những lô hàng đã được kiểm tra bởi Chi cục Hải quan cửa khẩu. Doanh nghiệp không được giải trình, giải thích những vấn đề chưa rõ trước khi có kết luận cuối cùng.
Gánh nặng kiểm tra chuyên ngành vẫn còn lớn với các doanh nghiệp. Danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành quá nhiều. Hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm cùng những kiểm tra khác, chỉ có 50% số doanh nghiệp cho là dễ dàng. Bộ Y tế, Bộ GTVT vẫn bị phàn nàn nhiều nhất về vấn đề kiểm tra chuyên ngành.
49,2% DN được khảo sát kêu ca thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài hơn quy định
Có tới 55,3% số doanh nghiệp nhận xét quy trình thực hiện kiểm tra chuyên ngành phức tạp; 54,6% số doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục; 49,2% kêu ca thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài hơn quy định; 46,2% cho biết thông tin hướng dẫn về thủ tục khó tiếp cận; 37,5% cho rằng sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và kiểm tra chuyên ngành thiếu đồng bộ; 34,7% bị yêu cầu về thành phần hồ sơ khó đáp ứng; 31,9% phải trả chi phí ngoài để đẩy nhanh việc giải quyết hồ sơ; 30,6% cho biết cán bộ không hướng dẫn đầy đủ tận tình; 25% nêu rõ thái độ của công chức không đúng mực trong các lần làm việc với doanh nghiệp; 22% yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin giấy tờ ngoài quy định.
Vừa online vừa bằng giấy rất phiền phức
Bình luận về báo cáo của VCCI, ông Trần Đức Nghĩa, Công ty Delta,nói rằng, tình trạng áp dụng mã HS không thống nhất đang là hiện tượng khá phổ biến. Có khi, phía Hải quan lại áp cho những mã HS khác nhau cho cùng một mặt hàng, gây khó khăn phức tạp. Việc tham vấn mã HS với cơ quan hải quan không dễ dàng, bởi hợp tác thiếu tích cực, trong khi giám định thì mất rất nhiều thời gian.
Với xác định giá trị hải quan, nhiều doanh nghiệp cũng không tâm phục, bởi có những hàng hóa, cán bộ hải quan lên mạng, tìm kiếm giá ở các sàn thương mại điện tử để áp cho doanh nghiệp, trong khi nguồn gốc và giá cả mua bán thực tế lại khác. Từ đó, dẫn đến việc ép trị giá tính thuế oan uổng. Nhiều doanh nghiệp khá bức xúc và có ý định kiện cơ quan hải quan về vấn đề này.
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang lấy đi của xã hội hàng triệu giờ làm, chỉ để phát hiện ra được vài chục vi phạm mỗi năm, rất lãng phí và thiếu hiệu quả, vì vậy cần xem xét lại – ông Nghĩa kiến nghị.
Ông Trần Quang Trung, Hiệp hội Sữa Việt Nam, phản ánh, có hàng hóa hôm nay quy về mã HS này, hôm sau lại quy về mã HS khác, rất bất cập. Tỷ lệ doanh nghiệp phàn này ngày càng tăng, là dấu hiệu bất thường, cần nghiêm túc xem xét và cải cách.
Thủ tục vừa online vừa bằng giấy gây ra nhiều phiền phức. Nhiều doanh nghiệp xin cấp phép online không được. Hải quan yêu cầu nộp qua bưu điện, không cho gặp trực tiếp vì dịch Covid-19. Nhưng bưu điện cũng đang quá tải, trong khi hàng hóa cần xuất nhập khẩu. Do đó, cần đẩy mạnh làm thủ tục online để giảm thời gian, chi phí và sự phiền hà không đáng có cho doanh nghiệp, ông Trung nói.
Doanh nghiệp FDI nơi đầu tiên "cách ly xã hội" bị ảnh hưởng gì bởi Covid-19?
73,3% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19...
Đối thoại "Tháo gỡ khó khăn về chính sách để doanh nghiệp vượt qua Covid-19" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức ngày 18/3.
73,3% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19. Tỷ lệ này thấp hơn so với con số bình quân cả nước là 74,5%.
Đây là thông tin được nêu ra trong Báo cáo Khảo sát tác động của dịch Covid-19 và ứng phó của doanh nghiệp được công bố tại Đối thoại "Tháo gỡ khó khăn về chính sách để doanh nghiệp vượt qua Covid-19" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức ngày 18/3.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, dù là tỉnh đầu tiên buộc phải thực hiện cách ly xã hội nhưng Vĩnh Phúc không phải địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh cao nhất.
Tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Vĩnh Phúc
Tỷ lệ doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất-kinh doanh là 73,3%, thấp hơn đôi chút so với bình quân cả nước là 74,5%. Tiếp cận khách hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng, mất cân đối dòng tiền và khó khăn trong quản trị lao động là những trở ngại chính doanh nghiệp gặp phải.
Trong số những trở ngại này, tiếp cận khách hàng là trở ngại lớn nhất khi có tới 67% doanh nghiệp khảo sát cho biết thực hiện giãn cách xã hội, phong toả quốc gia đã làm hạn chế khả năng đi lại, giao thương và tìm kiếm khách hàng. Các trở ngại khác như bị ảnh hưởng về chuỗi cung ứng, tác động tới dòng tiền và khó khăn trong quản trị lao động lần lượt ở các tỷ lệ tương ứng là 49%, 47% và 40%.
Cũng theo ông Tuấn, với những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong thời kỳ dịch bệnh, có tới 71% doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc bị giảm doanh thu trong năm 2020. Con số này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 62% của khu vực Đồng bằng sông Hồng.
"Tuy vậy, mức giảm doanh thu của khối doanh nghiệp FDI Vĩnh Phúc chỉ khoảng 27%, thấp hơn đáng kể so với mức giảm trung bình vùng là 34% và cả nước là 33%", ông Tuấn nhấn mạnh.
Nhằm ứng phó với những khó khăn nảy sinh từ đại dịch Covid-19 để không gián đoạn sản xuất, các doanh nghiệp FDI tại tỉnh đã đẩy mạnh loạt giải pháp như dự trữ hàng hoá/nguyên vật liệu, tìm chuỗi cung ứng mới, áp dụng cách làm mới linh hoạt, áp dụng tự động hoá hay cấp đồ bảo hộ phòng dịch cho người lao động... Đáng chú ý, có tới 82% doanh nghiệp FDI được khảo sát áp dụng biện pháp cấp đồ bảo hộ phòng dịch nhằm thực hiện "mục tiêu kép trong doanh nghiệp", vừa phòng dịch, vừa duy trì sản xuất.
Với những giải pháp kịp thời và hiệu quả của Chính quyền trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ doanh nghiệp FDI đồng tình với các biện pháp chống dịch cũng như hỗ trợ doanh nghiệp địa phương nhằm vượt qua dịch bệnh để từng bước duy trì và phục hồi sản xuất lên tới 86,4%.
Các doanh nghiệp FDI Vĩnh Phúc ứng phó với đại dịch Covid-19
Từ kết quả khảo sát này, ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, với những diễn biến khó lường của dịch Covid-19, song song với những biện pháp phòng chống dịch "từ xa, từ sớm", Vĩnh Phúc sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp nhằm xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn, hấp dẫn nhất cho nhà đầu tư FDI.
"Chúng tôi sẽ nỗ lực để Vĩnh Phúc là nơi để doanh nghiệp tiếp tục đặt niềm tin và kỳ vọng phát triển", ông Giang nhấn mạnh.
VCCI góp ý sửa đổi những nội dung gì cho Nghị định về nhãn hàng hóa? VCCI góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Nội dung được quan tâm nhất là quy định ghi nhãn với hàng hóa xuất khẩu chuyển sang lưu thông trên thị trường Dán nhãn phụ cho hàng hóa không xuất khẩu được đưa ra lưu thông trên thị trường. Ảnh minh họa: TTXVN Phòng...