Cải cách giáo dục phổ thông ở Pháp từ những việc cụ thể
Các trường học ở Pháp gần đây đã tiến hành một số những cải cách cụ thể trong giáo dục phổ thông, như: phê chuẩn lệnh cấm học sinh mang điện thoại di động đến trường, hướng học sinh tới việc cần học được cách tranh luận mà không ngắt lời nhau và duy trì sự tôn trọng lẫn nhau, hay thành lập lại dàn đồng ca trường học nhằm thúc đẩy việc học ngoại ngữ và phát triển ý thức tự tin của học sinh…
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Bộ trưởng Giáo dục Jean-Michel Blanquer trong buổi gặp gỡ học sinh tiểu học (Ảnh: POOL)
Tổng thống Cộng hòa Pháp, Emmanuel Macron, khi trong chiến dịch tranh cử đã đưa ra sáng kiến về cải cách giáo dục. Ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông cũng đã tuyên bố giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu của mình.
Các dự án của Tổng thống Pháp trong lĩnh vực giáo dục được Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer trực tiếp thực hiện. Ông Blanquer từng lãnh đạo Trường đại học Khoa học Kinh tế và Thương mại (ESSEC) và là người có hiểu biết lĩnh vực giáo dục sâu sắc
Thay đổi đầu tiên có thể kể đến là từ năm học 2019-2020, học sinh Pháp bị cấm mang điện thoại di động đến trường với lý do điện thoại di động đã làm cho học sinh phân tâm, cản trở giao tiếp với bạn bè và làm ảnh hưởng tiêu cực tới bầu không khí yên tĩnh cần thiết trong lớp học. Đây có thể coi là một cuộc cách mạng tại quốc gia “di động” nhất trên thế giới, nơi giao tiếp bằng điện thoại di động là quyền của học sinh đủ 15 tuổi.
Theo các nhà xã hội học, 8/10 học sinh Pháp trong độ tuổi từ 13-18 đang sở hữu một chiếc điện thoại di động và không phải tất cả bọn trẻ đều đồng ý với lệnh cấm đã được Quốc hội phê chuẩn vào ngày 30-7. Theo nhà xã hội học Katie Vivien, “Việc trẻ em có điện thoại di động bảo đảm cho việc các em nhanh chóng liên lạc với cha mẹ. Phần lớn học sinh phổ thông sử dụng điện thoại di động để báo cho gia đình thời gian rời trường”.
Jean-Nel Tachet, Hiệu trưởng một trường phổ thông ở Aveyron, miền nam nước Pháp, là người ủng hộ lệnh cấm, cho biết: “Đến nay, điện thoại di động đã bị cấm trong lớp học, nhưng được phép dùng tại sân trường trong giờ nghỉ”. Ông thừa nhận rằng việc sử dụng điện thoại đã gây ra căng thẳng giữa người lớn và thanh thiếu niên.
Theo Giáo sư Gerard En, người đứng đầu khối trường học khu vực phía đông nước Pháp, nơi việc sử dụng điện thoại thông minh đã bị cấm trước khi áp dụng đạo luật mới, khẳng định: Trước đây việc sử dụng điện thoại di động đã bị hạn chế một phần và chỉ cấm sử dụng trong lớp học. Từ ngày 1-9, điện thoại di động đã bị cấm hoàn toàn trên toàn bộ lãnh thổ trường học. Học sinh vi phạm sẽ bị xử phạt, bị phê bình, hoặc buộc nghỉ học tạm thời.
Video đang HOT
Một cải cách khác về giáo dục được Bộ trưởng Jean-Michel Blanquer thực hiện, đó là trong khi nhiều người kỳ vọng rằng nền giáo dục dạy cho học sinh Pháp tiếp thu kiến thức quản lý kinh tế, kiến thức toán học, thì Bộ trưởng quyết định: điều quan trọng nhất bây giờ là dạy cho học sinh nghệ thuật hùng biện. Trường phổ thông thời kỳ hiện đại đã coi trọng hàng đầu là đọc, viết và tính toán, giờ đây sẽ chú ý đến lời nói. Học sinh tốt nghiệp sẽ phải trải qua bài kiểm tra lớn về tài hùng biện.
Eloquence – Thuật hùng biện, không phải là lần đầu tiên trong lịch sử được nói đến ở trung học. Vào giữa thế kỷ 18, môn học này được coi là rất quan trọng, và các diễn giả vĩ đại đã được học từ trường phổ thông. Sự phát triển của thuật hùng biện có phần sa sút vào thế kỷ 20, khi có sự lan truyền nhanh chóng của báo chí và sự phát triển của ấn bản in, và người ta cho rằng để tiếp nhận thông tin cần giỏi viết, không cần nói.
Trong khi đó, nhiều giáo viên phàn nàn rằng học sinh hiện đại có thể đọc, viết, đếm, lý luận, nhưng không biết trình bày, trong khi nghề nghiệp đòi hỏi sẽ phải giao tiếp bằng lời nói. Vậy mà, ngay khi giao tiếp với những giáo viên thân thiện, đang nâng đỡ mình, học sinh vẫn không nói nên lời. Học sinh tin rằng họ chỉ nên nói khi biết câu trả lời đúng. Theo các chuyên gia, trong một môi trường thảo luận hay chỉ trích lẫn nhau, hùng biện là một nghệ thuật tranh luận văn minh. Học sinh cần học được cách tranh luận mà không ngắt lời nhau và không quên duy trì sự tôn trọng lẫn nhau.
Cùng với các thay đổi nói trên, việc hát đồng ca sẽ được thành lập lại tại các trường phổ thông Pháp. Theo các chuyên gia, hát đồng ca thúc đẩy việc học ngoại ngữ và phát triển ý thức tự tin của học sinh.
Thời gian học tập trong tuần của học sinh Pháp cũng thay đổi. Trong mười năm qua, riêng thời gian học tại trường của học sinh phổ thông Pháp thay đổi tới ba lần: Những người tiền nhiệm của Macron, đã có quyết định điều chỉnh;, trong nhiệm kỳ 2007-2012 của Tổng thống Nicolas Sarkozy, đã quy định một 4 ngày/tuần; dưới thời Tổng thống Francois Hollande đã quyết định thời lượng học tối ưu là 4,5 ngày/tuần.
Các cuộc thảo luận về chủ đề thời gian học sau đó vẫn diễn ra trong vài năm khi các trường muốn được phép quay trở lại 4 ngày/tuần. Giờ đây, sáng kiến của Tổng thống Emmanuel Macron đang được thực hiện khi chính quyền thành phố được trao quyền, cùng với các trường, độc lập xác định lịch trình của tuần học (trong khi duy trì tổng số giờ học theo quy định).
TRÍ KHOA
Theo TASS/Nhân dân
Khởi động đợt đánh giá của WB với Dự án hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông
Phiên họp khởi động đoàn giám sát, hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng thế giới (WB) với dự án Hỗ trợ đổi mới dục phổ thông (RGEP) diễn ra tại Bộ GD&ĐT sáng nay (25/11), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, bà Keiko Inoue - Phụ trách Chương trình phát triển con người, giới và việc làm của WB chủ trì phiên họp.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại phiên họp.
Dự án RGEP có 4 thành phần, gồm: Hỗ trợ phát triển chương trình; Hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới; Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông; Quản lý, giám sát, đánh giá dự án.
Báo cáo tiến độ thực hiện dự án RGEP đến tháng 11/2019, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc RGEP - cho biết: Với thành phần 1 là hỗ trợ phát triển chương trình, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục đã được ban hành. Riêng chương trình tiếng dân tộc thiểu số, ngày 13/9/2019, Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch số 946/KH-BGDĐT xây dựng chương trình Tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong sáng nay (25/11), các nhà khoa học, nhà giáo là thành viên Ban xây dựng chương trình môn Tiếng dân tộc thiểu số bắt đầu được tập huấn.
Về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, có 200 báo cáo viên nguồn, 800 giảng viên sư phạm chủ chốt, 1028 cán bộ quản lý sở/phòng GD&ĐT, 640 giáo viên Lịch sử là tổ trưởng chuyên môn đã được bồi dưỡng; 6.360 tổ trưởng chuyên môn đang được tiếp tục bồi dưỡng, dự kiến hoàn thành trước ngày 15/12/2019.
Về sách giáo khoa, ngày 21/11/2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký quyết định số 4507/QĐ-BGD&ĐT phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông; theo đó, có 32 SGK của 8 môn học và hoạt động giáo dục được phê duyệt trong lần này.
Việc thẩm định các SGK lớp 2, 6 được tiến hành theo kế hoạch số 908 ngày 28/8/2019 của Bộ GD&ĐT, bao gồm các hoạt động chính: Chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu dành cho người tham gia thẩm định SGK; Tổ chức hội thảo-tập huấn cho người tham gia thẩm định các SGK lớp 2, 6; Tổ chức thẩm định SGK lớp 2, 6 (tiến hành tương tự như thẩm định SGK lớp 1).
PGS Nguyễn Xuân Thành phát biểu tại phiên họp .
Liên quan đến công việc dịch song ngữ và chuyển sang chữ nổi Braille SGK mới; cung cấp SGK cho các trường vùng khó khăn: Đã ban hành các kế hoạch dịch song ngữ và chuyển sang chữ nổi SGK mới; cung cấp SGK cho các trường vùng khó khăn. Đang tổng hợp danh sách các trường vùng khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và số học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 để lập gói thầu cung cấp SGK lớp 1.
PGS Nguyễn Xuân Thành cũng cho biết, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã đồng ý kế hoạch học tập về khảo thí và phát triển chương trình giáo dục tại Hàn Quốc. Đang hoàn thiện kế hoạch tăng cường năng lực 2 trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông và đánh giá quốc gia để trình Bộ GD&ĐT ban hành.
Về đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 5, 9, 12, đến nay đã hoàn thành thử nghiệm câu hỏi thi đối với 11 môn ở 3 khối lớp 5, 9, 12; báo cáo kết quả thử nghiệm; dự thảo bộ bảng hỏi khảo sát. Đang thương thảo hợp đồng với 4 chuyên gia tư vấn quốc tế để tập huấn về biên soạn câu hỏi thi.
Về đánh giá dạy học các lớp 3, 8 chương trình hiện hành định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đã hoàn thành xây dựng cấu trúc và ma trận kỹ thuật đề kiểm tra cho 2 bài kiểm tra đầu năm/cuối năm môn Toán, Tiếng Việt, Ngữ văn lớp 3, 8. Đang hoàn thiện chọn mẫu 200 trường thuộc 20 tỉnh, gồm 100 trường khảo sát và 100 trường đối chứng...
Phiên họp khởi động đoàn giám sát, hỗ trợ kỹ thuật của WB với dự án RGEP.
Cảm ơn các chuyên gia cao cấp của WB đã tham gia đoàn giám sát và hỗ trợ kỹ thuật của dự án RGEP, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhận định: Với sự phối hợp và giám sát chặt chẽ của WB, cũng như những nỗ lực của Bộ GD&ĐT, dự án đã từng bước có những tiến triển tích cực. Thứ trưởng đồng thời cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan của Bộ GD&ĐT chia sẻ cụ thể về những vấn đề liên quan đến thực hiện dự án RGEP.
Bà Keiko Inoue - Phụ trách Chương trình phát triển con người, giới và việc làm của WB - ghi nhận những nỗ lực, tiến bộ của Dự án trong thời gian qua, đồng thời cũng nêu một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới và nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ của Dự án. "Có thể thấy sự gắn kết giữa các đơn vị chuyên môn của Bộ GD&ĐT và dự án RGEP. Tinh thần hợp tác, sự tham gia sâu rộng của các bên có sự khẳng định rất rõ ràng" - bà Keiko Inoue nhận định.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Tết Canh Tý 2020: Học sinh được nghỉ từ 7 đến 16 ngày Theo kế hoạch tại một số địa phương, dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, học sinh sẽ được nghỉ ít nhất là 7 ngày, cao nhất là 16 ngày. Thời điểm này, nhiều địa phương cũng có kế hoạch nghỉ Tết Canh Tý 2020 đối với học sinh phổ thông, mầm non. Theo đó, nghỉ Tết năm nay một số địa phương...