Cách xử lý khi bị nước tràn vào xe
Khi phải chạy qua các đoạn đường ngập, việc bị nước tràn vào trong xe là điều khó tránh, nhất là khi gặp sóng đánh từ xe đi ngược chiều. Điều cần làm ngay sau đó là nên đi bảo dưỡng nội thất.
Khi bị lọt nước vào trong xe ô tô, chắc chắn sàn xe là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Tuỳ theo mức độ nhiễm nước mà sẽ áp dụng các biện pháp vệ sinh làm sạch sàn xe khác nhau.
Nếu nước vào xe ô tô ít, chỉ làm ướt thảm lót sàn và ẩm nhẹ sàn xe thì có thể tự làm sạch tại nhà. Đầu tiên hãy tháo thảm lót sàn ra, đem xịt/giặt rửa và phơi khô. Còn sàn xe thì dùng máy sấy để sấy khô. Sau đó vệ sinh bằng bình xịt vệ sinh nội thất ô tô chuyên dụng.
Trong trường hợp nước vào sàn xe ô tô nặng thì nên tháo hết toàn bộ ghế để vệ sinh toàn bộ sàn xe. Bởi sàn xe ô tô thường được bọc nỉ. Chất liệu này rất nhạy cảm với nước. Nếu bị ẩm sẽ dễ bốc mùi, sản sinh vi khuẩn, nấm mốc.
Khi bị lọt nước vào trong xe ô tô, chắc chắn sàn xe là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất
Chưa kể nước vào trong xe ô tô quá nhiều còn có thể làm hư hại bọc sàn, các bông cách âm. Tấm kim loại của sàn xe rất kín, được dập tạo thành nhiều hình khối lồi lõm để tăng khả năng cách âm. Nên nếu nước chảy vào sẽ đọng thành các ngăn nước.
Do đó tốt nhất hãy tháo toàn bộ ghế xe, thảm lót sàn, bọc cẩn thận các dây điện. Nếu hư hại nghiêm trọng có thể tháo cả bọc sàn, lớp cách âm xe (nếu có) và làm lại sau khi đã vệ sinh. Sau khi đã tháo hết toàn bộ thì mở các lỗ thoát nước để thoát hết nước, xịt rửa loại bỏ chất bẩn, vệ sinh sạch sẽ. Tiếp theo dùng béc gió thổi khô, tra mỡ vào các bulong – đai ốc để bảo dưỡng, chống gỉ sét. Sấy sàn thật khô và lắp ráp lại như cũ.
Video đang HOT
Trường hợp ghế ngồi hay ốp cửa cũng bị dính nước thì vệ sinh luôn. Nên kiểm tra cả cốp phía sau, nước rò vào cốp sau xe ô tô nếu không sớm xử lý cũng dễ gây ẩm, bốc mùi hôi và gỉ sét sàn. Việc tháo ghế, vệ sinh toàn bộ nội thất ô tô khá phức tạp. Vì thế nên đưa xe đến garage để được xử lý chuyên nghiệp.
Hệ thống dây điện và các đầu cắm chạy quanh thân xe, ở khu vực bệ trung tâm rất dễ bị chập và cháy khi còn đọng nước bên trong. Các rắc nối cần được kiểm tra lại và xịt khô để đảm bảo độ tiếp xúc.
Hệ thống dây điện và các đầu cắm chạy quanh thân xe, ở khu vực bệ trung tâm rất dễ bị chập và cháy khi còn đọng nước bên trong
Cánh cửa xe bị ngập sâu sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hoạt động của các loa và dây dẫn, vì vậy quá trình vệ sinh phục hồi nội thất xe cũng không thể bỏ qua khu vực này.
Trên nhiều dòng xe, đặc biệt là xe Nhật, hệ thống điều khiển túi khí đặt ngay dưới sàn xe ở khu vực bệ trung tâm. Nước lọt vào có thể làm tê liệt hoạt động của hệ thống này.
Việc vệ sinh và kiểm tra phải được tiến hành hết sức cẩn thận bởi nếu không sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống túi khí.
Trên các dòng xe cao cấp, bộ bệ trung tâm là khu vực chứa rất nhiều hệ thống điều khiển phức tạp như hộp số, hệ thống điều khiển đa năng thông minh, đàm thoại…
Quá trình tiến vệ sinh phải được các chuyên gia có kinh nghiệm xử lý. Các bộ phận điều khiển dễ bị ngập nhất chính là những công tắc điều khiển ghế cùng hàng loạt động cơ/mô-tơ bên trong ghế. Nước làm cháy các mô-tơ và tê liệt bộ điều khiển ghế.
Bảo dưỡng các chi tiết của hệ thống điện và chiếu sáng không chỉ đơn giản là hút sạch nước và sấy khô thông thường, mà còn phải xem xét tình trạng hoạt động của chúng, khả năng xảy ra các rủi ro khi đường dây bị chập, hở hay ăn mòn tại các tiếp điểm, thao tác không thể thiếu với các dòng xe cao cấp là set-up lại hệ thống bằng máy quét lỗi.
Cách vệ sinh lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng
Nếu lọc gió bị tắc, động cơ có thể tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn và xe chạy chậm vì không được thông khí. Do đó, việc chăm sóc bộ lọc gió là một việc cực kỳ cần thiết.
Khi nào cần thay mới lọc gió động cơ?
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km. Tuy nhiên với điều kiện sử dụng thực tế cũng như môi trường ngày một ô nhiễm, chúng ta nên rút ngắn thời hạn kiểm tra chi tiết này.
Nên vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng/lần và thay mới sau 15.000 km. Tuy nhiên nếu trong lúc vệ sinh, nếu phát hiện lọc gió bị rách, ẩm mốc hoặc khó làm sạch, đó là lúc tài xế nên thay mới chi tiết này.
Theo nhà sản xuất khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km
Quy trình vệ sinh lọc gió
Chúng ta hoàn toàn có thể tự vệ sinh lọc gió động cơ ôtô tại nhà trong thời gian cuối tuần rảnh rỗi. Quy trình tự vệ sinh lọc gió động cơ ôtô như sau:
Bước 1: Xác định vị trí lọc gió trong khoang động cơ
Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt. Chúng ta chỉ cần dò theo đường ống này sẽ đến được vị trí của bộ lọc gió động cơ. Nhà sản xuất thường đặt lọc gió trong một hộp bảo vệ được thiết kế tròn hoặc vuông.
Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt
Bước 2: Tháo lọc gió khỏi hộp bảo vệ
Tùy thuộc nhà sản xuất mà hộp bảo vệ được thiết kế dạng ngàm giữ hoặc dạng ốc xiết. Chúng được thiết kế đơn giản để có thể dễ dàng tháo ra bằng tay hoặc bằng cờ lê. Lọc gió nằm ngay dưới nắp hộp bảo vệ và chúng ta có thể lấy ra bằng tay.
Bước 3: Vệ sinh lọc gió
Dùng vòi xịt hơi để thổi sạch các bụi bẩn bám trên lọc gió. Xịt từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Lưu ý không được làm sạch lọc gió bằng nước hay bất kỳ dung dịch hóa chất làm sạch nào. Ngoài ra, không dùng cọ, chổi hay vật nhọn để chùi sạch các vết bẩn trên lọc gió, vì có thể khiến lớp màng lọc của lọc gió bị rách và mất tác dụng.
Bước 4: Lắp lọc gió trở lại vị trí ban đầu
Trước khi lắp lọc gió về vị trí ban đầu, chúng ta dùng khăn khô lau sạch các bụi bẩn bám bên trong hộp bảo vệ. Sau đó xiết lại các đai ốc hoặc ngàm giữ như lúc ban đầu.
Những thói quen xấu khi lái xe khiến ô tô nhanh hỏng Nhiều thói quen tưởng chừng như không ảnh hưởng gì nhưng nếu để lâu ngày có thể làm chiếc ô tô của bạn hao mòn rất nhanh chóng. Dưới đây là một số thói quen có thể làm xe ô tô của bạn nhanh hỏng. Đạp phanh liên tục khi xuống dốc Đây là thói quen xấu khiến má phanh và đĩa phanh...