Cách xử lý vết móp thân ô tô không cần mang tới gara
Có một số mẹo khắc phục những vết móp, lõm trên thân xe mà không cần phải đưa xe tới các gara.
Dùng nước sôi, máy sấy tóc, keo silicon có thể khắc phục méo móp thân xe
Dùng nước sôi
Đây là cách khá đơn giản để xử lý vết móp, tuy nhiên bạn chỉ áp dụng được trên phần cản trước và cản sau xe được làm từ nhựa. Đầu tiên, chế nước sôi lên phần bị móp để nhựa giãn nỡ ra, kết dụng luồn tay ra sau cản và đẩy chúng ra ngoài. Nếu vết lõm nằm ở vị trí không thế chạm đến từ phía trong, bạn thực hiện theo cách sau: khi đổ hết bình nước sôi, ngay lập tức đổ liền nước đá lên vết lõm, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm vết lõm trở lại bình thường.
Dùng máy sấy tóc và bình khí nén
Tương tự như cách dùng nước sôi, tuy nhiên khi dùng máy sấy tóc kết hợp hơi lạnh từ bình xịt, bạn sẽ tăng hiệu quả đạt được. Đầu tiên, bật máy sấy tóc ở chế độ cao nhất và hơ nóng phần bị móp khoảng 2 – 3 phút, ngay sau đó, bạn hãy dốc ngược bình và xịt vào chỗ vừa hơ nóng, việc lật ngược sẽ làm phần khí lạnh nhất trong bình thoát ra ngoài. Khi hơi nóng gặp khí lạnh, phần nhựa sẽ tự bật ra, trở lại như hình dạng ban đầu.
Sử dụng keo silicon, cục gỗ và đinh vặn
Nếu xử lý không khéo, bạn sẽ biến chỗ bị móp trở nên trầm trọng hơn. Cách sau đây sẽ rất hiệu quả cho những vết móp lớn và “cứng đầu”. Trước hết, bạn cần chuẩn bị vài cục gỗ hình trụ hoặc vuông đều được, súng bắn keo silicon và đinh vặn (loại đầu nhọn có rãnh). Tiến hành vặn đinh xuyên qua cục gỗ để làm điểm tựa cho các ngón tay, sau đó bôi keo silicon lên từng cục gỗ và dán chúng vào vết lõm, chờ keo khô và cuối cùng là nhờ thêm vài người bạn hỗ trợ cùng kéo chúng ra. Hiệu quả đạt được cao nhất khi bạn cùng lúc kéo những cục gỗ này ra, vì lực sẽ được phân phối đều lên bề mặt vết móp. Lúc này vết lõm cứng đầu đã biến mất trả lại vẻ đẹp cho xế cưng.
Video đang HOT
Lưu ý, bạn chỉ được sử dụng keo silicon và cục chêm bằng gỗ vì chúng sẽ không phá hủy bề mặt sơn. Những phương pháp trên đây chỉ có tác dụng phần nào, nếu xe bạn bị đâm quá nặng, chỉ còn cách duy nhất là mang ra gara để nhân viên sửa chữa gò, hàn và sơn lại những vết lõm này.
Theo Giaothong
Bó phanh ô tô: Nguyên nhân và cách xử lý
Tổng hợp một số nguyên nhân gây nên hiện tượng bó phanh ô tô và cách xử lý, giúp kéo dài tuổi thọ cho phanh xe ô tô và đảm bảo an toàn cho người lái xe.
Bó phanh ô tô là một trong những sự cố thường xảy ra và có thể gây nguy hiểm cho chủ xe khi đang lưu thông trên đường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bó phanh ô tô, trong đó phần lớn xuất phát từ việc chủ xe chưa biết bảo dưỡng đúng cách.
Vì vậy, việc nắm được những nguyên nhân gây nên bó phanh và tìm ra cách xử lý là điều hết sức cần thiết cho người lái xe. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về một số nguyên nhân chính dẫn dến hiện tượng này:
1. Mòn má phanh
Má phanh mòn quá mức, cộng với việc đĩa phanh bị mòn hoặc bị láng nhiều lần khiến đĩa phanh mỏng hơn độ dày tiêu chuẩn. Khi phanh, pít-tông phanh bị đẩy ra quá hành trình giới hạn khiến pít tông hoặc quả đào không thể hồi về được, mà ghì chặt vào trống phanh hay đĩa phanh, gây nên bó phanh.
Khi gặp tình huống này, lái xe có thể xử lý tạm thời bằng cách tháo bánh, và tháo cả trống phanh (với phanh tang trống), rồi dùng lấy tua-nơ-vít đẩy pít-tông về vị trí ban đầu rồi đưa xe đến gara để xử lý.
2. Rách lớp cao su bảo vệ ắc suốt phanh
Đối với phanh đĩa, khi lớp cao su bảo vệ ắc suốt phanh bị rách, nước bẩn vào gây ra rỉ sét. Khi phanh, do áp lực dầu lớn tác dụng lên pít-tông phanh làm ắc suốt bị đẩy ra, nhưng do lực hồi về nhỏ không thắng được lực cản do ắc suốt bị han rỉ dẫn đến bó phanh.
Lúc này cần tháo ắc suốt vệ sinh sạch sẽ, tra mỡ sẽ khắc phục được hiện tượng bó phanh ở trên. Pít-tông bị han hay rỗ, nguyên nhân gây bó phanh cũng tương tự và việc khắc phục cũng tiến hành làm sạch như trên hoặc thay thế.
3. Đĩa phanh bị biến dạng
Do tác động ngoại cảnh vào đĩa gây biến dạng, khiến đĩa phanh không quay tròn đều mà có hiện tượng đảo. Khi đó má phanh luôn trong trạng thái ghì chặt vào bề mặt đĩa phanh gây bó phanh.
Cách khắc phục tạm thời đơn giản nhất là tháo má phanh bị bó ra, cho tới khi được sửa chữa hoàn toàn.
4. Hành trình của bàn đạp phanh bị điều chỉnh quá nhỏ
Trong quá trình sửa chữa hay bảo dưỡng xe, hành trình của bàn đạp phanh bị điều chỉnh quá nhỏ, khiến má phanh luôn tì vào trống phanh hoặc đĩa phanh. Khi đạp phanh sẽ gây ra hiện tượng bó phanh tức thời. Đối với trường hợp hành trình tự do không có, khiến má phanh luôn cà vào tang phanh hoặc đĩa phanh nhiều làm mòn má phanh, hao nhiên liệu và có thể dẫn đến dính phanh, gây kẹt cứng.
5. Má phanh nở do ngấm nước
Sau khi rửa xe, đi mưa hoặc bị ngập nước, nước lọt vào phanh gây nở má phanh dẫn đến khe hở má phanh, hành trình bàn đạp phanh giảm. Khi đạp phanh dễ gây bó tức thời. Trường hợp thường xuyên xảy ra với phanh tang trống là sau khi rửa xe hoặc đi mưa, xe được cất vào gara trong tình trạng kéo phanh tay. Má phanh đang ướt bị ép chặt vào trống phanh, gây nên tình trạng mút chân không, dẫn đến bó phanh.
Lời khuyên là nên phanh nhẹ cho khô má phanh trước khi cất vào gara, hoặc không kéo phanh tay khi phanh còn ướt. Để xe không bị trôi thì cách tốt nhất là cài vào số lùi (với xe số sàn) và chuyển về P (số tự động). Nếu chẳng may bị bó phanh trong tình huống này thì có thể xử lý bằng cách cài số lùi và cho giật xe đến khi phanh nhả ra.
6. Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số trường hợp khác có thể gây bó phanh liên quan đến sự cố kỹ thuật như hỏng lò xo hồi vị má phanh, hỏng xy-lanh tổng phanh. Những trường hợp này cần được kiểm tra và sửa chữa tại các gara uy tín.
Theo Thể Thao 247
Cách xử lý ôtô bị ngập nước để tránh mất thêm tiền Tài xế không nên cố khởi động xe sau ngập nước, gọi cứu hộ đưa về xưởng, kỹ thuật viên sẽ đánh giá hư hại, đưa phương hướng sửa chữa. Trời mưa bão, nước dâng cao trong nội thành khiến nhiều xe hơi bị ngập nặng. Nước không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ thống điện, làm bẩn nội thất, mà nghiêm trọng...