Cách xử lý khi con bị sốt sau tiêm phòng, mẹ vụng mấy cũng làm được
Sau khi tiêm phòng, một số bé sẽ gặp tình trạng sốt. Lúc này, mẹ nên bình tĩnh tìm cách hạ sốt cho con.
Tại sao sau khi tiêm phòng trẻ sơ sinh hay bị sốt?
Vacxin thực chất là mầm bệnh đã bị giết hoặc làm yếu đi, chúng được đưa vào cơ thể để kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh đó. Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh nào đó. Do vậy khi gặp các mầm bệnh trong vacxin, trẻ dễ bị sốt.
Tuy nhiên sốt không xảy ra ở tất cả các trẻ sau khi tiêm phòng. Nó còn phụ thuộc vào từng loại vacxin và thể trạng của trẻ.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Thật ra cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm chủng vacxin rất đơn giản và chúng ta hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà, đó chính là sử dụng khăn và nước ấm.
Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào cơ chế truyền nhiệt. Nước được sử dụng cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ từ 2 – 3 độ C. Khi đắp khăn ướt lên da, nhiệt độ cao trong các dòng máu dưới da sẽ truyền sang khăn và giúp trẻ hạ sốt.
Cụ thể cách thực hiện như sau:
-Dùng 5 chiếc khăn thấm nước ấm đắp lên 2 bên nách, 2 bên bẹn, còn 1 khăn lau khắp người trẻ. Đây là những vị trí có mạch máu lớn giúp cho việc truyền nhiệt qua da dễ dàng và nhanh chóng hơn.
-Thay khăn liên tục 2 – 3 phút một lần.
-Kết thúc sau khi đã lau được 30 phút. Lau khô người trẻ bằng khăn sạch, mặc lại quần áo mỏng và giữ phòng thoáng đãng.
-Tiếp tục theo dõi thân nhiệt trẻ 30 phút 1 lần.
Cách này chỉ dùng khi trẻ bị sốt dưới 38.5 độ C. Không dùng kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau và không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
Video đang HOT
Dùng thuốc
Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ thì mẹ cần dùng thuốc để hạ sốt cho con. Thuốc hạ sốt có thể dùng là Paracetamol hoặc Hapacol theo đường uống hoặc nhét hậu môn. Tùy theo số cân nặng của trẻ mà mẹ dùng liều lượng phù hợp, liều 10 – 15mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 5 giờ, tổng liều không quá 100mg/kg cân nặng trong 24 giờ.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng
Về cơ bản, sốt là phản ứng bình thường của cơ thể trẻ sau khi tiêm phòng và thường không kéo dài, hết sau 1-2 ngày nên cha mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu thấy con sốt li bì kéo dài, không đáp ứng với thuốc hạ sốt kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, bỏ ăn, phát ban thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
Về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng: Mẹ nên cho trẻ ăn đồ lỏng, dễ nuốt như cháo, mỳ, súp, cho ăn thành nhiều bữa để trẻ hấp thụ được dễ dàng hơn.
Sau 6 tháng con bắt đầu rất dễ bị ốm, chuyên gia mách mẹ cách tránh
Trẻ sau 6 tháng tuổi kháng thể được nhận từ mẹ sẽ dần yếu đi, vậy nên ngăn ngừa khả năng giảm miễn dịch cho trẻ ở giai đoạn này là rất quan trọng.
Trẻ qua 6 tháng tuổi, các kháng thể có từ mẹ sẽ dần bị tiêu hao dần trong cơ thể trẻ, thường dễ bị bệnh vì protein miễn dịch mà trẻ có được từ mẹ không còn khả năng đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Khi cơ thể chống lại các mầm bệnh khác nhau, sức mạnh cơ thể sẽ bị suy yếu, ta thường gọi là suy giảm khả năng miễn dịch.
Vậy làm thế nào để ngăn ngừa giảm khả năng miễn dịch của trẻ hơn 6 tháng tuổi, trong điều kiện sức khoẻ bình thường?
Theo các chuyên gia, dưới đây là những cách đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng để ngăn ngừa khả năng giảm miễn dịch ở trẻ sau 6 tháng tuổi.
Đảm bảo tiêm phòng đúng lịch cho bé
Trẻ sơ sinh có miễn dịch đối với nhiều bệnh vì trẻ nhận được kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên, thời gian có miễn dịch này chỉ tồn tại từ 1 tháng cho tới 1 năm. Do vậy, việc tiêm phòng là vô cùng quan trọng, giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống chọi lại bệnh tật.
Thêm vào đó, hầu hết các loại vắc xin mà bé tiêm đều được sản xuất từ vi rút hoặc vi khuẩn. Có như vậy mới kích thích cơ thể trẻ sản sinh ra kháng thể, không làm trẻ mắc bệnh. Để càng lâu, bỏ lỡ thời điểm tiêm phòng, trẻ sẽ dễ bị lây bệnh.
Tiêm phòng là việc vô cùng quan trọng, giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống chọi lại bệnh tật.
Cha mẹ chú ý giữ vệ sinh cá nhân
Đặc biệt nếu người lớn nên biết cách giữ vệ sinh cá nhân cũng là cách giúp giảm thiểu khả năng miễn dịch ở trẻ, sau khi từ ngoài về nhà, phải rửa tay sạch sẽ trước khi bế trẻ.
Một lưu ý quan trọng nữa trong cách chăm sóc trẻ là không nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với người đang bị bệnh, cảm cúm và cũng không nên thơm, hôn con trẻ. Cách thể hiện tình cảm này sẽ là đường lây truyền bệnh dễ nhất cho một đứa trẻ "non nớt".
Chuẩn bị chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo đủ dinh dưỡng
Về mặt dinh dưỡng, cha mẹ nên chuẩn bị chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau cho trẻ. Hàng ngày phải có cơm, mì, rau, thịt, sữa,... để cung cấp tốt nhất các chất, các nguyên liệu cho việc hình thành hệ thống miễn dịch của trẻ.
Nếu không thể tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ sau 6 tháng, mẹ nên cân nhắc chọn loại sữa bột có chứa men vi sinh và nucleotide cho trẻ, có lợi trong cải thiện khả năng miễn dịch.
Cha mẹ nên chuẩn bị chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau cho trẻ.
Cha mẹ cần cho trẻ vận động hợp lý
Thông qua vận động, tỷ lệ phối hợp giữa chất đạm và chất béo trong cơ thể của trẻ có thể được điều chỉnh để xây dựng hệ thống miễn dịch tốt hơn.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, nên cho trẻ vận động nhiều ở dưới đất. Còn khi bé được 2-5 tuổi, bé cần vận động khoảng 1 tiếng mỗi ngày.
Nhà cửa không nên quá sạch sẽ
Trẻ làm bất kỳ hành động nào của trẻ như: ngồi chơi dưới sàn nhà, bò trên sàn, hay ngậm đồ chơi,... đều khiến người lớn cảm thấy "không hợp vệ sinh" và ra sức ngăn cấm bởi suy nghĩ: Như vậy mới đảm bảo sức khỏe của trẻ.
Các chuyên gia khuyên rằng, cha mẹ không nên để nhà cửa quá sạch sẽ vì đôi khi em bé tiếp xúc mầm bệnh với số lượng ít sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kháng thể trong cơ thể trẻ và làm giảm số lần con bị ốm.
Đồng thời, các chuyên gia lưu ý rằng thay vì cha mẹ quá chú tâm đến việc dọn vệ sinh trong nhà, hãy đặc biệt lưu tâm đến việc thông gió thường xuyên, phòng ốc, không khí nên thoáng đãng, hạn chế cơ hội cho các bệnh truyền nhiễm do muỗi phát sinh.
Các chuyên gia khuyên rằng, cha mẹ không nên để nhà cửa quá sạch sẽ nhưng nên để trẻ sống trong môi trường không khí thoáng đãng, thông gió.
Chú ý trang phục cho bé, nên giữ ấm lưng
Các mẹ phải mất khá nhiều thời gian để mua sắm và lựa chọn trang phục cần thiết cho trẻ mặc dù không phải là một việc quá khó khăn.
Về trang phục của bé, trong trường hợp bình thường, nên giữ ấm lưng cho bé, không thấm mồ hôi, không dùng tay sờ vào. Nếu tay bé quá ấm có thể do con đang quá nóng nực.
Không nên cho trẻ uống thuốc bừa bãi
Trong trường hợp bình thường, trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 3 tuổi sẽ bị cảm từ 6 - 8 lần / năm, đây là tần suất tương đối bình thường, tất nhiên cha mẹ nên điều trị hợp lý cho trẻ.
Cha mẹ lưu ý, không nên cho trẻ uống thuốc bừa bãi, trẻ bệnh lại uống thuốc, về lâu về dài sẽ làm giảm sức đề kháng của con.
Sau khi trẻ được sáu tháng tuổi, một bệnh nhẹ như cảm lạnh thực sự là một cách để rèn luyện khả năng miễn dịch của trẻ. Cha mẹ không cần quá lo lắng, hãy chú ý đến việc cho con bú bình thường.
Nếu trẻ được vận động hợp lý, tỷ lệ phối hợp giữa chất đạm và chất béo trong cơ thể của trẻ có thể được điều chỉnh để xây dựng hệ thống miễn dịch tốt hơn.
Sau khi tiêm vaccine COVID-19, bị sốt hay không sốt thì tốt hơn? Sau khi tiêm vaccine COVID-19, nhiều người nghĩ bị sốt mới sinh kháng thể, điều này liệu có đúng? Theo BS.CKII Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, phản ứng của mỗi người với tác nhân bên ngoài là khác nhau. Do đó, sốt hay không sốt sau...