Cải cách dân chủ tại Syria đã chín muồi?
Hôm nay, ngày 7/5, được chờ đợi là bước ngoặt lịch sử đối với Syria, khi gần 15 triệu cử tri nước này bước vào cuộc bầu cử quốc hội.
Hơn 7.000 ứng cử viên, trong đó có 710 phụ nữ, của gần 10 đảng phái chạy đua 250 ghế quốc hội trong cuộc bầu cử diễn ra theo thể theo Hiến pháp mới của nước Cộng hòa được chấp thuận qua trưng cầu ý dân hôm 26/2 vừa qua. Đây cũng là lần đầu tiên trong nửa thế kỷ, các đảng đối lập đăng ký chính thức sẽ tham gia tranh cử.
Theo các hãng thông tấn quốc tế, trên khắp các ngả đường của Damascus tràn ngập khẩu hiệu của các ứng viên kêu gọi đoàn kết dân tộc, thúc đẩy sự thay đổi hòa bình của đất nước đang chìm trong khủng hoảng và xung đột.
Tuy nhiên, trong khi hơn 23 triệu dân của đất nước này hy vọng cuộc bầu cử mang tính lịch sử chọn ra những người giúp cho việc tái thiết đất nước sau hơn 13 tháng chìm trong bất ổn, bạo lực giữa các phe phái chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Hai ngày trước
cuộc bầu cử, ngày 5/5, Syria tiếp tục trở thành điểm nóng của Tây Á, khi trong cùng một ngày, hàng loạt vụ nổ làm rung chuyển thủ đô Damascus và thành phố Aleppo – thành phố lớn thứ hai và là trung tâm kinh tế của miền Bắc Syria, làm ít nhất 6 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Hiện trường vụ đánh bom tại Aleppo hôm 5/5.
Đáng chú ý, cùng ngày, Tổ chức giám sát SITE của Mỹ xác nhận một nhóm Hồi giáo tự xưng là Mặt trận al-Nusra đã nhận trách nhiệm thực hiện vụ đánh bom liều chết đẫm máu gần thành phố Hama của Syria hồi tháng 4/2012.
Theo SITE, cơ quan theo dõi các trang mạng Thánh chiến hồi giáo, al-Nusra cho biết kẻ đánh bom, Abu Bakr al-Hamawi, đã cho nổ xe gài bom tại một nhà hàng nơi các thành viên lực lượng an ninh Syria đang dùng bữa vào ngày 20/4, nhằm vào mục tiêu là các sĩ quan quân đội tham gia vào vụ trấn áp người biểu tình tại thị trấn Latamnah. Khoảng 350 có mặt tại hiện trường vụ tấn công, nhưng con số thương vong không được công bố.
Các nhà phân tích quốc tế đều chung quan điểm, bất luận cuộc bầu cử quốc hội tại Syria diễn ra thế nào, bạo lực tại quốc gia này sẽ chưa thể chấm dứt trong ngày một, ngày hai.
Gần 1 tuần trước bầu cử, 9 đảng phái và tổ chức đối lập tại Syria đã tuyên bố thành lập “Liên minh các lực lượng vì sự thay đổi hòa bình” nhằm phản đối chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong khi đó, trước thềm cuộc bầu cử tại Syria, Mỹ và nhóm “Những người bạn của Syria” vẫn giữ lập trường về một quốc gia Syria mới không có Bashar al-Assad.
Theo dõi rất sát cuộc bầu cử của quốc gia Tây Á, Nga cho rằng, trong hoàn cảnh hiện tại, một nền tảng thống nhất của các đảng đối lập Syria là nhân tố cực kỳ quan trọng giúp cho cuộc bầu cử thành công, làm tiến đề cho việc ổn định đất nước.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov, nước Nga luôn chủ trương ủng hộ phe đối lập Syria đoàn kết trên một nền tảng xây dựng, để các nhóm đối lập có cơ hội tự mình xác định yêu sách đề xuất và quan điểm cấu trúc kinh tế – xã hội tương lai của Syria.
Trước ngày bầu cử, Syria vẫn chìm trong biểu tình, bạo lực.
Theo dự đoán của giới chức Nga, cuộc bầu cử quốc hội có thể dẫn tới việc hình thành một chính phủ liên minh. Do đó, sự thống nhất giữa phe đối lập và chính phủ Syria đóng vai trò quan trọng.
Ông Mikhail Bogdanov cũng cho rằng, Syria đã chín muồi cho cải cách và chuyển đổi dân chủ. Cuộc bầu cử chính là hình thức tối ưu của những thay đổi này. Nhân dân Syria phải có cơ hội lên tiếng bày tỏ nguyện vọng về tương lai và sự lãnh đạo đất nước.
Đồng thời, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng cảnh báo, dân chủ tại Syria không thể bị áp đặt từ các thế lực bên ngoài. “Nhiệm vụ của Nga với tư cách một bộ phận của cộng đồng thế giới, là hỗ trợ xây dựng cầu nối, tạo các điều kiện khởi đầu cho cuộc đối thoại giữa người Syria, nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu tại quốc gia này”, ông Mikhail Bogdanov, nhấn mạnh.
Cũng như Nga, Trung Quốc – thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc – trong năm nay đã hai lần phủ quyết các nghị quyết của Hội đồng về vấn đề Syria, ủng hộ ủng hộ các nỗ lực của Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arab Kofi Annan nhằm đem lại hòa bình cho Syria dựa trên một kế hoạch sáu điểm đã được Damascus chấp nhận, thay vì can thiệp quân sự.
Ngày 4/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục đóng một vai trò tích cực và mang tính xây dựng vì một giải pháp hòa bình, công bằng và hợp lý cho vấn đề Syria.
Theo Báo Đất Việt
Bầu cử Quốc hội Iran: Uy tín của Tổng thống sa sút
Ngày 5/5, kết quả cuối cùng cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai tại Iran đã được công bố, cho thấy các đối thủ bảo thủ đang củng cố vị thế tại cơ quan lập pháp nước này trong khi sự hậu thuẫn đối với Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad càng thêm giảm sút.
(Ảnh: Getty Images)
Truyền thông nhà nước Iran cho biết trong cuộc bầu cử vòng hai ngày 4/5, các đối thủ của ông Ahmadinejad đã giành 41/65 ghế trong khi phe ủng hộ Tổng thống chỉ giành được 13 ghế.Các ứng viên độc lập giành 11 ghế còn lại. Trước đó, trong cuộc bầu cử vòng một hồi tháng Ba, các đối thủ của Tổng thống Ahmadinejad đã giành chiến thắng vang dội, chiếm đa số trong Quốc hội gồm 290 ghế.
Kết quả bầu cử trên là thất bại đáng bẽ mặt mới của ông Ahmadinejad, vốn xuống dốc trong sự nghiệp chính trị kể từ năm 2011 sau hành động chống đối mạnh bạo nhưng lại thất bại trước Đại Giáo chủ Ali Khamenei trong việc chọn Giám đốc Cơ quan Tình báo.
Theo các nhà quan sát, kết quả bầu cử Quốc hội Iran xác định cán cân quyền lực tại Iran trước thềm cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống, dự kiến diễn ra vào năm 2013.
Theo Hiến pháp của Iran, ông Ahmadinejad sẽ thôi làm Tổng thống sau hai nhiệm kỳ, song thời gian cầm quyền còn lại ông sẽ gặp không ít khó khăn khi phải điều hành đất nước với một Quốc hội mà trong đó đa số nghị sĩ chống lại ông./.
Theo TTXVN
Lãnh tụ Iran kêu gọi dân đi bầu quốc hội Ngày 2-3, hàng triệu cử tri Iran đã đi bầu cử quốc hội trong bối cảnh mâu thuẫn giữa Iran và phương Tây đang leo thang. Khoảng 48 triệu cử tri đi bầu, hơn 3.400 ứng cử viên tranh cử 290 ghế quốc hội. Poster bầu cử trên đường phố Tehran - Ảnh: AFP TheoReuters, đây là cuộc bầu cử đầu tiên tại...