Cách xử lý khi ô tô hết điện ắc quy
Trang bị đủ dụng cụ đồng thời nắm rõ các bước câu bình kích điện ắc quy, sẽ giúp các tài xế mới gạt bỏ mối lo khi ắc quy hết điện.
Ắc quy được xem là nguồn cung cấp điện khi động cơ ô tô chưa hoạt động. Thông thường, khi ô tô không sử dụng trong một thời gian dài hay tài xế quên tắt các thiết bị tiêu thụ điện năng như đèn pha, đầu DVD… trước khi rời khỏi xe, rất dễ làm cạn kiệt nguồn điện ắc quy. Đến khi cần đề máy, ắc quy không thể cung cấp đủ nguồn điện để khởi động động cơ.
Khi rơi vào tình huống này, các “tài mới” chưa có nhiều kinh nghiệm khắc phục sự cố trên ô tô thường lúng túng và nghĩ ngay đến việc gọi điện cho trung tâm cứu hộ. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ mất rất nhiều thời gian và làm gián đoạn hành trình nếu xe hết điện ắc quy tại những địa điểm ở xa trung tâm dịch vụ. Chính vì vậy, khi sử dụng ô tô các lái xe nên nắm rõ các bước câu bình kích điện ắc quy và trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để tự tay khắc phục sự cố này.
Các xử lý khi ô tô hết ắc quy ?
Trang bị dây câu bình điện trên xe
Với ô tô số sàn, khi ắc quy hết điện nhiều người thường sử dụng biện pháp đẩy cho xe chuyển động và kết hợp vào số để kích điện ắc quy. Tuy nhiên, cách làm này không mấy an toàn với điều kiện giao thông tại VN, đồng thời không thể áp dụng với ô tô trang bị hộp số tự động. Vì vậy, khi sử dụng ô tô, lái xe nên trang bị sẳn trên xe 2 sợi dây câu bình điện để sử dụng khi gặp sự cố ô tô hết điện ắc quy.
Dây cầu bình điện thường gồm 2 sợi tách biệt, trong đó dây màu đỏ để nối cọc dương ( ), dây màu đen để nối cọc âm (-). Nên chọn những loại dây dài khoảng 2 mét, có sẳn đầu kẹp để dễ dàng sử dụng.
Bên cạnh đó, tài xế nên nắm rõ vị trí đặt bình ắc quy trên xe để thao tác thuận tiện khi đấu nối. Phần lớn các mẫu xe hiện đều đặt ắc quy bên dưới nắp ca pô, trong khoang động cơ. Tuy nhiên, cũng có một số mẫu xe bố trí ắc quy ở khoang sau hay những vị trí ở khu vực khó tiếp cận, thường có thêm đầu kết nối với ắc quy kích.
Các bước đấu nối, kích điện ắc quy ô tô
Video đang HOT
Nhờ sự giúp đỡ từ các xe khác: Khi ô tô của bận hết điện ắc quy, hãy nhờ sự giúp đỡ của một xe khác trang bị ắc quy đủ điện để đấu nối, kích điện trở lại. Di chuyển sao cho chiếc xe vẫn hoạt động bình thường đỗ gần với xe hết điện ắc quy để dễ câu bình.
Nhờ sự giúp đỡ từ các xe khác
Vệ sinh khoang động cơ, các đầu cực ắc quy: Trước khi dùng dây câu bình điện, cần dung khan khô lau khoang động cơ cũng như vệ sinh 2 đầu cực của bình ắc quy để đảm bảo khả năng dẫn điện. Ngoài ra, nên kiểm tra xăng dầu rò rỉ phòng tình huống các đầu kẹp chập vào nhau có thể gây cháy nổ.
Tắt các thiết bị điện trên xe: Nên tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện năng như đầu DVD, quạt gió, đèn chiếu sáng… trên cả hai xe để đảm bảo ắc quy đủ tải trong quá trình câu bình.
Dùng dây câu bình: Trên các loại bình ắc quy ô tô hiện nay, cực dương kí hiệu màu đỏ hoặc dấu ( ) thường được thiết kế lớn hơn cực âm (-). Dùng một đầu kẹp của dây câu bình màu đỏ nối với cực dương của ắc quy bị hết điện. Đầu kẹp còn lại của dây màu đỏ nối với cực dương ( ) của ắc quy dùng để kích điện trên xe cứu hộ. Khi thực hiện thao tác này, cần chú ý không để các đầu kẹp chạm vào nhau hay chạm vào thân xe vì có thể gây nẹt lửa dẫn đến cháy nổ.
Tiếp theo, tài xế sử dụng một đầu dây câu bình màu đen nối với cực âm (-) trên ắc quy kích của xe cứu hộ. Đầu dây màu đen còn lại kẹp vào một bộ phận kim loại không sơn trên xe bị hết điện ắc quy.
Khởi động xe: Sau khi đã hoàn thành phần nối dây câu bình, tài xế khởi động xe cứu hộ trước. Cho động cơ hoạt động ở chế độ không tải khoảng 3 – 5 phút để sạc điện cho chính ắc quy trên xe cứu hộ cũng như ắc quy trên ô tô bị hết điện. Sau một vài phút, bắt đầu đề máy khởi động xe từng bị hết điện ắc quy. Nếu xe không khởi động được, hãy cố gắng đợi thêm vài phút sau đó thử đề lại máy cho đến khi xe khởi động được.
Tháo dây câu bình: Sau khi xe đã khởi động được, tài xế nên thao dây câu bình, lưu ý thao tác này nên cẩn thận, không để cho hai đầu dây chạm vào nhau có thể gây cháy nổ. Tiếp tục để động cơ xe hoạt động trong khoảng 10 – 15 phút, đồng thời không bật ngay các thiết bị tiêu thụ điện để đảm bảo đủ điện năng từ máy phát vào ắc quy.
Theo utobikes-vn
Mẹo "sơ cứu" laptop khi không may bị vô nước
Khi sử dụng laptop, đôi lúc sẽ có những sự cố vô tình xảy ra như bị đổ nước lên laptop. Trong trường hợp đó, nếu bạn có thể kịp thời nhanh chóng xử lý thì vẫn có thể sửa chữa được laptop của mình. Dưới đây là một số cách để giúp bạn "sơ cứu" laptop.
*Lưu ý: Đây là những cách để bạn tạm "sơ cứu" laptop khi có đủ dụng cụ, hiểu biết về cách lắp ráp phần cứng. Nếu không có đủ kinh nghiệm, hãy nhờ người có tay nghề hoặc tốt nhất là mang đến trung tâm bảo hành.
Các bước cơ bản cần làm khi laptop bị dính nước
Bước 1: Gỡ hết các bộ phận có thể tháo rời dễ dàng, rút phích cắm chuột và tất cả các loại dây cáp, đồng thời tháo hết các USB hay DVD.
Bước 2: Làm khô bên ngoài laptop bằng cách mở máy hết mức có thể, úp ngược lại và lau khô các vết ướt có thể nhìn thấy bằng khăn hoặc vải thấm nước.
Bước 3: Bạn nên tận dụng bảo hành nếu laptop vẫn còn trong thời hạn hoặc mang máy đến cửa hàng sửa chữa.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bước bạn có thể thử tự làm khô laptop nếu không muốn mang máy đi sửa. Lưu ý rằng nếu không cẩn thận bạn có thể sẽ làm hỏng máy.
Tháo rời laptop
Các laptop hiện đại ngày nay không dễ để có thể tháo rời các bộ phận. Tuy nhiên, nếu laptop của bạn có thể thì hãy thử các bước sau đây.
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy tháo pin bằng cách nhấn một nút/công tắc ở mặt dưới của laptop.
Bước 2: Nếu bạn nghi ngờ chất lỏng có thể tràn vào toàn bộ hệ thống, bạn hãy tháo rời cả RAM và ổ lưu trữ bằng những tấm bảng bên dưới laptop hoặc sử dụng tua-vít.
Bước 3: Kiểm tra các bộ phận đã tháo ra, trong đó các bộ phận bị ướt đều phải phơi khô. Nếu chất lỏng chỉ là nước thì bạn hãy lau sạch bằng cồn isopropyl 99%.
Bước 4: Hãy để các bộ phận trong một khu vực khô ráo và ấm sau một thời gian. Sử dụng quạt sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ nhưng bạn đừng dùng máy sấy tóc vì nó có thể gây ra một số vấn đề. Khi các bộ phận đã ráo hết nước, bạn hãy thử lắp lại máy và kiểm tra xem máy có hoạt động không. Nếu không thì bạn hãy mang nó đến cửa hàng sửa chữa.
Nếu laptop không thể tháo rời thì sao?
Trong trường hợp bạn sở hữu Surface Book 2, MacBook hoặc bất kì máy tính xách tay nào không thể tháo rời thì bạn chỉ còn cách mang nó đến trung tâm bảo hành hoặc các cửa hàng sửa chữa.
Trước khi mang máy đến cửa hàng sửa chữa, bạn có thể giữ máy lộn ngược và lau khô các vết nước có thể nhìn thấy bằng khăn. Sau đó đặt máy xuống một bề mặt khô thoáng, sự lựa chọn tuyệt vời nhất ở đây là một bao gạo lớn. Vì gạo sẽ hút các chất lỏng thông qua các khe hở của bàn phím. Bạn hãy đặt máy vào một bao gạo lớn ở trong một môi trường khô ráo và ấm, có thể kết hợp với quạt nếu muốn.
Lựa chọn các phụ kiện chống nước cho laptop
Để bảo vệ laptop, bạn hãy thử dùng lớp vỏ bảo vệ bàn phím bằng silicon hay nhựa trong suốt, hoặc vỏ bảo vệ máy tính xách tay chống nước. Ngoài ra, bạn có thể đặt máy trong một túi đựng laptop. Trong trường hợp bạn sử dụng vỏ bảo vệ, hãy chắc chắn rằng không để bất kì lỗ thông gió nào của laptop bị che khuất.
Nguồn: DigitalTrends
Muốn tăng độ bền đẹp của nồi áp suất đa năng, nhất định nên nhớ những mẹo và dụng cụ hỗ trợ này Nồi áp suất đa năng ngày càng xuất hiện ở nhiều gia đình bởi sự tiện ích của nó. Tuy nhiên để tăng độ bền, làm sạch nồi hiệu quả, bạn sẽ cần tham khảo những mẹo và dụng cụ hỗ trợ này. Nồi áp suất đa năng (instant pot) ngày càng là sự lựa chọn hoàn hảo, khiến nhiều bà nội trợ...