Cách yêu của cha
Nhưng bây giờ, nếu có người hỏi con thương ai nhất trên đời con sẽ không suy nghĩ mà trả lời ngay là Mẹ. Và nếu người ta hỏi ai là người thương con nhất con cũng sẽ trả lời ngay là Ba.
1 tuổi , con tập đi, Mẹ chạy theo đỡ mỗi khi con ngã. Ba ngăn lại bảo rằng hãy để con tự tập đứng lên.
3 tuổi, con vòi vĩnh khóc đòi quả ớt trên mâm cơm. Mẹ kiên quyết không cho. Trong khi Ba lại bảo hãy để con nếm thử rồi con sẽ tự tránh xa.
5 tuổi, con nhất định không đến nhà trẻ, Mẹ không nỡ buông tay, đứng trước cỗng trường nhìn con mãi. Ba quay đầu bảo Mẹ lên xe mau.
6 tuổi, con vào lớp 1, Mẹ căn dặn cô giáo xem chừng con bị bắt nạt. Thế mà Ba lại nói với cô rằng con làm gì sai cứ đánh phạt thẳng tay.
9 tuổi, con đánh nhau với thằng bạn học đến trầy cả mặt mày. Mẹ lo lắng muốn rơi cả nước mắt. Vậy mà Ba lại la con và bắt con phải đi xin lỗi người bạn đó.
Video đang HOT
12 tuổi, con đòi gắn mạng trong phòng. Mẹ vui vẻ chấp nhận ngay, trong khi Ba chỉ đồng ý cho đặt máy tính ở phòng khách làm con chẳng được thức khuya cày game cùng lũ bạn.
15 tuổi, con xin đi phượt cùng bạn bè Mẹ đồng ý nhưng càu nhàu mãi vì lo lắng. Trong khi Ba gật đầu ngay. Suốt chuyến du lịch Mẹ gọi điện hỏi thăm con đủ thứ, nào là vui không, ăn gì chưa, chỗ ngủ thế nào, có gì trở ngại không? Còn Ba suốt những ngày đó chỉ điện thoại cho con 1 lần lúc con mới xuống xe. Ba chỉ nói vỏn vẹn 3 câu, tới chưa, khi nào về và chúc con đi chơi vui vẻ.
16 tuổi con tụ tập bạn bè hút thuốc, Mẹ nổi giận la con. Trong khi Ba nhẹ nhàng dắt con ra ban công cho con xem bảng xét nghiệm ung thư phổi của Ba.
17 tuổi con dắt 1 cô gái về nhà. Mẹ bảo con còn rất nhỏ để nghĩ đến chuyện yêu đương. Ba mĩm cười nói rằng bị tổn thương ắt tự vứt bỏ. Cũng năm đó con xin 1 chiếc tay ga. Mẹ đắn đo 1 hồi rồi chấp nhận vậy mà Ba lại đi mua cho con ngay 1 chiếc xe đạp điện hơn chục triệu. Cũng là tay ga nhưng con không được tham gia đội đua xe với lũ bạn được.
Năm con 18, là lúc bệnh của Ba trở nặng. Ngày con thi Đại học Mẹ chỉ dặn dò qua loa rồi thu xếp vào bệnh viện chăm Ba. Đến giờ nghi trưa, con nhận được điện thoại của Ba. Ba nói rằng Ba rất khỏe. Thi xong con không về ngay mà đi ăn mừng cùng lũ bạn vì bài làm rất tốt. Khi con về đến nhà thì Ba đã đi rồi. Mẹ bảo Ba nhất định không cho Mẹ điện thoại cho con. Ba muốn con thi thật tốt.
21 tuổi, con được 1 phần học bổng sang Mỹ đào tạo. Con biết nếu Ba còn sống nhất định khuyên con đi. Nhưng bây giờ con không hỏi ý kiến Mẹ mà đã từ chối phần học bổng đó. Con không muốn sau 5 năm đi đào tạo về con lại trải qua cảm giác giống ngày con đi thi đại học về.
Ba à con chưa bao giờ nghĩ Ba thương con nhiều như Mẹ. Trong khi Mẹ dặn con rằng nếu làm gì không được, hãy nhờ mọi người thì Ba lại dạy con nếu làm gì được thì hãy giúp mọi người.
Nhưng bây giờ, nếu có người hỏi con thương ai nhất trên đời con sẽ không suy nghĩ mà trả lời ngay là Mẹ. Và nếu người ta hỏi ai là người thương con nhất con cũng sẽ trả lời ngay là Ba.
Theo Guu
Con trai cũng cần phải biết khóc
Cha đỡ tôi lên âu yếm: "Không sao đâu, con trai. Đôi khi con cũng cần phải khóc, như thế cũng không sao cả"
Cha tôi là một người lái xe giao bánh mì. Ngày bé, mỗi khi đi chơi, tôi thường nắm lấy ngón tay út của ông. Có lần, tôi bị vấp ngã và òa khóc. Cha đỡ tôi lên âu yếm: "Không sao đâu, con trai. Đôi khi con cũng cần phải khóc, như thế cũng không sao cả". Tôi không bao giờ quên câu nói đó.
Cha con tôi cùng mê bóng đá. Dù được coi là một đứa trẻ khá lỳ lợm, tôi vẫn khóc khi đội bóng mà tôi ưa thích tuột mất chức vô địch. Lúc ấy, cha tôi vỗ vai tôi và bảo: "Không sao đâu con, đôi khi con trai cũng cần phải khóc, như thế cũng không sao cả". Chẳng hiểu sao, khi nghe cha nói thế, tôi lại nín khóc.
Rồi tôi thi vào một trường trung học xa nhà và ở ký túc xá. Có những buổi sáng mùa đông sớm tinh mơ, lạnh buốt, cha tôi ghé qua ký túc xá trên chiếc xe lớn chở bánh mì nóng đến giao cho các cửa hàng, đưa cho tôi mấy cái bánh mì nóng rực, không quên phần cho mấy đứa bạn ở cùng phòng tôi, rồi lại vội vã đi giao hàng cho kịp giờ.
Năm học lớp 12, đội tuyển bóng đá trường tôi được vào trận chung kết giải bóng đá trung học toàn quốc. Cha tôi gọi điện và nói rằng ông rất buồn vì vẫn phải giao bánh mì ở xa, nếu tới nơi tôi thi đấu, ông phải lái xe 3 tiếng đồng hồ. Nhưng ông hứa sẽ nghe tường thuật qua đài.
Hôm ấy, tôi được thay vào sân khi trận bóng đã đi đến nửa hiệp hai. Khi chạy vào sân, theo thói quen, tôi nhìn quanh một vòng. Và ở gần chỗ gửi xe, tôi nhìn thấy chiếc xe của cha. Cha đã dậy sớm, đi giao hết bánh mì, rồi lái xe 3 tiếng đồng hồ để tới đây, mong muốn được xem ít nhất là phần cuối của trận đấu có tôi. Đeo chiếc huy chương vàng, chạy lại gần cha, mắt tôi đỏ lên. Không chỉ xúc động vì chức vô địch mà còn vì ông đã tới. Ông lại vỗ vai tôi: "Không sao đâu con, đôi khi con trai cũng cần phải khóc, như thế cũng không sao cả".
Nhiều năm sau, vào một buổi sáng sớm, khoảng 5 giờ sáng, tôi có điện thoại. Có người báo là cha tôi vừa mất trong một tai nạn giao thông. Cha lái xe đi giao bánh mì từ lúc tờ mờ sáng, trời lại có mưa nên không nhìn rõ một đàn gia súc húc đổ hàng rào và chạy ra quốc lộ. Tôi đã òa lên khóc như một đứa trẻ. Lần này, không có ai nói với tôi rằng con trai khóc cũng không sao cả.
Cha ra đi để lại trong tôi một vùng trống rỗng. Nhưng rồi nó được lấp đầy một cách kỳ lạ vào một buổi chiều khi cậu con trai nhỏ của tôi sụt sịt chạy lại: "Bố, con bị loại khỏi đội bóng của lớp rồi". Tôi nhấc bổng cậu con trai lên, hứa sẽ dạy cho con chơi bóng để bất kỳ đội bóng nào cũng mơ ước có cậu, rồi bỗng tôi thấy mình nói: "Không sao đâu con trai. Đôi khi con cũng cần phải khóc, như thế không sao cả". Sau câu nói ấy của tôi, nước mắt cậu nhóc ngừng rơi, nhường chỗ cho một nụ cười.
Cha tôi vẫn sống trong lòng chúng tôi một cách tuyệt vời như thế đấy.
Theo Guu
Chồng cũ không chu cấp tiền cho con mà để dành cưới vợ Nếu biết rõ ngọn ngành thì tôi đã quyết liệt hơn từ đầu, bây giờ trong tôi chỉ còn sự căm tức và cảm giác mình bị lừa. Tôi là cán bộ nhà nước, ly thân 10 năm nay. Cuối tháng 8 vừa rồi là ngày chúng tôi ra tòa ký đơn chính thức ly dị. Hiện tôi ở vậy nuôi con, vì...