‘Cafe Sài thành’ lao đao sau vụ cà phê trộn pin bị phanh phui
Những người thường uống cafe ở Sài Gòn đều rất quan tâm đến vụ việc cafe bị trộn pin tại một cơ sở ở Đăk Nông vì theo họ, Sài Gòn là một trong những thị trường lớn nhất của cafe ở Tây Nguyên.
Vừa qua công an tỉnh Đắk Nông phát hiện cơ sở thu mua nông sản do bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) làm chủ đang có hành vi pha trộn nước, pin vào cà phê.
Sau đó, cơ quan chức năng đã tiến hành niêm phong hơn 21 tấn cà phê nhuộm “pin” và được đóng bao bì để phục vụ điều tra. Trong quá trình kiểm tra, công an còn phát hiện thu giữ 40 lít dung dịch, 35kg pin đập dẹp và trên 190 kg lõi, nắp, vỏ pin tại cơ sở này.
Theo công an tỉnh Đăk Nông, bước đầu bà Loan khai nhận đã bán 3 tấn cà phê “pin” cho một người ở tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chưa thể khẳng định cà phê “pin” bán ra thị trường có phải dùng cho người hay không.
Công an cũng cho biết đối tượng rất quanh co nên đang tiếp tục làm rõ cà phê phế phẩm sau sơ chế đem rang xay làm cà phê bột. Hiện cơ quan công an vẫn đang tích cực để làm rõ động cơ, mục đích của chủ cơ sở pha trộn cafe bằng “pin”.
Nhiều quán cà phê ở Sài Gòn lao đao, vắng khách sau vụ cà phê trộn pin bị phanh phui
Liên quan đến vấn đề này, mặc dù sự việc một cơ sở có hành vi pha trộn cafe với pin xảy ra ở Đăk Nông nhưng lại gây ảnh hưởng dây chuyền đến một số hàng quán cafe ở Sài Gòn. Theo các chủ quán cafe, do sự việc cafe pha pin xảy ra tại một trong những “thủ phủ” của cafe Việt Nam và thị trường cafe ở Sài Gòn chủ yếu nhập khẩu từ khu vực này nên khiến nhiều người khá lo lắng, e ngại.
Qua khảo sát của chúng tôi, các quán cafe ở Sài Gòn đã bị ảnh hưởng ít nhiều đến việc buôn bán sau vụ cafe trộn pin. Sự việc cafe trộn pin rúng động dư luận nên các chủ quán cafe tại thành phố đông dân nhất cả nước rất quan tâm.
Video đang HOT
Chị Thắm (chủ quán cafe bình dân ở khu vực quận 7, huyện Nhà Bè) cho biết, số lượng cafe được bán ra đã giảm dần kể từ khi phát hiện cafe trộn pin con Ó. Cửa hàng mặc dù không rộng rãi nhưng sáng nào khách cũng ghé uống cafe đông nghẹt, bán khá chạy. Tuy nhiên hiện tại khách ghé quán vẫn đông như thường nhưng số lượng cafe bán ra đã chững lại thấy rõ.
“Trước khi có vụ này thì mỗi ngày tôi bán được khoảng gần 200 ly nhưng khi phát hiện cafe trộn pin ở Đăk Nông thì chỉ bán được khoảng gần 150 ly, thậm chí có ngày chỉ bán hơn trăm ly. Hiện tại khách hơi e ngại uống cafe. Khách vào quán giờ đây chỉ uống trà lipton hay các loại nước giải khát là chủ yếu”, chị Thắm nói.
Cũng theo chị Thắm, vụ cafe pin đa số làm ảnh hưởng đến những quán cafe bình dân nhưng cũng không đến nổi quá thất thu vì vẫn còn nhiều khách quen hay uống. Chị Thắm cho hay, hiện giá cafe chị mua về xay bán vẫn đang ở mức bình thường, chưa có dấu hiệu giảm mạnh.
Khách gọi món khác thay vì uống cafe như thường lệ
Khác với chị Thắm, chị Hà bán cafe cóc ở bên vỉa hè đường Cây Trâm (quận Gò Vấp, TP. HCM) không hề lo lắng về tình trạng cafe trộn pin. Theo chị Hà, mặc dù bán cafe cóc nhưng chị nhập cafe từ chỗ uy tín từ hơn chục năm nay nên khá yên tâm về chất lượng.
Chị cho biết không rõ người đầu mối của chị lấy cafe từ đâu nhưng khi chị lấy hàng về bán khách đều khen cafe uống khá ngon với giá 10.000 – 12.000 đồng. Chị Hà chia sẻ: “Mỗi ngày tôi bán được từ 20 – 30 ly cafe đen và cafe sữa mang đi. Hiện tại tôi cũng nghe khách đến nói chuyện cafe trộn pin ở Đăk Nông nhưng tôi không quan tâm lắm.
Tuy nhiên, từ khi có thông tin này số lượng bán cafe cũng giảm đi đáng kể, chỉ 10 – 15 ly mỗi ngày. Tôi nghĩ có thể khách cũng bắt đầu e ngại rồi nhưng không biết làm sao. Hy vọng trong thời gian tới, quán cóc của tôi không quá thất thu sau vụ cafe pin này”.
Cũng tương tự, một quán cafe trên đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp) thì cho biết mới chỉ nghe thông tin nhưng chưa biết rõ thực hư sự việc như thế nào. Mặc dù vậy việc cafe trộn pin cũng ảnh hưởng khá nhiều đến đến hoạt động mua bán cafe.
“Dạo gần đây thấy khách quen chỉ uống các loại nước khác chứ không uống cafe, khi thắc mắc thì họ bảo do thấy cafe trộn pin nhợn người quá. Tôi có giải thích là lấy cafe về bán từ chỗ khác nhưng họ vẫn sợ nên không biết phải làm sao”, chủ quán cafe nói.
Còn anh Huy, một khách “nghiện” cafe vẫn trung thành với hương vị cafe mỗi buổi sáng nhưng mỗi lần uống lại nghĩ đến cafe trộn pin. “Mỗi lần uống cafe tôi lại thấy ớn trong người sau vụ việc cafe pin”, anh Huy chia sẻ.
Hiện vụ việc này vẫn đang được điều trà làm rõ.
Theo Tứ Quý (Trí thức trẻ)
Vợ chồng bị nghi nhuộm cà phê với lõi pin nói gì?
Trao đổi với phóng viên, vợ chồng dùng các tạp chất rồi nhuộm than pin cho rằng, chỉ mới nhuộm được 3 tấn nhưng không phải mục đích chế biến thành cà phê bán ra thị trường
Sáng 19.4, phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông) và chồng là ông Nguyễn Xuân Bảo liên quan đến vụ việc gây chấn động dư luận mấy ngày qua khi thông tin việc vợ chồng bà Loan đã tẩm nhuộm các tạp chất với than pin sản xuất cà phê.
Phóng viên: Ông bà có thể kể lại hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian vừa qua.
Khu vực nhà kho nơi vợ chồng bà Loan nhuộm tạp chất với than pin. Ảnh B.N
- Bà Nguyễn Thị Thanh Loan: Tôi làm nghề mua tiêu bụi, cà phê bụi (những tạp chất của cà phê và tiêu sau quá trình sàng lọc gồm bụi, đất đá, hẹt lép, hạt vỡ - PV) từ năm 13 tuổi về sàng lọc những hạt cà phê, tiêu nhỏ, vỡ về bán kiếm lời. Cuối năm 2016, tôi có đăng ký kinh doanh thu mua nông sản. Nói thật, việc đăng ký kinh doanh cũng chỉ với mục đích để vay mượn ngân hàng lấy vốn làm ăn chứ nghề mua các tạp chất này cũng không cần đăng ký kinh doanh làm gì. Do chưa vay được vốn nên từ Tết đến nay gia đình cũng không mua bán gì mà toàn bộ là hàng tồn từ những năm trước.
Gia đình bà nhuộm các tạp chất với than pin để làm gì?
- Mấy tháng trước, có một người phụ nữ đi mua tiêu bụi tới chỉ vào đống thải loại gia đình phơi trước cửa hỏi mua với giá 3.000 đồng/kg. Sau đó gia đình đã ủ các tạp chất vào một góc kho để chuyển màu đen như đống tiêu mà người phụ nữ hỏi mua. Tuy nhiên, ủ được một thời gian, do phải tưới nước nên bức tường bị sập, lún nền. Trong một lần cầm viên pin, chồng tôi thấy tay bị nhuộm đen nên mới nghĩ ra cách mua pin về nhuộm tạp chất cho chuyển thành màu đen để bán cho người phụ nữ hỏi mua.
Gia đình bà mua hết bao nhiêu pin, mua ở đâu, pin mới hay cũ?
- Chồng tôi đã mua hết 3 triệu đồng tiền pin, pin đang mới được mua gom từ các quán tạp hóa trên địa bàn về nhuộm được khoảng 3 tấn mà công an đã thu giữ. Người phụ nữ hỏi mua lúc đó tôi có lấy số điện thoại nhưng sau đó bị mất điện thoại nên giờ không biết người này ở đâu. Nếu còn số tôi sẽ gọi chửi vì hứa mua mà không tới lấy để gia đình tôi liên lụy.
Gia đình bà đã bán bao nhiêu tấn tạp chất nhuộm pin ra thị trường, bán cho ai?
- Chúng tôi chưa bán được ký nào cả. Ba tấn mà công an nói đã bán ra thị trường với giá 9 triệu đồng chưa được nhuộm, bán cho một người phụ nữ mà tôi không rõ địa chỉ.
Ngoài mua bán thì gia đình bà có chế biến gì không?
- Không có vốn nên chúng tôi chỉ mua bán kiếm lời. Anh cũng thấy đấy, trong kho không có bất kỳ vật dụng nào dùng để chế biến cà phê bột thì sao nói chúng tôi sử dụng tạp chất nhuộm than pin để sản xuất cà phê bột. Bên cạnh đó, những tạp chất gồm đất đá, bụi bẩn. Chỉ tính riêng những tạp chất này cũng không thể mang ra chế biến cho con người dùng chứ nói gì nhuộm thêm chất độc hại từ than pin. Đói quá thì chúng tôi đi xin ăn, để đức cho con cháu chứ lương tâm con người không cho phép làm thế.
Vì sao trong kho có hàng trăm bao tạp chất cà phê, hồ tiêu như vậy?
Trong kho gia đình bà Loan có hàng trăm bao tạp chất. Ảnh B.N
- Gia đình tôi đang tính vay ngân hàng ít vốn làm ăn, các tạp chất này được đóng bao, sắp xếp để khi cán bộ ngân hàng vào thấy có hoạt động kinh doanh nên họ sẽ cho mượn tiền.
Gia đình bà không làm gì vi phạm pháp luật thì vì sao xung quanh nhà phải gắn tới 6 camera an ninh như vậy?
- Ở đây an ninh không được an toàn, gia đình đã bị mất trộm và tôi rất quan tâm đến con nên lắp các camera với mục đích bảo đảm an ninh cho gia đình thôi.
Những ngày qua công an mời vợ chồng bà lên làm việc như thế nào?
- Công an hỏi rất nhiều vấn đề nhưng chủ yếu là mục đích của việc nhuộm tạp chất với than pin, đã bán bao nhiêu tấn tạp chất này ra thị trường, bán cho ai. Sự việc như thế nào thì vợ chồng tôi trình bày như vậy. Sáng nay công an cũng mời chúng tôi lên làm việc nhưng do có chút việc nên chúng tôi xin chiều lên. Tí nữa vợ chồng tôi lên công an.
Cảm ơn ông bà!
Ngày 18.4, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức cuộc họp báo "Thông tin liên quan về việc sản xuất thực phẩm kém chất lượng xảy ra tại xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp". Theo thông cáo báo chí, thực hiện kế hoạch đấu tranh với tội phạm môi trường và vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, từ ngày 15.4 đến ngày 17.4, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện tại cơ sở thu mua nông sản do bà Nguyễn Thị Thanh Loan đang dùng dung dịch hỗn hợp nước và pin để ngâm, tẩm, nhuộm đen phế phẩm cà phê. Phòng Cảnh sát Môi trường đã phối hợp với ngành chức năng lập biên bản, niêm phong 21,265 tấn phế phẩm cà phê đã ngâm, tẩm nhuộm đen và được đóng bao bì, 40 lít dung dịch, 35kg pin bị đập dẹp, 192kg lõi, nắp và vỏ pin.Theo đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, các đối tượng quanh co, ngoan cố chưa chịu khai nhận mục đích của việc nhuộm tập chất với than pin để làm gì. Do đó, cơ quan công an đang khẩn trương huy động toàn bộ lực lượng điều tra làm rõ.
Theo Cao Nguyên (Người Lao Động)
Cà phê "bẩn" hại thương hiệu Việt Vụ một cơ sở chế biến cà phê tại Đăk Nông dùng phụ phẩm để sản xuất cà phê và nhuộm màu cà phê bằng pin vừa bị phát hiện, bắt giữ đã khiến dư luận một phen bàng hoàng. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Vì sao chủ cơ sở này lại có thể "nghĩ" ra được quy trình chế cà phê...