Cái bẫy của thương mại tự do

Theo dõi VGT trên

Việt Nam đang có nguy cơ lớn rơi vào “cái bẫy” thương mại của Trung Quốc. Cần nhanh chóng nhận diện đối tác và “rút chân” ra khỏi cái bẫy này trước khi quá muộn. Đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách cần áp dụng một số biện pháp thương mại cứng rắn để bảo vệ nền kinh tế Việt Nam.

Cái bẫy của thương mại tự do - Hình 1

Ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc

Theo thống kê năm 2012, Trung Quốc dẫn đầu trong 8 thị trường Việt Nam nhập cảng nhiều nhất, chiếm tới 25,3% tổng số kim ngạch nhập cảng. Quý I-2013, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam cũng chiếm hơn 25% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Nhiều hàng hóa Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam trong khi trong nước có thể sản xuất được, như trái cây, rau củ quả, bánh kẹo. Thậm chí nhiều mặt hàng Trung Quốc sau một thời gian bị tẩy chay đã tìm cách đội lốt, tràn vào Việt Nam bằng cách thay đổi “nơi sinh”.

Một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tương ứng của cả nước, như: khí đốt 53.2%, phân bón 50.7%, rau hoa quả 48.8%, thuốc trừ sâu 46.1%, điện thoại các loại và linh kiện 45.4%, vải 43.4%, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 32.2%, nguyên phụ liệu dệt may da 30.2%, sắt thép 29.5%, hóa chất 27%, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 26.6%, xơ sợi 26.4%, ô tô nguyên chiếc 25.1%… Trong khi đó, xuất siêu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất nhỏ, phần lớn là nguyên liệu và khoáng sản. Con số thâm hụt mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc suốt nhiều năm qua luôn gia tăng chóng mặt. Nếu năm 2007 là 9,145 tỷ USD thì năm 2011 là 13,467 tỷ USD.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương đã cho rằng: Quan hệ thuơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trở thành quan hệ bắc ngang, tức là Việt Nam xuất phần lớn nông lâm thuỷ sản, các nguyên liệu thô sang Trung Quốc rồi nhập các sản phẩm trang thiết bị công nghiệp, các sản phẩm máy móc về. Điển hình là Việt Nam xuất cao su sang Trung Quốc rồi nhập vỏ và ruột xe. Tình hình này không những làm các nhà chuyên môn mà trong đông đảo nhân dân rất lấy làm lo ngại.

Nguy cơ sập bẫy thương mại là nhãn t.iền

Trong khi nhiều mặt hàng sản xuất ở Việt Nam không bán được, tồn kho lớn nhưng hàng Trung Quốc bán phá giá vẫn ồ ạt vào Việt Nam, bóp c.hết các doanh nghiệp Việt Nam. Còn nhớ, năm 2012, tình trạng gà thải loại Trung Quốc giá rẻ nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam đã khiến cho những người chăn nuôi điêu đứng. Nhiều hộ chăn nuôi đã phải “bỏ chuồng” vì không thể cạnh tranh được với gà giá rẻ của Trung Quốc, một số khác thì đã đầu tư nhưng phải bán chấp nhận lỗ.

Một trong những ví dụ nữa là sắt thép. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nỗi lo thua lỗ đang ám ảnh các doanh nghiệp, tình cảnh khó khăn đang bao trùm toàn ngành. Nguyên nhân một phần do sự cạnh tranh gay gắt của thép ngoại, mà chủ yếu là thép Trung Quốc. Hiện lượng thép tồn kho của Trung Quốc rất cao, ngành thép Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn vì vậy các doanh nghiệp sản xuất thép Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xuất khẩu thép sang Việt Nam và các nước ASEAN khác. Điều đáng lo ngại là do có lợi thế về giá nên thép Việt Nam đang bị thép Trung Quốc giành giật thị phần và “dìm” c.hết nhiều doanh nghiệp thép trong nước. Nguy cơ nhiều doanh nghiệp thép phá sản đang hiện hữu.

TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, nhập siêu từ Trung Quốc vẫn đang rất lớn và ngày càng tăng. Việt Nam không những nhập mặt hàng tiêu dùng mà còn nhập cả máy móc, công nghệ. Sở dĩ Việt Nam lựa chọn đối tượng cung cấp là Trung Quốc vì giá rẻ. Đó là bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta luôn nằm ở đáy cạnh tranh. Ngoài việc hàng hóa làm ra không tốt gây tàn phá môi trường thì nhiều hàng sản xuất của Việt Nam còn phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc, do vậy khi có biến động từ thị trường này tác hại sẽ dội ngược lại nội địa.

Video đang HOT

Hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt

Tại Việt Nam, mới đây bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao tại Diễn đàn kinh tế thường niên vừa được tổ chức đã cảnh báo một thực trạng: “Nhiều doanh nghiệp (DN) phản ánh với tôi hiện nay đang có xu hướng các doanh nghiệp Việt qua Quảng Đông, Trung Quốc thuê sản xuất hàng hóa, rồi đóng nhãn mác, xuất xứ Việt Nam sau đó mang về thị trường nội địa tiêu thụ. Hàng hóa ruột Trung Quốc, nhãn mác Việt Nam bây giờ đã không còn là hiện tượng bột phát, nhỏ lẻ, nhập theo đường tiểu ngạch mà đang là một trào lưu. Dù mới rộ lên nhưng trước tình trạng hàng Trung Quốc khoác áo Việt Nam, bà Vũ Kim Hạnh đã đặt câu hỏi sắp tới cộng đồng doanh nghiệp sẽ hành động ra sao khi đối diện với hàng Trung Quốc mang màu cờ sắc áo Việt.

Trước đó, tại cuộc gặp tháo gỡ khó khăn cho DN cuối năm vừa qua ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam, cũng cảnh báo hiện tượng gạch Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường. Theo ông Thắng, có nhiều DN sang Trung Quốc đặt hàng rồi mang về Việt Nam tiêu thụ. “Họ không đầu tư nhà xưởng, máy móc, tuyển dụng nhân công để sản xuất mà làm hàng nhằm mục đích đ.ánh quả kiếm lời”. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã cảnh báo hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường nội địa. Năm 2012 khó khăn đến vậy mà kim ngạch giữa Việt Nam-Trung Quốc tăng rất nhiều. “Đến mức hầu như doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm ăn với Tàu”.

Cảnh giác với những thủ đoạn xấu

Xin được nhắc lại con số: Chỉ trong năm 2012 nhập siêu từ Trung Quốc của nước ta đã lên đến trên 18 tỷ USD, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2013 nhập siêu từ Trung Quốc đã lên đến trên 2 tỷ USD. Điều đáng nói là con số nhập siêu ngày càng tăng, không có dấu hiệu giảm. Bên cạnh việc ngành sản xuất Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu của Trung Quốc thì một nguyên nhân khác khiến nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh là việc nhà thầu Trung Quốc liên tục thắng thầu tại các dự án lớn của Việt Nam. Nhập siêu tăng, xuất siêu không đáng kể. Chúng ta đã nhìn thấy điều đó, nhưng vẫn chưa có giải pháp gì để giảm con số nhập siêu xuống thấp?

Hơn ai hết những người kinh doanh Việt Nam cần phải nhìn rõ bản chất kinh doanh của Trung Quốc. Mục đích không chỉ là lợi nhuận. Và cũng cần phải nhìn nhận một thực tế là ngay chính tại nội địa, các cơ quan Trung Quốc còn phát hiện hàng loạt hàng giả, hàng nhái, hàng độc hại đ.ầu đ.ộc chính người dân Trung Quốc. Vì thế hàng hóa Trung Quốc nhiễm độc tuồn sang Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.

Cần cảnh giác với các phương thức kinh doanh đáng ngại của thương nhân Trung Quốc không bao giờ là thừa!

Về mặt quản lý Nhà nước, nếu chúng ta không có những biện pháp quyết liệt thì không những cả nền kinh tế lệ thuộc vào Trung Quốc (từ lệ thuộc vào kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc vào chính trị) mà doanh nghiệp Việt còn bị bóp c.hết ngay trên sân nhà. Không phủ nhận Trung Quốc là một thị trường khổng lồ, nhưng Việt Nam cũng cần hiểu rõ đối tác và nhận diện đối tác Trung Quốc để có những giải pháp kịp thời, có những đối sách thương mại hợp lý để bảo vệ nền kinh tế.

TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ: Chính chúng ta tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc

Cái bẫy của thương mại tự do - Hình 2

Đ.ánh giá khách quan thì việc tăng cường giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đem lại nhiều mặt tích cực. Hàng Trung Quốc nhập về Việt Nam có nhiều xuất xứ khác nhau. Ngay tại Trung Quốc hàng hóa độc hại cũng tràn ngập, đó là do lợi ích kinh tế của các cá nhân, doanh nghiệp. Song cũng đang có hiện tượng nhiều doanh nghiệp Việt Nam giờ không sản xuất nữa mà sang Quảng Châu đặt hàng rồi đưa về Việt Nam bóc tem, dán nhãn Made in Vietnam, đ.ánh lừa người tiêu dùng, tất cả vì lợi nhuận. Chính chúng ta đang tiếp tay cho hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thị trường. Vì vậy theo tôi, Bộ Công thương, Bộ NN & PTNT… phải có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. Trong việc hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng về được Việt Nam tiêu thụ là có trách nhiệm của lực lượng hải quan, quản lý thị trường… nên cần phải xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể tiêu cực. Chúng ta phải vào cuộc từ trên xuống dưới, từ Trung ương đến địa phương thì mới mong dẹp được tình trạng này.

TS Nguyễn Minh Phong: Cần xây dựng hàng rào thương mại nghiêm ngặt

Cái bẫy của thương mại tự do - Hình 3

Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường, bủa vây người tiêu dùng đang trở thành nỗi lo ngại của đại đa số người dân. Theo tôi, về phía cơ quan Nhà nước phải có thông tin, nhận diện những mặt hàng độc hại, độc hại như thế nào và tuyên truyền cho người dân biết. Thứ hai là phải xây dựng hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt. Chính phủ cần có những chương trình làm việc với các tỉnh phía Bắc để tuyên truyền, vận động người dân không vận chuyển hàng lậu. Chương trình chống buôn bán gà lậu vừa qua là một ví dụ. Các hiệp hội doanh nghiệp lưu ý các doanh nghiệp không tiếp tay cho việc buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng độc hại. Hiện nay nhiều tiểu thương Việt Nam bán hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt là vi phạm đạo đức kinh doanh, ở đây có trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường. Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng cần có những chương trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Phải có sự kiểm tra, kiểm soát, xử lý làm gương. Chúng ta biết nhưng không làm và có làm cũng không tới.

Theo ANTD

Kỳ 4: Nỗi buồn dệt may

Dệt may là ngành đứng đầu về xuất khẩu của cả nước, nhưng đấy chỉ là chiếc vương miện ảo, bởi lợi nhuận thực sự thu về rất thấp so với kim ngạch xuất khẩu.

Kỳ 4: Nỗi buồn dệt may - Hình 1

Dệt may Việt Nam đa số vẫn gia công nên giá trị thu về khá thấp - Ảnh: D.Đ.Minh

Năm 2012, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) ước tính ngành dệt may xuất khẩu đạt 17,1 tỉ USD, tăng gần 8% so với năm 2011. Đây là năm thứ 4 liên tiếp ngành dệt may dẫn đầu về xuất khẩu của cả nước. Thế nhưng, các doanh nghiệp (DN) dệt may vẫn không vui bởi lợi nhuận của họ đang teo tóp đi.

Thặng dư ảo

Để phát triển nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày, phải có chính sách phát triển cụ thể của nhà nước... Nếu không có dệt, nhuộm hay thuộc da thì làm sao đủ cung cấp vải cho ngành may hay da cho ngành da giày

Ông Lê Quang Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty May Sài Gòn

Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia dẫn đầu xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới. Theo Vitas, giá trị thặng dư của toàn ngành thu về năm 2012 ước đạt 8,4 tỉ USD (lấy tổng kim ngạch xuất khẩu trừ đi kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho xuất khẩu), tăng so với năm 2011 dù chưa nhiều. Nhưng theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì thặng dư chỉ bằng một nửa. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 15,09 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu gần 11 tỉ USD, giá trị thặng dư chỉ còn 4,09 tỉ USD.

Ông Phạm Xuân Hồng - Phó chủ tịch Vitas - khẳng định các loại vải chính để sản xuất hàng xuất khẩu đa số vẫn phải nhập khẩu. Nguyên phụ liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất của ngành dệt may nên giá trị thặng dư của ngành khó được cải thiện. Một số DN cho biết giá trị xuất khẩu của Việt Nam chưa sát thực tế vì nhiều đơn hàng gia công nhưng khi xuất khẩu vẫn được ghi thành giá FOB (chủ động mua nguyên liệu để sản xuất rồi bán thành phẩm) theo yêu cầu của phía nhập khẩu. Điều này làm tăng giá trị xuất khẩu nhưng giá trị thu về thật sự vẫn ở mức thấp. Ví dụ: đơn giá gia công tại Việt Nam cho áo sơ mi từ 1,5 - 2 USD/áo, nếu kê khai thành FOB thì giá lên khoảng 5 - 6 USD/áo nhưng trong đó, có tới 4 - 5 USD chỉ là "số ảo". Thực tế, số DN sản xuất theo mô hình FOB chỉ chiếm dưới 30% trong tổng số hơn 4.000 DN dệt may cả nước. Đó là chưa kể, trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thì các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm đến 55%. Như vậy các DN trong nước chỉ còn thu về số t.iền nhỏ.

Giám đốc một DN dệt may chuyên sản xuất hàng gia công tại Q.Gò Vấp, TP.HCM thú nhận năm 2012, chỉ có những DN sản xuất hàng FOB hoặc những đơn vị gia công lớn mới đạt lợi nhuận. Còn nhiều đơn vị khác chủ yếu hòa vốn hoặc có lợi nhuận không đáng kể. Bản thân DN này cũng gặp nhiều khó khăn và từ gần 200 công nhân đến nay chỉ còn khoảng vài chục người vì càng làm càng bị lỗ. Từ đó có thể thấy, những con số xuất khẩu ấn tượng được công bố nói trên không có ý nghĩa gì đối với ông hay các công nhân của mình.

Thách thức nội địa hóa sản xuất

Dự báo năm 2013, tổng doanh số tiêu thụ hàng dệt may trên toàn thế giới đạt 713 tỉ USD (tăng 2,3% so với năm 2012). Trong đó Mỹ sẽ nhập khẩu khoảng 103 tỉ USD, EU nhập khoảng 234 tỉ USD, Nhật Bản nhập khẩu 49 tỉ USD, Hàn Quốc khoảng 10,5 tỉ USD và các thị trường còn lại khoảng 315 tỉ USD. Theo kế hoạch, ngành dệt may Việt Nam phấn đấu xuất khẩu từ 18,8 - 19,3 tỉ USD, tăng từ 8 - 10% so với năm 2012.

Để gia tăng giá trị xuất khẩu, các DN chỉ có thể thay đổi phương thức sản xuất từ gia công sang FOB nhưng điều đó không dễ. Bởi ngoài nhân sự, tài chính thì một nguyên nhân không kém phần quan trọng là nguồn nguyên phụ liệu phải được sản xuất trong nước. Theo ông Lê Tiến Trường - Phó chủ tịch Vitas - toàn ngành sẽ phấn đấu trong năm 2013 gia tăng tỷ lệ nội địa hóa để giá trị thặng dư thu về đạt hơn 50%. Để làm được điều đó, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã và đang đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực sản xuất dệt, nhuộm. Nhưng việc đầu tư đó vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành may.

Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần SX-TM May Sài Gòn kể: đầu năm nay, một khách hàng đã chấp nhận cho công ty này mua vải tại Việt Nam với doanh số khoảng 1 triệu USD - chiếm 20% doanh số của khách hàng. Đây là lần đầu tiên khách hàng nước ngoài đồng ý cho công ty này sử dụng nguyên liệu trong nước. Dù chỉ mới đạt một phần nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng cho DN FOB. Tuy nhiên, ông đang lo lắng vì khó đáp ứng được yêu cầu của khách hàng khi ngành dệt trong nước chưa phát triển kịp ngành may. "Để phát triển nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày, phải có chính sách phát triển cụ thể của nhà nước. Tôi được biết nhiều DN dệt, nhuộm hay thuộc da đi đến đâu cũng bị địa phương từ chối vì sợ ô nhiễm môi trường. Nếu không có dệt, nhuộm hay thuộc da thì làm sao đủ cung cấp vải cho ngành may hay da cho ngành da giày", ông Lê Quang Hùng nói.

Một chuyên gia trong ngành dệt may phân tích, Việt Nam đang đàm phán Hiệp định thương mại Đối tác xuyên châu Á - Thái Bình Dương (TPP). Nếu TPP được thực hiện, ngành dệt may sẽ đứng trước cơ hội rất lớn khi Việt Nam là một trong 9 thành viên của TPP hiện nay. Tuy nhiên, để được ưu đãi như miễn thuế vào Mỹ, Canada, dệt may Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 60% hoặc các nguyên phụ liệu phải diễn ra trong khuôn khổ các nước tham gia TPP. Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất dệt may của Việt Nam chủ yếu nhập từ Trung Quốc và một số nước ASEAN. Với tình hình như hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa đó sẽ khó đạt được, ngành dệt may khó tận dụng được lợi thế của TPP dù có thể phải hy sinh nhiều ngành thương mại khác khi đàm phán tham gia hiệp định này.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong
19:31:02 04/07/2024
Cha ôm con 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại mất tích
11:15:58 05/07/2024
Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh
15:19:25 03/07/2024
Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất
20:14:33 04/07/2024
Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường
19:11:35 04/07/2024
Vụ hơn 100 công nhân ngộ độc: Món cá kho có hàm lượng histamin quá cao
19:27:39 04/07/2024
Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội
22:25:23 04/07/2024
Xuyên đêm dập tắt đám cháy lớn tại Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc
07:25:36 05/07/2024

Tin đang nóng

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục
13:00:39 05/07/2024
Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
08:55:32 05/07/2024
Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
10:25:46 05/07/2024
Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
12:39:09 05/07/2024
Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi
12:45:21 05/07/2024
Dắt bố đẻ đi bắt ghen vợ ngoại tình, nào ngờ vừa thấy người phụ nữ trong phòng khách sạn ông 'ngưng tim' ngã quỵ, tôi bàng hoàng khó tả
12:00:01 05/07/2024
Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng
12:57:28 05/07/2024
Tôi 'mờ mắt' trước công danh, vô tình hai tay 'dâng' chồng cho chính cô bạn thân quý hóa của mình
11:36:33 05/07/2024

Tin mới nhất

Vụ máy bay móp cánh khi đ.âm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?

07:37:17 05/07/2024
Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay, đại diện Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cho hay: trong sự cố máy bay Eva Air móp cánh, phía kiểm soát không lưu đã kiểm tra quy trình cấp huấn lệnh cho tàu bay đi (tại điểm chờ).

TP Hồ Chí Minh: Mưa lớn, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới 'thất thủ'

07:29:51 05/07/2024
Đến 20 giờ cùng ngày, hầm chui vẫn ngập nước lênh láng. Đây không phải là lần đầu hầm chui này bị ngập. Trước đó, hầm chui này đã từng 2 lần bị ngập khi có mưa lớn, lần gần đây nhất là vào chiều ngày 7/5/2024.

Kiểm tra hiện trường, điều tra nguyên nhân nước đổi màu, cá c.hết trên sông Nậm Huống

07:27:52 05/07/2024
Còn theo ông Hà Đăng Ninh, xóm Chăm Hiêng, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp: Nếu quan sát kỹ bên dưới đáy sông sẽ thấy có kết tủa màu vàng đục.

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ

13:33:54 04/07/2024
Đồng thời rà soát lại các vị trí xung yếu, các điểm có nguy cơ sạt lở để chủ động các biện pháp sơ tán người dân đến các khu vực an toàn khi có lũ lụt xảy ra; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu vực ngập úng, sạt lở để cảnh báo ...

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn

09:39:22 03/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội Hải Phòng sau va chạm giao thông, còn tài xế bị thương nặng.

Có thể bạn quan tâm

Công an tìm người có liên quan vụ tai nạn "nữ tài xế say xỉn tông 2 người t.ử v.ong"

Pháp luật

15:01:21 05/07/2024
Công an TP Vũng Tàu tìm người và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông tại khu vực giao nhau giữa đường Nguyễn Văn Trỗi - Hùng Vương - Triệu Việt Vương do nữ tài xế say xỉn tông hàng loạt người

Lịch âm 6/7 - Âm lịch ngày 6 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

14:54:08 05/07/2024
Xem lịch âm ngày 6/7/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 6/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 6/7/2024.

Thuý Ngân muốn có con

Sao việt

14:50:59 05/07/2024
Vừa qua, Thuý Ngân đã gây xôn xao với hình ảnh xuất hiện bên một em bé sơ sinh. Khoảnh khắc này khiến cô vướng nghi vấn bí mật sinh con đầu lòng.

Công đảng Anh giành chiến thắng lịch sử, Thủ tướng Sunak thừa nhận thất bại

Thế giới

14:45:30 05/07/2024
Công đảng Anh đã giành được 326 ghế hạ viện, giành quyền đa số trong quốc hội và đảm bảo ông Keir Starmer sẽ trở thành thủ tướng Anh nhiệm kỳ tới.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh tranh thủ thơm Hân mọi lúc

Phim việt

14:44:41 05/07/2024
Sau khi 2 vợ chồng hàn gắn tình cảm, có vẻ như cả Đức Anh và Hân không ngại che đậy việc thể hiện tình cảm với nhau.

Daesung (BIGBANG) đổ bộ Tân Sơn Nhất, ghi điểm cực mạnh sau 12 năm trở lại Việt Nam

Sao châu á

14:37:42 05/07/2024
Lần này trở lại Việt Nam biểu diễn, Daesung (BIGBANG) đã nhận được sự chào đón vô cùng nồng nhiệt từ người hâm mộ.

Nhà tắm có nên dán giấy dán tường?

Sáng tạo

14:34:29 05/07/2024
Chất liệu giấy dán tường: Do một số loại giấy và rèm vải thường có đặc điểm hút âm nên khi sử dụng giấy dán tường nhà tắm bạn nên lưu ý sử dụng các loại giấy dán có đặc tính chống ẩm để tăng độ bền cho giấy

10 kẻ phản diện 'm.áu mặt' của chuỗi hoạt hình bom tấn 'Kẻ cắp mặt trăng' (P2)

Phim âu mỹ

14:30:55 05/07/2024
Chỉ còn vài ngày nữa, biệt đội Minions sẽ xâm chiếm rạp Việt với giao diện cực chất, hứa hẹn sẽ siêu lầy, không quên ăn hại cùng những trò giải trí bất đắc dĩ.

Hoa vui ca tập 34: Trình chiếu nhiều clip ấn tượng của khán giả nhí

Tv show

14:30:22 05/07/2024
Tập số 34 của chương trình Hoa vui ca phát sóng trên VTV3 lúc 18h50 ngày 4/7 giới thiệu nhiều clip ấn tượng từ các bạn nhỏ gửi về cho chương trình.

Những thác nước đẹp dưới chân núi Fansipan, Lào Cai

Du lịch

14:30:21 05/07/2024
Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ.

"Nếu nghĩ ra rạp chỉ để giải trí, các nhà làm phim đang coi thường khán giả Việt"

Hậu trường phim

12:52:59 05/07/2024
Nhìn nhận về thị trường, đạo diễn Đào, Phở Và Piano cho rằng hiện các tác phẩm ra rạp hiện nay chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng.