Cách xử lý nhanh khi xe ô tô mất phanh
Xe mất phanh là một trong các tình huống nguy hiểm nhất. Lúc này người lái cần biết được nguyên nhân để có phương pháp xử lý an toàn.
Phải giữ bình tĩnh
Mất bình tĩnh khi phát hiện sự cố về phanh chỉ làm bạn khó xử lý tình trạng mất phanh hơn thôi. Vì vậy, bạn cần phải thật bình tĩnh.
Luôn quan sát và bật đèn báo khẩn cấp
Không hoảng loạn và cũng không chăm chăm vào việc giảm tốc cho xe. Thay vào đó việc cần làm đầu tiên là quan sát diễn biến phía trước và sau xe để tránh gây va chạm. Ngay lập tức bật đèn báo khẩn cấp, nháy đèn pha và dùng cói báo liên tục để các phương tiện đang cùng lưu thông chú ý chủ động nhường đường.
Giảm chân ga
Xe mất phanh là trường hợp không thể sử dụng chân phanh để kiểm soát tốc độ của xe. Cách xử lý khi xe mất phanh được khuyên áp dụng nhiều nhất đó là bỏ chân ga hoặc giảm chân ga.
Xe mất phanh là trường hợp không thể sử dụng chân phanh để kiểm soát tốc độ của xe.
Tuy nhiên, nếu bạn đang di chuyển trong đường đông đúc hoặc đang xuống dốc thì người lái không nên bỏ chân ga mà chỉ cần giảm ga. Vì bỏ chân ga để xe chạy tự do càng khiến xe dễ va chạm với các phương tiện khác, gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.
Nếu xe bị mất phanh khi đang bật chế độ ga tự động Cruise Control, người lái nên tắt ngay Cruise Control và giảm ga.
Video đang HOT
Tuyệt đối không tắt máy xe
Khi xe ôtô mất phanh tuyệt đối không tắt máy xe. Bởi tắt máy xe sẽ làm xe bị mất trợ lực lái khiến người lái rất khó điều khiển xe để tránh các chướng ngại trên đường.
Hơn thế nữa, tắt máy xe nghĩa là xe không còn được hãm bởi động cơ và hộp số. Xe sẽ rơi vào trạng thái chạy tự do theo lực quán tính thì còn nguy hiểm hơn.
Chuyển xe về số thấp
Người lái có thể tận dụng phanh động cơ bằng việc chuyển xe về số thấp. Đối với xe hộp số tự động, người lái chỉ cần chuyển sang chế độ bán tự động, chế độ số thấp hoặc chuyển số qua lẫy chuyển số trên vô lăng. Đối với xe hộp số sàn, người lái chỉ cần chuyển cần số về số 1 hoặc 2.
Nhưng một vấn đề đặt ra đó là nếu xe đang chạy tốc độ cao đột ngột bị ép về số thấp có thể khiến xe bị vỡ máy, làm phá huỷ hệ thống truyền động lúc này càng nguy hiểm hơn.
Một số chuyên gia chia sẻ, khi xử lý xe mất thắng không nên cho xe về số thấp ngay từ đầu. Thay vào đó hãy chuyển số theo từng cấp hoặc 2 cấp. Chẳng hạn, xe đang ở số 5 thì có thể về số 4 hoặc 3, sau khi cảm thấy tốc độ ổn định hơn thì tiếp tục về số 2 hoặc số 1.
Dù xe mất phanh nhưng cũng hãy thử đạp phanh liên tục
Đạp phanh liên tục
Dù xe mất phanh nhưng cũng hãy thử đạp phanh liên tục. Bởi có thể xe mất phanh chỉ vì xe chỉ bị mất áp suất dầu phanh tạm thời. Đạp phanh liên tục có thể giúp lấy lại được áp suất dầu phanh.
Khi nhấn bàn đạp phanh cảm giác mềm và bàn đạp phanh bị thấp thì rất có thể xe mất phanh do sự cố đường ống dẫn dầu. Lúc này, bạn nên đạp phanh nhiều lần.
Phanh tay được thiết kế để sử dụng khi xe dừng hẳn. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp cũng có thể dùng phanh tay để tạo lực hãm.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phanh tay cần lưu ý chỉ sử dụng phanh tay để hãm khi xe đang chạy ở tốc độ rất thấp. Bởi sử dụng phanh tay khi xe đang chạy tốc độ cao có thể khiến xe bị khoá bánh, mất độ bám, bị trượt dài, dẫn đến các tình huống nguy hiểm như xe bị văng, xe bị mất lái.
Khi xe bị mất phanh người lái nên cố gắng đưa xe vào các con đường vắng, đường gồ ghề, nhiều sỏi đá… để xe giảm tốc hoặc kết hợp dùng cách đánh võng.
Trong trường hợp bất khả kháng, người lái nên chọn cách xử lý xe mất phanh cuối cùng đó là chủ động cho xe đâm vào một vật cản an toàn để xe dừng lại.
Mẹo khởi động xe trong tiết trời lạnh giá
Thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp sẽ khiến chiếc xe khó khởi động vào sáng sớm hay đôi khi các tay lái cũng gặp rắc rối khi chiếc xe cứ chây ỳ không chịu nổ máy sau vài phút "nghỉ ngơi" trên đường.
Vậy, tài xế cần nắm rõ những quy tắc khởi động xe trong ngày đông giá như thế nào. Dưới đây là một số gợi ý cho các bác tài.
Không đề quá lâu
Một điểm cần lưu ý đó là khi khởi động xe, không bắt hệ thống đề làm việc quá 20 giây. Nếu động cơ vẫn không hoạt động, ngừng đề một khoảng thời gian rồi làm lại.
Việc "cố gắng" đề có thể gây ra những thiệt hại cơ khí, hỏng hóc bộ đề do quá tải hoặc nhanh chóng khiến ắc quy hết điện năng.
Còn nếu nguyên nhân khó nổ của xe xuất phát từ ắc quy yếu thì bạn nên sử dụng ắc quy dự phòng để câu điện.
Thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp sẽ khiến chiếc xe khó khởi động vào sáng sớm
Giữ đầy bình nhiên liệu
Ngoài việc nên tìm những khu vực ấm áp để đỗ ôtô thì một trong những nguyên tắc cơ bản giúp tài xế có thể khởi động xe dưới thời tiết lạnh chính là việc giữ bình nhiên liệu luôn đầy.
Bởi vì, khi nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến hơi nước có thể ngưng tụ trong thùng nhiên liệu thành thể lỏng hòa vào nhiên liệu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của động cơ. Còn khi bình nhiên liệu đầy thì hơi nước trong thùng nhiên liệu cũng vì thế mà ít hơn và nguy cơ lẫn nước của nhiên liệu cũng giảm xuống.
Bật khóa điện nhiều lần để sấy nóng không khí
Trong thời tiết lạnh, tài xế nên mở khóa điện và để ở vị trí ON, đợi đến khi đèn báo sấy tắt. Lặp lại việc làm này khoảng 5-6 lần rồi sau đó đề sẽ khiến động cơ dễ nổ hơn.
Trong thời tiết lạnh, tài xế nên mở khóa điện và để ở vị trí ON, đợi đến khi đèn báo sấy tắt.
Khi động cơ đã nổ đừng vội đạp ga ngay, tài xế hãy từ từ đạp ga và khởi hành. Đồng thời, tài xế nên tắt những thiết bị không cần thiết như điều hòa, radio, hệ thống chiếu sáng...
Để động cơ làm việc ở chế độ không tải
Khi phải dừng xe chờ đèn đỏ, hoặc thời gian dừng không quá lâu, hay duy trì động cơ làm việc ở chế độ không tải. Động cơ làm việc ở chế độ không tải khiến nhiệt độ động cơ ổn định và có lợi cho quá trình nhiệt động học xảy ra trong động cơ. Đồng thời điều này không làm bạn tốn nhiều nhiên liệu hơn so với việc tắt máy và khởi động lại.
Những rắc rối thường gặp khi lái xe ô tô trong thời tiết mưa rét Lái xe ô tô trong điều kiện thời tiết mưa và lạnh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra tai nạn. Đồng thời khi trời mưa rét, ô tô cũng gặp khá nhiều vấn đề rắc rối mà chủ xe cần nắm rõ. Xe ô tô khó khởi động khi trời mưa lạnh Khi nhiệt độ xuống thấp, van xe ô tô...