Cách xử trí khi bị ngộ độc thức ăn ngày Tết
Ngày Tết, mọi nhà đều dự trữ nhiều thức phẩm để đãi khách và sử dụng cho gia đình như bánh, mứt (mua hoặc tự làm), thịt nguội, lạp xưởng, bò khô, dưa cải muối…
Nếu việc dự trữ, chế biến thức ăn không phù hợp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gâyngộ độc thức ăn. Đây là vấn đề cần hết sức lưu ý.
Tại sao bị ngộ độc?
Ngộ độc thức ăn xảy ra khi chúng ta ăn phải những thức ăn chứa mầm bệnh như những vi khuẩn gây hại hoặc những chất độc sinh ra từ quá trình thức ăn bị ôi thiu.
Thức ăn từ thịt động vật, hay chưa được nấu chín, rau chưa rửa sạch, các sản phẩm từ sữa, các loại thủy sản…, hầu hết đều chứa mầm bệnh. Các vi khuẩn thường gây bệnh là: salmonnella, E.coli, listeria, campylobacter…
Nguyên nhân ngộ độc thức ăn cũng có thể do các chất gây hại vô tình trong quá trình chế biến: chất bảo quản, chất dùng làm gia vị không có nguồn gốc rõ ràng, hoặc các độc chất tự sinh ra trong quá trình ôi thiu khi thức ăn dự trữ, bảo quản không phù hợp.
Video đang HOT
Nhận biết dấu hiệu ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn thông thường ở thể nhẹ, thoáng qua nhưng cũng có thể nặng tùy theo tác nhân gây bệnh. Trong vài giờ sau khi ăn các triệu chứng sẽxuất hiện, bao gồm:
- Buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở bụng, đau quặn bụng.
- Tiêu chảy: một hoặc nhiều lần, phân có thể có nhiều nước, nếu phân có nhiều nước thì cần bù nước sớm cho bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già. Trong phân có thể có máu.
- Các triệu chứng toàn thân: sốt, nhức đầu, chóng mặt, thậm chí tụt huyết áp, hôn mê… là những triệu chứng nặng.
Xác định nguyên nhân ngộ độc thức ăn dựa vào các thức ăn và những người cùng ăn. Điều này khá quan trọng cho điều trị và có thể điều trị sớm cho những người cùng ăn.
Ảnh minh họa.
Cách xử trí
Khi có các triệu chứng trên chúng ta cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm. Tùy theo mỗi loại mầm bệnh mà có cách điều trị cụ thể và đa số các trường hợp nhẹ không cần phải dùng đến những loại thuốc đặc trị nào.
Khi bệnh nhân mất nước do ói và tiêu chảy nhiều, đặc biệt là ở trẻ em và người già, cần được chouống bù nước ngay, càng sớm càng tốt (có thể uống nước chín, nước lọc tại nhà trước khi đi đến bệnh viện). Trong những trường hợp nặng bác sĩ cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch tại bệnh viện.
Phòng tránh
Để tránh ngộ độc thức ăn, cần lưu ý:
- Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, tốt nhất là có kiểm định. Với những thức ăn chế biến sẵn,ì nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh, còn thời hạn sử dụng. Cảnh giác với các loại thực phẩm có nguy cơ cao: cá ngừ, măng tươi, nấm, các thức chế biến sẵn không rõ nguồn gốc.
- Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp: các thức ăn cần được nấu chín để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Đối với các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ 2-3 lần trước khi ăn.
- Bảo quản thực phẩm hợp lý: các loại vi khuẩn tiềm ẩn sẽ phát triển rất nhanh nếu thực phẩm không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.
- Sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ thì bảo quản trong tủ lạnh và hâm lại trước khi ăn.
- Các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá.
- Loại bỏ các thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Theo Phụ Nữ