Cách xử trí khi trẻ bị sốt virus
Khi trẻ bị sốt virus, việc xử trí, chăm sóc, điều trị cho trẻ như thế nào hết sức quan trọng, bởi đây sẽ là những công đoạn quyết định việc trẻ khỏi bệnh hồi phục nhanh hoặc làm bệnh trẻ trầm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng xấu gây tử vong.
Nên cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật (Ảnh minh họa: Internet)
Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virus ở trẻ em cũng vậy, chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nâng tổng thể trạng cho bệnh nhân, chống các cơn co giật, sốc (trong bệnh sốt xuất huyết)… hoặc điều trị các biến chứng nếu có.
Trẻ sốt virus thông thường có thể sẽ khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, không nên để trẻ sốt dẫn đến co giật nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Trường hợp trẻ sốt do bệnh sốt xuất huyết, sau 3 ngày bác sĩ mới chỉ định thử máu, vì thời điểm này mới cho kết quả đúng. Vì vậy, trẻ sốt trong 1-2 ngày đầu, phụ huynh không nên nóng lòng yêu cầu thử máu để xác định bệnh sốt xuất huyết.
Video đang HOT
Tốt nhất là khi trẻ có dấu hiệu bệnh thì nên đưa đến bác sĩ và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.
Hoặc có thể áp dụng các biện pháp sau:
Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.
Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.
Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.
Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.
Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường. Một số bệnh do virus đã có văcxin như viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị, rubella…
Theo TPO
Bệnh tật ồ ạt tấn công trẻ em khi nắng nóng
Rất nhiều bệnh tấn công trẻ em mỗi khi hè đến. Trẻ có thể mắc một số bệnh nguy hiểm do virus hoặc vi khuẩn gây ra.
Khi thấy trẻ đi ngoài phân lỏng tóe nước trên 3 lần/ngày, nếu kéo dài dưới 14 ngày gọi là tiêu chảy cấp và từ 14 ngày trở lên gọi là tiêu chảy kéo dài. Do vậy, các bậc cha mẹ cần cho con khám và điều trị để tránh tình trạng mất nước, gây nguy hiểm.
Mùa nắng nóng cũng là thời điểm khiến trẻ dễ bị nhiễm virus. Hiện có hơn 200 chủng virus được phân lập, tuy nhiên hầu hết đều là virus thông thường ít có hại, bệnh có thể khỏi trong 5-7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Tuy nhiên, có một số virus gây bệnh nguy hiểm như virus sởi, rubella, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết... tiềm ẩn nguy cơ bùng phát mạnh. Sốt phát ban do virus gây ra là căn bệnh khá phổ biến. Thường có sốt cao 39-40 độ C, trẻ biếng ăn, quấy khóc, nằm li bì, có khi còn bị co giật, có dấu hiệu ho, sổ mũi. Khi xuất hiện ban trên cơ thể thì trẻ sẽ giảm sốt. Với những trẻ sốt phát ban không sốt cao các bà mẹ sẽ nhận biết muộn hơn, vì vậy không được chủ quan để tránh những biến chứng do bệnh gây ra. Nếu trẻ sốt phát ban có kèm theo triệu chứng đau đầu, nôn ói, co giật,... Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
Viêm não Nhật Bản B là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở hệ thần kinh trung ương do một loại virus gây nên cũng rất đáng ngại. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, phổ biến từ tháng 5 - 7. Bệnh có thể phát triển thành dịch. Viêm não Nhật Bản B là bệnh nguy hiểm, nhưng có thể chủ động phòng bằng cách tiêm vaccine viêm não Nhật Bản B đúng và đủ. Vaccine viêm não Nhật Bản B được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, tiêm mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất một tuần và tiêm mũi thứ 3 sau một năm, có thể tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến 15 tuổi. Bên cạnh đó, việc chủ động diệt muỗi, ngủ màn... là biện pháp tích cực để phòng bệnh. Viêm màng não mủ là căn bệnh nguy hiểm. Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là hội chứng nhiễm khuẩn khẩn cấp và hội chứng màng não (sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, co giật, cứng gáy,...).
Trẻ em dễ bị say nắng. Mùa hè nhiệt độ tăng cao làm giãn các mạch máu não, tăng áp lực trên não, gây đau đầu, co giật, hôn mê. Rôm sảy cũng là bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng. Các bậc cha mẹ cần nắm bắt từng triệu chứng của bệnh để có cách ứng phó kịp thời.
Theo Lao Động
Cách phân biệt thủy đậu, quai bị và rubella Cha mẹ cần biết những triệu chứng cơ bản của ba bệnh này, nhằm có hướng cách ly, điều trị và chăm sóc trẻ, tránh những biến chứng xấu, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng. Thủy đậu: triệu chứng chính là nổi bóng nước, thường xuất hiện rất nhanh và nổi toàn thân. Trẻ nhỏ thường ít kèm theo sốt,...